02/06/2017, 13:35

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 (làm ở nhà) I. Đề bài tham khảo Đề 1: Kể cho bố nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,..) mà em đã gặp ở trường. Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể ...

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 (làm ở nhà) I. Đề bài tham khảo Đề 1: Kể cho bố nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,..) mà em đã gặp ở trường. Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất). Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng ...

(làm ở nhà)
I. Đề bài tham khảo

Đề 1: Kể cho bố nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,..) mà em đã gặp ở trường.
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).
Đề 4: Miêu tả chân dụng một người bạn của em .

II. Gợi ý dàn bài
Đề 1:

1. Mở bài:

Giới thiệu về câu chuyện mà em định kể (đó là câu chuyện gì? Kể về ai?Về cái gì?)

2. Thân bài

a. Kể lại hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
– Thời gian xảy ra câu chuyện?
– Địa điểm?
b. Kể lại các chi tiết về câu chuyện:
– Mở đầu diễn ra như thế nào?
– Diễn biến câu chuyện ra sao, có những tình tiết gì đặc sắc khiến em ấn tượng nhất?
– Kết thúc cuối cùng ra sao?
c. Cảm nhận của em về câu chuyện hôm đó khiến em buồn cười hay cảm động.

3. Kết luận

Suy nghĩ của em về câu chuyện của em

Đề 2:

1. Mở bài

Giới thiệu về câu chuyện mà em định kể ( Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ) và xác định được ngôi kể (đóng vai nhân vật người hú hoặc người lính – ngôi thứ nhất; nếu là vai một người đứng ngoài kể lại câu câu chuyện – ngôi thứ ba).

2. Thân bài

Đề 3:

1. Mở bài

Giới thiệu cảnh đẹp mà em định miêu tả (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em), cảnh đẹp đó ở đâu?

2. Thân bài

a. Giới thiệu nhân dịp em đã được nhìn thấy cảnh đẹp đó và em đi cùng ai.
– Có thể là đi nghỉ mát trong dịp hè cùng gia đình.
– Có thể em về quê ngoại (quê nội) trong những ngày hè nóng bức.

b. Cảnh đẹp đó có không gian đẹp như thế nào. Tả những chi tiết khiến em ấn tượng nhất và những chi tiết khác.
– Không gian mênh mông, bao la, rộng lớn, không khí trong lành khiến em choáng ngợp trước cảnh đẹp đó.
– Những chi tiết khiến em ấn tượng như: cánh đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng bay lượn trên bầu trời, rừng núi trập trùng xanh bát ngát hay cảnh biển khi bình minh đỏ rực phía chân trời…
– Những chi tiết xung quanh khiến bức tranh trở nên đẹp lộng lẫy trong mắt em (những chi tiết nhỏ):
+ Cảnh làng quê: những chú trâu gặm cỏ, những bác nông dân vác quốc ra đồng, tiếng gà gáy, con đường làng quanh co, hình ảnh giếng nước gốc đa…
+ Cảnh nơi nghỉ mát (cảnh biển): những bãi cát trải dài, những cơn gió hiu hiu, làn sóng lăn tăn đuổi nhau vào bờ, chiếc thuyền đánh cá kéo lưới vào buổi sáng hay những chiếc đèn lập lờ đằng xa khi đêm xuống…
c. Cảm nhận của em về cảnh đẹp ấy
– Cảm nhận của em vui hay xúc động trước những cảnh đẹp thiên nhiên đó

3. Kết bài

– Suy nghĩ của em về nơi em đã đến trong mấy tháng nghỉ hè, một nơi mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng.
– Em có hy vọng sẽ quay trở lại một lần gần nhất hay không?

Đề 4:

1. Mở bài.

Giới thiệu người bạn của em mà em định tả (  tên bạn là gì? bạn đó ở đâu? đang học gì và có mối quan hệ như thế nào với em ?)

2. Thân bài.

a. Người bạn đó em đã gặp bạn ở đâu và  ấn tượng của em với người bạn đó
– Có thể gặp trong hoàn cảnh một buổi đi chơi, người bạn học cùng…
– Bạn đó để lại ấn tượng với em qua hình dáng bề ngoài
b. Miêu tả chân dung người bạn đó (có thể từ xa đến gần hoặc từ những chi tiết em ấn tượng nhất)
– Hình dáng bạn đó như thế nào (nhỏ nhắn hay cao to).
– Khuôn mặt bạn đó như nào ( khuôn mặt trái xoan, khuôn mặt tròn, …)
– Những chi tiết trên khuôn mặt như: đôi mắt, mũi, đôi môi, lông mày hay cả làn da (những đặc điểm khiến em ấn tượng ví dụ như: đôi mắt bồ câu, làn da hồng hào, đôi môi hồng…)
– Mái tóc của bạn (dài hay ngắn,…)
– Cách ăn mặc của bạn đó ( gọn gàng, giản dị hay có một phong cách ăn mặc cá tính)
c. Cảm nghĩ của em  người bạn đó
– Người bạn đó có hình dáng (đẹp hay không đẹp) khiến em ngưỡng mộ
– Đó có thể là hình mẫu em học hỏi được (ví dụ qua cách ăn mặc).

3. Kết bài.

Suy nghĩ của em về người bạn đó

0