16/01/2018, 13:35

Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Văn mẫu lớp 2

Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Văn mẫu lớp 2 Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 1 Làng Thọ Vĩnh quê em có cây đa cổ thụ. Ông nội em cho biết cây đa cùng tuổi với đình làng: hơn hai thế kỷ. ...

Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Văn mẫu lớp 2

Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 1

Làng Thọ Vĩnh quê em có cây đa cổ thụ. Ông nội em cho biết cây đa cùng tuổi với đình làng: hơn hai thế kỷ.

Gốc đa to, xù xì, bốn năm người lớn ôm mới xuể. Ngọn đa cao vút chọc trời xanh. Đa có nhiều cành, nhiều rễ phụ to như cột đình, cột nhà. Lá đa bằng bàn tay người lớn, dày và bóng. Lá đa non màu đồng hun. Búp đã chĩa ra như những ngọn giáo nhọn hoắt màu nâu đỏ. Tán đa xanh um, che rợp mát mái đình, sân đình và ao đình. Trái đa to bằng quả cà. Trái đa chín màu nâu sẫm như quả táo tàu thuốc bắc, có nhiều hạt nhỏ bằng hạt kê, ngòn ngọt. Mùa đa chín, sáo đen mỏ vàng, sáo sậu kéo đến hàng đàn, tranh nhau, cãi nhau chí chóe suốt ngày, suốt buổi. Cây đa là vẻ đẹp của quê em, là niềm tự hào của bà con làng Thọ Vĩnh. Trên đường đi học về, từ xa nhìn ngọn đa làng, chúng em vẫy tay rối rít, vừa chạy vừa reo.

Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 2

Dọc lối cổng nhà em, ông nội trồng tám cây xoan thành hai hàng dọc. Ông nói với bố mẹ em là sau mười năm sẽ đốn xoan lấy gỗ làm nhà. Hàng xoan được sáu tuổi thì ông qua đời. Gốc xoan, cành xoan màu mốc đen đen. Lá xoan xoè ra như những bàn tay mềm mại. Lá xoan hăng nồng, có thể đốt lên hun muỗi, ủ làm phân xanh bón ruộng. Cây xoan còn gọi là cây sầu đâu. Tháng giêng, mưa phùn, xoan mọc lá tua tủa, từng chùm như tai chó uốn cong. Vì thế dân gian mới có câu ví “Sầu đâu tai chó”. Tháng hai, hàng xoan nhà em ra hoa, hoa kết thành từng chùm. Hoa xoan bé tí ti, màu trắng tím, rụng xuống đầy ngõ. Hương xoan thơm, nồng nàn trong đêm khuya. Bà nội em bảo hương thơm của hoa xoan là vị thuốc quý. Nghe bà nói, em càng nhớ đến ông. Gỗ xoan dẻo và thơm, dùng làm cột nhà, xà nhà, rui nhà, làm ván cửa. Quý nhất là xoan đào. Mối, mọt không bao giờ dám đụng đến gỗ xoan.

Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 3

Gốc cây to nhiều người ôm không xuể, vỏ cây sần sùi, màu nâu, từ thân cây đâm ra nhiều nhánh rườm rà xanh biếc, cành cây phủ đầy lá xanh, mọc chĩa ra các phía. Tán lá đa xòe rộng như một cái ô che mát cả một góc làng em. Lá đa có hình bầu dục, xanh um như lá bàng. Mỗi khi mùa xuân đến, những chùm lá xanh từ những cành nhô lên xinh xắn, một làn gió nhẹ nhàng thổi qua làm những tán lá đa rung rinh như những cánh bướm. Dưới gốc cây, các bạn học sinh đang  vui đùa, có nhóm chơi nhảy dây, đá cầu, có nhóm đang trò chuyện vui vẻ.

Cây đa ở làng em đã chứng kiến nhiều biến đổi của thời gian và không gian, nó cũng là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Nó gợi cho những người đi xa nhớ về quê hương của mình, nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nơi đã để lại cho mình biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu.

Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 4

Dọc lối cổng nhà em, ông nội trồng tám cây xoan thành hai hàng dọc. Ông nói với bố mẹ em là sau mười năm sẽ đốn xoan lấy gỗ làm nhà. Hàng xoan được sáu tuổi thì ông qua đời. Gốc xoan, cành xoan màu mốc đen đen. Lá xoan xoè ra như những bàn tay mềm mại. Lá xoan hăng nồng, có thể đốt lên hun muỗi, ủ làm phân xanh bón ruộng.

Cây xoan còn gọi là cây sầu đâu. Tháng giêng, mưa phùn, xoan mọc lá tua tủa, từng chùm như tai chó uốn cong. Vì thế dân gian mới có câu ví “Sầu đâu tai chó”. Tháng hai, hàng xoan nhà em ra hoa, hoa kết thành từng chùm. Hoa xoan bé tí ti, màu trắng tím, rụng xuống đầy ngõ. Hương xoan thơm, nồng nàn trong đêm khuya. Bà nội em bảo hương thơm của hoa xoan là vị thuốc quý. Nghe bà nói, em càng nhớ đến ông. Gỗ xoan dẻo và thơm, dùng làm cột nhà, xà nhà, rui nhà, làm ván cửa. Quý nhất là xoan đào. Mối, mọt không bao giờ dám đụng đến gỗ xoan.

Vũ Hường tổng hơp

0