02/06/2017, 13:34

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) của Lý Thường Kiệt

Soạn bài Sông núi nước Nam ( Nam quốc sơn hà ) của Lý Thường Kiệt I. Tìm hiểu văn bản Nam quốc sơn hà tuy chưa rõ tác giả là ai nhưng có rất nhiều cách giải thích hay truyền thuyết lý giải về bài thơ. Trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy quân xâm lược nước ta. Vua Lí ...

Soạn bài Sông núi nước Nam ( Nam quốc sơn hà ) của Lý Thường Kiệt I. Tìm hiểu văn bản Nam quốc sơn hà tuy chưa rõ tác giả là ai nhưng có rất nhiều cách giải thích hay truyền thuyết lý giải về bài thơ. Trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy quân xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông, sai Lí Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc sông của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh), bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ ...

Soạn bài Sông núi nước Nam ( Nam quốc sơn hà ) của Lý Thường Kiệt
I. Tìm hiểu văn bản

Nam quốc sơn hà tuy chưa rõ tác giả là ai nhưng có rất nhiều cách giải thích hay truyền thuyết lý giải về bài thơ. Trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy quân xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông, sai Lí Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc sông của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh), bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai an hem Trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông như Nguyệt – có tiếng ngâm bài thơ này.

II. Đọc – hiểu văn bản


Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ta có thể khửng định đây là bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt có đặc điểm:

– Số câu: có 4 câu thơ trong bài (tứ tuyệt).
– Số chữ mỗi câu đều có 7 chữ (thất ngôn).
– Hiệp vần ở chữ cuối cùng của mỗi câu và ở những câu 1, 2,4 đều cân bằng.

Câu 2:

– Sông núi nước Nam được coi như là một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta bằng thơ. Vậy ta hiểu tuyên ngôn độc lập chính là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước và không thể xâm phạm được.
– Nội dung Tuyên ngôn Đọc lập trong bài thơ:
+ Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
+ Hai câu sau: Nêu lên ý chí một lòng quyết tâm để bảo vệ chủ quyền đó không một thế lực nào có thể xâm phạm.
– Sau đó có 2 bản tuyên ngôn Độc lập đó là:
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
+ Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của Hồ Chí Minh.

Câu 3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến ). Nội dung biểu ý của bài thơ:

– Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền của dân tộc

+ “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự.Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đời

+ “ Vằng vặc sách trời chia xứ sở”  trong đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt từ xưa đến này trời là một vị tối thượng có thể sắp đặt mọi chuyện của nhân thế – tất cả do trời định. Vậy đất nước Nam này đã được trời ghi được định phận ở sách trời – có nghĩa là không ai có thể phủ nhận và đi lại ngược lại đạo lý mà trời đã định.Một việc đã vằng vặc như vậy thể hiện đó như là một chân lí của trời đất, càng nhấn mạnh thêm lần nữa về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.

Vậy việc tuyên bố chủ quyền dựa vào việc trời định, chân lí của đất trời, dựa trên lẽ phải tất lẽ, không thể chối cãi, không thể phủ nhận.

– Hai câu cuối: Sự một một quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ấy

+ “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”  lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.

+ “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.

– Nhận xét bố cục: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đó.

Câu 4: Ngoài biểu ý, sông núi nước Nam có biểu cảm ( bày tỏ cảm xúc). Sự bày tỏ cảm xúc ấy được thể hiện qua niềm tự hào về chủ quyền lãnh thổ của đất nước và niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc, ắt giành được độc lập chủ quyền một cách chọn vẹn.Những biểu cảm ấy được ẩn đằng sau những câu chữ, đọc lên ta mới hiểu được hàm ý cũng như tình cảm sâu xa chứa đựng trong đó.

Câu 5: Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “ định phận tại thiên thư”, “ hành khan thủ bại hư” đã cho ta thấy giọng điệu dõng dạc trong cả bài thơ, giọng điệu toát lên vẻ hào hùng đanh thép giống như khí thế của quân dân đứng lên đánh đuổi lũ giặc xâm lược không chỉ trong thời đại Lí – Trần mà còn của cả một giai đoạn lịch sử chiến đấu lâu dài của dân tộc.

0