31/05/2017, 13:17

Văn học nước ngoài lớp 9

Tuyển chọn những bài văn mẫu Văn học nước ngoài lớp 9! Chúc các em đạt điểm cao khi tham khảo các bài viêt tại nhungbaivanhay.net Phân tích và nêu cảm nhận về bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” của Viện sĩ Hi-pô-lít Ten. DÀN Ý ...

Tuyển chọn những bài văn mẫu Văn học nước ngoài lớp 9! Chúc các em đạt điểm cao khi tham khảo các bài viêt tại nhungbaivanhay.net

 

Phân tích và nêu cảm nhận về bài “Chó sói và cừu trongthơ ngụ ngôn của La Phông-ten” của Viện sĩ Hi-pô-lít Ten.

DÀN Ý

Văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” là của Hi-pô-lít Ten (1828-1893), viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, nhà nghiên cứu văn học, vị triết gia, sử gia lỗi lạc của Pháp trong thế kỉXIX.

Qua văn bản này, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa Buy-phông (1707-1788), nhà vạn vật học và La Phông-ten (1621-1695), nhà thơ ngụ ngôn Pháp khi nói về con chó sói và con cừu.

Phần thứ nhất nói về con cừu.

Buy-phông trong công trình khoa học của mình, đã mô tả và chỉ ra những đặc tính tự nhiên của con cừu như ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, co cụm lại với nhau, sợ sệt và đần độn. Chỉ biết đứng nguyên trong mưa hay trên tuyết. Chỉ biết làm theo con đầu đàn; nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hay bị chó xua đi.

Còn La Phông-ten trong bài thơ ngụ ngôn của mình, đã chỉ ra đời sống tâm hồn của con cừu. Con cừu rất “thân thương và tốt bụng”. Nghe tiếngcừu con kêu thì cừu mẹ liền chạy tới, nó có thểnhận ra con mình trong đàn cừu, nó đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy cho con bú xong, với vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng. Có thể nói, hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten còn ngụ ý về tình mẫu tử và đức hy sinh của người mẹ trong cuộc đời. Đúng như Hi-pô-lít Ten đã nói: “La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế...”.

Phần thứ hai nói về con sói.

Chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Mắt thì lấm lét, cơ thể gầy gò, bị truy đuổi. Nó là “một gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn”.

Buy-phông đã nói lên bản năng của chó sói, một con thú dữ, hoang dã. Chúng chỉ biết kết bầy lúc săn mồi, khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi thì mỗi con một nơi, sống lặng lẽ và cô đơn. Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rừng rợn, mùi hôi gớm ghiếc... là đặc tính tự nhiên của loài sói.

Sói trong thơ La Phông-ten là một bạo chúa. Hắn vu khống đặt điều. Hắn gầm lên. Và cuối cùng “Sói nhai Chiên nhỏ, chẳng cần đôi co”. Nếu nhà bác học Buy-phông chỉ nhìn thấy sói là con vật có hại thì nhà thơ với đầu óc phóng khoáng và trí trưởng tượng đã phát hiện ra những khía cạnh khác: con sói độc ác mà khổ sở, thường bị mắc mưu, vụng về, bị đói meo, và vìđói mà hoá rồ!

Buy-phông “dựng một vở bi kịch về sự độc ác” (thú dữ hoang dã), còn La Phông-ten “dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” (bị đói khát, thường bị mắc mưu và ăn đòn).

Qua sự so sánh và khám phá, văn bản của Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những phán đoán về đặc tính, về tính chất của sự vật. Văn bản nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng.

“Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” trong thơ ngụ ngôn là một văn bản nghệ thuật. Chó sói là một bạo chúa, độc ác, quỷ quyệt. Cừu là một thần dân, một vật tế thần đau khổ, đáng thương.

Học thơ văn, ta cần nắm rõ đặc trưng của văn bản nghệ thuật, đó là ngôn ngữ hình tượng và biểu cảm được tưởng tượng, hư cấu.

BÀI THAM KHẢO

Giới thiệu một vài nét về nhà thơngụ ngôn tài ba La Phông- ten (1621-1695)

La Phông-ten là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp, sinh tại Sa-tô Chi-e-ri trong gia đình một người quản lí rừng. Mẹ mất sớm, thừa hưởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Học xong ở Paris, ông trở vềquê nối nghiệp của cha quản lí khu rừng ở địa phương, sống với nhưng người lao động nghèo khổ.

Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và thật sự tinh tế, sinh động khi ông miêu tả thiên nhiên hay khi viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, câybắp cải cũng như lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo, ông có kiến thức uyên bác cả về thiên nhiên và xã hội. La Phông-ten giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác vì vậy ông không được vua Lu-i XIV ưa thích. La Phông-ten sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau: truyện, thơ, tiểu thuyết, kịch... nhưng ông lại nổi tiếng thếgiới với tập thơ Ngụ ngôn (1666-1694) gồm 12 quyển. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1683.

Văn phong La Phông-ten giàu chất thơ, dí dỏm và hàm súc, đa nghĩa. Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành 5 tập, nổi bật bởi tài kể chuyện. Thơ ngụ ngôn của La Phông-ten tiêu biểu cho bút pháp của ông: nhẹ nhàng, linh hoạt, uyên bác, lúc hài hước, dí dỏm, có khi mơ mộng, phóng túng. Ngụ ngôn của ông kết hợp hết sức nhuần nhuyễn các thểthơ khác nhau, từ thể thơ 12 âm tiết đến 7, 8, 10 âm tiết, đôi khi có cả những câu thơ rất ngắn 2 hay 3 âm tiết diễn tả rất linh hoạt các tình huống khác nhau của cuộc sống. Thơ ngụ ngôn mang tính chất dân tộc sâu sắc của La Phông-ten là biểu tượng của nền văn học Pháp. Rất nhiều bài nổi tiếng được truyền tụng từ đời này sang đời khác và trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống khác nhau của cuộc sống: Ve và kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non; Thần Chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho; Gà trống và cáo; Ông già và các con; Gà mái đẻ trứng vàng; Thỏ và rùa; Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột.v.v...

La Phông-ten kế thừa truyền thống sáng tác của các nhà ngụ ngôn trước ông như Ê-đốp (HyLạp), Ba-bri-ux (Sy-rie), Phe-đrô (La Mã) và sáng tạo nên nhiều hình tượng mới có tính chất thời đại. Mỗi bài ngụ ngôn của La Phông-ten gồm hai phần: phần chính giống như một màn kịch nhỏ có thắt nút, cởi nút và phần rút ra bài học thường chỉ là một vài câu ngắn gọn. Dưới ngòi bút của ông, các con vật như sư tử, hổ, báo, cáo, gà, mèo, chuột, ve... được nhân cách hóa, cũng biết yêu, ghét, thiện và ác. Xã hội loài vật trong Ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Phông-ten đang sống, với đủ mọi cung bậc, tầng lớp, với những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó, từ những người thấp cổbé họng đến những kẻ quyền cao chức trọng, và cao nữa là Đức vua - Sư tử. ông ca ngợi trí thông minh, lòng nhân hậu của người lao động, phê phần thói kiêu căng của bọn quý tộc, thói đạo đức giả của giới tu sĩ, thái độ nịnhtrên nạt dưới của bọn quan lại, tính hám danh, xu nịnh của tầng lớp tư sản. Hình ảnh Vua-sư tử trong Ngụ ngôn của ông tượng trưng cho sự tác oai, tác quái của giai cấp thông trị. Trong thơ La Phông-ten ngay cả những vật vô tri như cánh rừng, dòng suối cũng có tiếng nói và tâm tình như con người khiến thơ ông ngoài tính chất phê phán, chiến đấu còn mang tính trữ tình sâu sắc.

La Phông-ten trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi và mọi thời đại và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên những giá trị thời sự sâu sắc.

Cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” (Rô-bin-xơn Cru-xô của Nhà văn Đi-phô)

BÀI LÀM

“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” trích chương mười tiểu thuyết “Rô-bin- xơn Cru-xô” của nhà văn Đi-phô người Anh trong thế kỉ XVIII. Tác phẩm lúc đầu mang một cái tên dài “Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cruxô”. Phiêu lưu và tự truyện là hai tính chất nổi bật của tác phẩm này. Đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” cũng như toàn bộ cuốn tiểu thuyết thấm nhuần một vẻ đẹp nhân văn, vừa cảm thông với sự rủi ro, bất hạnh của một con người, vừa ca ngợi sức sống mạnh mẽ, đầy nghị lực và sáng tạo của một thanh niên giữa một thiên nhiên hoang dã, ngoài hoang đảo.

Nhiều năm tháng đã trôi qua, Rô-bin-xơn sống một mình giữa hoang vu. Trước mắt vẫn là những chặng đường đầy thử thách, Anh nói: “Tôi sống yên ổn trên đảo chịu đựng số phận của mình hơn một năm nữa”. Ta như đang nghe tiếng anh thầm thì kể lại những nếm trải cay đắng ngọt bùi. Tiếng anh như chìm đi trong sóng gió đại dương đang bủa vây hoang đảo.

Anh đã nói với chúng ta những gì anh đã làm và anh đã sống trong ngót 3 thập kỉ. Cô đơn, thú dữ, bệnh tật, thiếu thốn... Không thể chết được! Phải sống và biết cách sống. Vốn là một thanh niên ưa mạo hiểm, thích làm giàu, giờ đây hoàn cảnh khắc nghiệt đã rèn luyện anh trở thành một con người “lành nghề trong nhiều ngành thủ công”. Anh làm việc không mệt mỏi để không còn thì giờ “nghĩ ngợi vẩn vơ”. Đó cũng là một phương pháp tư tưởng đúng đắn tích cực. Nhờ thế, anh đã trở thành một thợ nặn rất khéo, nặn được đủ thứ vật dụng, từ chum vại, bình vò đến bát đĩa. Anh đã trồng được thuốc lá để hút, giờ đây lại nặn cái tẩu “tuyệt mĩ” nữa, vì thế anh vô cùng “thích thú”. Anh dùng cây miên liễu để đan lát, đan thúng để quảy mồi săn được, hoa trái kiếm được. Đan bồ đựng thóc, đan được nhiều đồ dùng khác nữa. Nói lao động là sáng tạo, lao động phát triển năng khiếu thẩm mĩ của con người. Trường hợp đối với Rô-bin-xơn là hoàn toàn đúng đắn.

Ởđời, những kẻ yếu hèn dễ bị những thử thách khó khăn quật ngã. Với Rô-bin-xơn anh đã trải qua một vạn ngày cô đơn trên hoang đảo rồi! Tuổi trẻ đã trôi qua. Thếlực và chí khí đã haomòn. Chặng cuối cùng bao giờ cũng vậy, khó khăn thử thách như được nhân lên một cách ghê gớm “Thuốc đắng cạn liều càng thấy đắng - Đường gay cuối chặng lại thèm gay” (Hồ Chí Minh). Đó là quy luật. Rô-bin-xơn cho biết hoàn cảnh mình: “Thuốc đạn càng ngày càng khan, thực phẩm cũng vơi dần”.Bướcsang năm thứ mười một ở trên đảo, anh đã bắt tay vào việc chăn nuôi, sau khi đã trồng lúa, trồng mạch thành công. Anh đã đánh bẫy dê rừng, làm chuồng và nuôi nấng, thuần dưỡng dê. Chỉ ba năm sau, anh đã có một đàn dê lên tới bốn mươi ba con để giết thịt ăn dần. Vừa giàu chí khí, vừa giàu sáng tạo và khéo tay, anh đã biết vắt sữa, làm bơ, làm pho mát, thuộc da dê may quần áo, trồng hoa quả. Anh đã nói về đời sống vật chất của mình trên hoang đảo sau những năm dài vật lộn, với tất cả niềm vui ánh lên tự hào:

“Các bạn thử nghĩ, một mình trên hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bữa ăn thường ngày có bánh mỳ, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát; tráng miệng thì có các thứ hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô thiết tưởng cũng thịnh soạn, không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn”.

Rô-bin-xơn đã không bị thiên nhiên hoang đảo khuất phục, trái lại anh biết dùng trí tuệ, đôi bàn tay và ý chí của mình - của con người - để cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ đời sống mình. Việc nuôi dưỡng và thuần dưỡng dê rừng của Rô-bin-xơn là một kì công. Sữa tươi, pho mát, bơ, áo da mà anh làm ra là thành quả lao động trong gian khổ và côđơn. Người đọc gần ba trăm năm nay trên trái đất vô cùng khâm phục anh - một con người bất hạnh mà vĩ đại.

Phần sau của chương mười nói về “một vài nét hình thù “chúa đảo” khi đi chu du trong địa hạt mình”. Đây là bức chân dung tự hoạ rất hóm hỉnh giàu giá trị nhân bản. Có một điều rất thú vị là trên cái “vương quốc” hoang đảo này, chỉ có một vị “chúa đảo” làRôbinxơn, chỉ có một thần dân, đó cũng là Rôbinxơn. Anh đã nói về trang phục, về mày râu của mình. Ta có thể đi theo vị “chúa đảo” mà chiêm ngưỡng. Bộ quần áo bằng da rất kì lạ, có thể làm “kinh sợ” hay “bò ra mà cười” ai đó khi lần đầu bắt gặp. Cái mũ bằng da dê “cao lêu đêu”. Một cái áo chẽn cũng cắt bằng da dê mà “tà áo chấm ngang đầu gối” rất quý tộc! Cái quần ngắn may bằng da dê đực già, lông dê dài lê thê, buông thõng đến mắt cá, thành ra quần đùi mà không khác quần dài. Cái thắt lưng cũng bằng da dê “hình dáng lạ lùng” để đựng đạn ghém và đựng thuốc súng, đeo lủng lẳng bằng một dây da vòng qua cổ. Đây là những nét miêu tả rất hiện thực nói lêncuộc sống của con người nơi hoang đảo về trang phục, hình hài đã trở nên “cổ quái” kì dị. Vì thế, mặt chàng Rô-bin-xơn càng ngày càng “rám nắng, đen sạm lại”. Râu thỉnh thoảng được cạo nhưng vẫn đâm ra tua tủa như “chổi xể”. Trên mép là một cặp ria theo kiểu Thổ Nhĩ Kì “vừa dài vừa rậm khác thường”. Chó vốn là một vật nuôi vô cùng tinh khôn. Rô-bin-xơn có một chú chó như một người bạn, một vệ sĩ rất trung thành với chủ, từng chia ngọt sẻ bùi với chủ, mà nay, có lúc nhìn “lệ bộ” da dê, râu ria của Rô-bin-xơn, nó có vẻ “kinh ngạc, khiếp sợ”, nó nghi nghi hoặc hoặc, sợ hãi, dò xét “con vật quái dị kia là bạn hay là thù”. Đó là chất hoang dãlấn chiếm, hoang dã hoá con người. Phải có một sức mạnh to lớn lắm mới chế ngự và hạn chế sức mạnh ghê gớm của thiên nhiên nơi hoang đảo.

Nhân vật “tôi” tự kể chuyện mình. Một giọng văn trầm, có lúc thoáng buồn, có lúc hài hước. Một trang đời vất vả, cay đắng cũng có khoảnh khắc “thịnh soạn” đàng hoàng. Cái rủi ro phải trả giá cả một đời thanh xuân trong cô đơn và gian nan. Rô-bin-xơn hiện lên với sức mạnh của một con người chân chính. Anh đã khẳng định cho mọi người tìm được một bài học: dám sống và biết cách sống; sống một cách mạnh mẽ, dũng cảm và sáng tạo trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Có người đã từng ngợi ca Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bài ca lao động sáng tạo hào hùng của con người. Rô-bin-xơn đã phiêu lưu và mạo hiểm. Cái vĩ đại và đáng quý nhất ở anh là anh đã sống đẹp như một con người chân chính.

Đọc xong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, em có cảm nghĩ gì? Hãy phát biểu.

BÀI THAM KHẢO

Em mê nhân vật Rô-bin-xơn từ ngày đọc truyện cùng tên của nhà văn Đ.Đi-phô. Được học đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” em càng thấy mê hơn, thích nhân vật này. Đó là một tấm gương sống lạc quan, sáng tạo, say mê làm việc với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Trong đoạn trích, Rô-bin-xơn sống đã trên mười năm ngoài hoang đảo. Điều làm em kinh ngạc là hơn mười năm không gặp đồng loại, không trò chuyện cùng ai ngoài những câu ngắn nói với con chó mà Rô-bin-xơn vẫn sống bình thường, cân bằng. Chỉ riêng việc chiến thắng nỗi cô độc, sự cô đơn đã là một kì tích của Rô-bin-xơn. Chắc chắn anh phải có bí quyết sống mạnh mẽ, một bộ thần kinh thép mới có thể đạt tới kì tích ấy. Liều thuốc thần dược, bí quyết sống của anh thật đơn giản: làm việc và làm việc. Trong đoạn trích, anh đã kể suốt thời gian đó, tôi không ngồi rỗi, bằng lòng với những thứ mình đã có. Tôi vẫn làm việc không mệt mỏi.

Tôi saysưa với công việc, không còn nghĩ vẩn vơ. Như vậy, công việc không chỉ mang lại cho Rô-bin-xơn những sản phẩm bảo đảm cuộc sống. Nó còn tạo nên niềm vui, sự hứng khởi, nuôi dưỡng niềm hi vọng vào ngày gặp lại đồng loại, trở về với bạn bè, gia đình, xã hội.

Rô-bin-xơn ngày càng lành nghề trong nhiều công việc thủ công. Sự kiên trì, khéo léo, trí thông minh, tài sáng tạo của anh làmem luôn luôn đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác, cuối cùng chỉ còn biết bái phục. Anh kể, trước kia không biết nặn nhưng cuộc sống buộc anh phải sáng tạo ra các thứ đồ dùng để chứa thức ăn, thức uống, lương thực. Anh tập nặn và cuối cùng nặn rất khéo. Ngoài bát đĩa, bình vò thường dùng, anh còn nặn một cái tẩu hút thuốc. Phải nói đó là một công trình sáng tạo đặc biệt dù nó còn thua xa thứ tẩu vẫn bán ở phố. Anh thấy tự hào tôi rất thích thú với cái tẩu hút thuốc, tôi đã có thuốc lánay lại có cả tẩu để hút. Cũng trong hoàn cảnh đó, anh là người thợ đan giỏi. Bằng một thứ miên liễu, anh đã đan được thúng, được bồ và nhiều đồ dùng khác. Anh còn trở thành người thuần dưỡng dê và kiên trì nhân số lượng dê từ hai con lên đến trên bốn mươi ba con dê. Anh tự mày mò tập vắt sữa, làm phó mát... Bằng bàn tay khéo léo và khối óc thông minh, Rô-bin-xơn đã làm cuộc sống từ chỗ thiếu thốn đến chỗ no đủ. Anh đã sống và biết làm cho cuộc sống đó ngày càng đàng hoàng, hạnh phúc. Anh đã có đủ lương thực, thực phẩm, hoa quả dùng cho bữa ăn không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn. Kết quả việc làm Rô-bin-xơn làm em liên tưởng đến kì tích của một nhân vật trong truyện cổ Việt Nam: anh chàng Mai An Tiêm. Bịđày ra đảo hoang, An Tiêm với hai bàn tay sáng tạo và cần cù của mình cũng tạo lập nên cuộc sống no đủ, và còn phát hiện ra giống dưa quý. Đó là hai con người, ở hai chân trời khác nhau, nhưng đều là hai thần tượng của em, từng cổvũ em trong những lúc gặp khó khăn.

Rô-bin-xơn còn là một người có tính hài hước. Em đã thích thú, thậm chí có lúc cười thành tiếng khi đọc đoạn anh miêu tả bộ quần áo kì dị của ông “chúa đảo”, bộ quần áo đến con chó cũng kinh ngạc, nghi nghi hoặc hoặc. Đó là thành quả của tài năng và sức lao động kiên trì của anh trong bao nhiêu lâu. Vì thế, em vừa thích thú song lại vừa khâm phục anh khi ngẫm nghĩ về bộ quần áo ấy. Chi tiết vui nhộn nhất có lẽ là bộ ria kiểu Thổ Nhĩ Kì của anh. Nó vừa dài, vừa rậm, tô thêm nét cổ quái cho khuôn mặt anh.

Rô-bin-xơn là một nhân vật văn học song em cứ nghĩ như mình đã gặp anh đâu đó trong cuộc sống. Bởi những đức tính của anh, lạc quan, thông minh, sáng tạo, cần cù, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để tạo lập nên cuộc sống đàng hoàng, có ích, là đức tính cần thiết cho mọi người ngay cả khi họ sống trên đảo hoang và giữa đồng loại. Em càng yêu quý nhân vật này.

Hãy phân tích nhân vật Phi-líp trong truyện “Bố của Ximông” của Guyđờ Môpátxăng (Văn 9 - tập 2).        

BÀI THAM KHẢO

“Bố của Ximông” là một truyện ngắn hiện thực khá hay của Guyđờ Môpátxăng. Truyện này nói lên nỗi đau khổ của em bé Ximông và mẹ em vì những thành kiến, thói tục cổ lỗ, khi Ximông không rõ bốmình là ai và niềm sung sướng tràn ngập khi em được nhận chú Phi-lip làm bố. Đặc biệt, truyện đã đề cao tấm lòng nhân hậu của Philip - người thợ rèn đáng quý mến.

Hành động nhận làm bố Ximông của chú bị một số người cười chê là khờ dại. Thật ra, đó là một việc làm nhân đạo, cao cả. Vì chính việc làm này đã mang lại nhiều sung sướng, hạnh phúc cho Ximông, cứu em thoát khỏi cái chết. Bởi lẽ ngay từ ngày đầu tiên đi học ở trường, Ximông đã bị đám bạn bè độc ác, vô ý thức đùa cợt, trêu chọc về việc em không có bố. Bị chế giễu, bị đánh đập, Ximông tức giận nên ném đá vào bọn chúng rồi bỏ đi ra bờ sông. Em đã khóc ròng và nghĩ đến việc nhảy xuống sông cho chết đuối. Em ngắm đàn cá bơi lội, em bắt con nhái chơi, nhưng cái ý định tự tử ấy cứ lởn vởn mãi. Em lại khóc, người em cứ run lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được bài kinh vì những cơn nức nở lại dồn dập, xôn xang, choáng ngợp lấy em. Đang lúc đau khổ như thế thì Ximông gặp chú Phi-lip. Biết được tình cảm của em, chú ấy đã dẫn em về nhà. Trước mặt mẹ Ximông chú đã trả lời câu hỏi của em mạnh mẽ và dứt khoát: Có chứ, chú có muốn. Thế là lần thứ nhất chú Phi-lip đã cứu Ximông ra khỏi cơn tuyệt vọng, giành em ra khỏi tay thần chết.

Tuy nhiên, đối với chú Phi-lip, lúc đầu chú nghĩ đây là một việc làm nhất thời, cố để an ủi cho Ximông trong phút giây thoát khỏi cơn tuyệt vọng. Nhưng sau đó, đến lúc Ximông đến nói với chú tại lò rèn: Bố Phi-lip này, lúc nãy thằng con bác Micốt bảo cho rằng bố không phải là bố của con hẳn hoi vì bố không phải là chồng của mẹ. Lúc này, không còn là nhất thời nữa rồi! Vấn đề đặt ra trước chú Phi-lip lúc này là một vấn đề nghiêm túc. Ximông lại có thể đứng trước tình thế tuyệt vọng một lần nữa, nếu như chú Phi-lip xem lời nói của mình lần trước là lời nói đùa. Chính các bác thợ rèn đồng nghiệp của chú Phi-lip, những vị thần khổng lồ ấy đã giúp chú vượt qua định kiến đối với mẹ Ximông. Chị ta lầm lỗi không phải do lỗi ở chị ta, để đi đến quyết định cuối cùng: ngỏ lời cầu hôn với người phụ nữ đáng thương mến này. Việc làm của chú Phi-lip đã mang lại cho Ximông hạnh phúc thật sự, cậu bé nhờ đó đủ nghị lực đểtuyên bố với các bạn cùng lớp: bố tớ là Phi-lip Rêmi (bác thợ rèn) và bốtớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ.

Chú Phi-lip và các bác thợ rèn trong truyện ngắn này được Guyđờ Môpatxăng miêu tả như các vị phúc thần. Chú đã giải thoát cho Ximông khỏi nỗi đau khổ của em và mang lại cho em hạnh phúc. Việc làm ấy cũng giúp cho mẹ Ximông thoát khỏi đau khổ do lầm lỡ. Chú Phi-lip và các bác thợ rèn đã nói và làm theo tiếng gọi của lương tri, thoát khỏi những thành kiến hẹp hòi, cổ hủ. Việc làm của họ như là đại diện cho sự công bằng, cho lòng nhân ái, giúp cho các nhân vật bị đau khổ, bất hạnh khỏi đau khổ và có hạnh phúc. Hình ảnh của họ thật đẹp, thật hào hùng mà cũng nhân hậu xiết bao.

Có ý kiến cho rằng việc làm của chú Phi-lip: nhận làm bốcủa Ximông và làm chồng của mẹ em bé này thật là khờ dại. Không đúng. Phải nói đây là một việc làm nhân đạo, cao cả, xuất phát từ một tấm lòng yêu thương rộng lớn, đồng cảm sâu sắc đối với cảnh ngộ đáng thương mến của Ximông và của em bé này. Chú đã khơi dậy trong lòng người đọc tình cảm quý mến đối với việc làm tốt đẹp, thấm đẫm tình người của một người lao động nhân hậu, cao cả.

Nguồn:
0