18/06/2018, 13:16

TRƯƠNG TÍCH THUẦN

Trương Tích Thuần, tự Thọ Phủ, người Hà Bắc, Diêm Sơn, một nhân vật đại biểu trọng yếu của phái Đông-tây y học hội thông, vào cuối đời Thanh đầu Dân quốc. Ông ra đời ở một nhà thư hương nhiều đời theo Nho học. Cha là Trung Đơn Đình giỏi thi, có viết quyển ‘Liên Hương Trai Thi Cảo’. Ông ...

Trương Tích Thuần, tự Thọ Phủ, người Hà Bắc, Diêm Sơn, một nhân vật đại biểu trọng yếu của phái Đông-tây y học hội thông, vào cuối đời Thanh đầu Dân quốc. Ông ra đời ở một nhà thư hương nhiều đời theo Nho học. Cha là Trung Đơn Đình giỏi thi, có viết quyển ‘Liên Hương Trai Thi Cảo’. Ông từ nhỏ thông minh hơn người, lớn lên đi học, kinh sử thi từ, môn nào cũng học sâu. Năm 10 tuổi, ông đã làm được bài thi ‘Nguyệt Tống Mãn Cung Sầu', rất được cha tán ' thưởng. Vậy mà ứng thí hai lần ông đều không đỗ, bèn bỏ học Nho chuyển qua học y. Phàm sách kinh điển y học và học thuyết của danh gia các đời, ông đều thuộc và có nghiên cứu, cho nên hay dung hòa cổ kim, nhiều lần trị khỏi bệnh trầm kha (nặng), ngày càng nổi tiếng danh y. Năm 1911, ông đáp lời mời của Thống lĩnh trú quân tại Đức Châu nhiệm chứùc Quân y chính. Năm 1918, Bộ trưởng Nội chính thiết lập Trung y viện Lập Đạt tại Thẩm Dương, mời ông làm Viện trưởng. 'Y viện này thục là một Trung y viện thứ nhất trong lịch sử. Trong thời gian ở đây, ông đã từng nhiều lần trị mạnh những bệnh nặng mà y sinh Nhật Bản chẩn đoán cho là bất trị, làm chấn động giới Tây y. Năm 1927, lại được ủy nhiệm làm Xứ trưởng quân y xứ liên quân Trục Lỗ (chức này trước do nhân viên Tây y đảm nhiệm). Vì có danh vọng rất lớn nên ông được nhiều báo chí mời viết bài, như: ‘Phụng Thiên Y Học Tạp Chí' Thượng Hải Trung Y Tạp Chí’, ‘Y Giới Xuân Thư', Hàng Châu ‘Tam Tam Y Báo’, Hán Khẩu ‘Trung Tây Y Học Tạp Chí’, ‘Tân Gia Ba Y Học Tạp Chí’. Người thời ấy tôn xưng ông và ba người nữa Lục Tấn Sanh, Dương Như Hầu, Sư Úy Nhiên là ‘Y Lâm Tứ Đại Gia’; lại cùng với Tuồng Như Lôi, Trường Sinh Phủ là ‘Hải Nội Tam Trung’. Năm 1928 ông định cư ở Thiên Tân, mở Trung-tây y xã. Mùa xuân năm 1933, ông thiết lập Quốc y hàm thụ học hiệu. Vì lao lực quá độ, ngày mùng 8 tháng 8 nông lịch năm này, ông bệnh mất.

Sau 30 tuổi, ông bắt đầu tự học một số sách Tây y, nhận thấy Tây y luận bệnh ‘giảng giải mới lạ, khác Trung y rất nhiều'. Rồi ông nghiên cứu sâu 10 năm, lại nhận thấy ‘cái lý mới lạ của Tây y phần nhiều ở trong vòng bao quát của Trung y’. Sau khi suy nghĩ chín chắn, ông đề xuất ‘theo xưa mà không nệ xưa, học theo Tây mà không phản Trung’, tức là lấy Trung y làm chủ thể, nhận cái tinh hoa của Tây y, nhằm câu thông

Trung-tây y học, để đẩy mạnh chủ trương phát triển Trung y học thuật. Lấy nguyên tắc này làm gốc, ông cả gan tiến hành một số thử nghiệm từ lý luận đến thực tiễn, bao quát sinh lý, bệnh lý, dược  lý cho đến các mặt chẩn đoán trị liệu. Cái tinh thần mạnh dạn đến với thực tiễn của ông đã đột xuất rõ ràng trong đương thời Trung Tây y học hối thông phái. Ông tích lũy được trị nghiệm phong phú. Tuổi già, sau giờ xem mạch,

ông lấy bình sanh trị học của mình và làm sàng tâm đắc chỉnh lý rồi biên thành sách ‘Y Học Trung Trung Tham Tây Lục’, phân nửa sau của sách do con ông và học trò biên soạn. Ông mất năm 1933, hưởng thọ 78 tuổi.

0