02/06/2017, 13:17

Soạn bài Mùa Xuân của Nguyễn Bính văn lớp 12

Soạn bài Mùa Xuân của Nguyễn Bính văn lớp 12. 1. Tác giả. – Nguyễn Bính: là nhà thơ của làng quê Việt Nam, ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh Nam Định với tấm lòng yêu thiên nhiên của mình ông đã viết lên rất nhiều những tác phẩm đậm đà và mộc mạc mang đậm vóc dáng quê hương của tổ quốc. – ...

Soạn bài Mùa Xuân của Nguyễn Bính văn lớp 12. 1. Tác giả. – Nguyễn Bính: là nhà thơ của làng quê Việt Nam, ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh Nam Định với tấm lòng yêu thiên nhiên của mình ông đã viết lên rất nhiều những tác phẩm đậm đà và mộc mạc mang đậm vóc dáng quê hương của tổ quốc. – Những đóng góp của ông rất lớn: ông trở thành một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. 2. Tác phẩm. – Bài thơ mùa xuân: là cảm hứng của Nguyễn Bính với ...

.

1. Tác giả.

– Nguyễn Bính: là nhà thơ của làng quê Việt Nam, ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh Nam Định với tấm lòng yêu thiên nhiên của mình ông đã viết lên rất nhiều những tác phẩm đậm đà và mộc mạc mang đậm vóc dáng quê hương của tổ quốc.

– Những đóng góp của ông rất lớn: ông trở thành một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam.

2. Tác phẩm.

– Bài thơ mùa xuân: là cảm hứng của Nguyễn Bính với mùa xuân của thiên nhiên đất nước, ông luôn sáng tác những tác phẩm có giá trị và để lại cho đời những bài thơ hay và ý nghĩa .


3. Bức tranh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bính.

– Những hình ảnh quen thuộc ở quê hương đã được tác giả miêu tả rất chi tiết và đặc sắc, nhân vật em là người đang dệt trong khung cửi với người mẹ già, những hình ảnh quen thuộc của con người Việt Nam, những người con gái đó đã dệt lên những mảnh vải, những chiếc áo có giá trị rồi để bán và lấy tiền tính kế sinh nhai.

– Hình ảnh hoa xoan bên ngõ, mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, những làn gió se lạnh làm cho những cành hoa xoan rụng, những hình ảnh đẹp của thiên nhiên được tác giả miêu tả rất đặc sắc, những cảnh thiên nhiên gần gũi với người dân Việt Nam là hoa xoan, trong xã hội xưa những gánh hát chèo là một thể loại rất quen thuộc, những điệu hát hò và cả những điệu ca của hội chèo làng Đặng đã đi qua ngõ,  nhân vật mẹ ở đây đã nói thôn đoài hát tôi nay như một lời thông báo cho người con của mình biết.

– Sau những giờ lao động mệt nhoài con người có thể hòa mình vào thiên nhiên để ngắm những thú vui của thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, và hàng vạn những sinh hoạt cộng đồng cũng làm cho con người có cảm giác ấm cũng và quen thuộc hơn.

4. Tình yêu của nhân vật anh đối với cô gái.

– Tác giả đã miêu tả những sợi giăng tơ đây được coi như là cầu nối giữa những người yêu nhau, ở đây nó được coi là sợi chỉ đỏ kết nối hai người đến với nhau, chàng trai đã yêu thầm cô gái nhưng sự tế nhị trong yêu đương của người xưa đã thể hiện một cách tình tứ.

– Sự e thẹn của người con gái với nhân vật anh, hình ảnh má bừng đỏ, thể hiện sự ngại ngùng của người con gái khi bộc lộ tình cảm của mình, tình yêu của hai người như một sự kết nối họ lại gần nhau hơn, những cách thể hiện của họ không cồn cào mà rất tình tứ.

– Người con gái luôn có cách thể hiện tình cảm của mình một cách tình tứ và thơ mộng, khi hàng xóm đã lên đèn thì người con gái đó vẫn có những hành động ngửa bàn tay trước hiên nhà..mong chờ người con trai đó tới thăm, những hành động đó thể hiện một tình cảm của người con gái với chàng trai những cách thể hiện của cô gái đã thể hiện được một nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa rất tình tứ và tế nhị.

–  Khoảng cách của hai người không xa nhau, những sự dịu dàng của cô gái đã làm cho chàng trai có những cái nhìn rất sâu sắc, sự tế nhị của cô gái đã được tác giả miêu tả trong cuộc nói chuyện với người mẹ, những lời nói nhẹ nhàng của người mẹ muốn nghe về câu chuyện tình cảm của cô con gái của mình.

– Sự gặp gỡ giữa hai người: những lời nói lịch sự xin phép mẹ khi đi gặp chàng trai, khoảng cách địa lý của hai người không xa, và đó cũng là một điều kiện thuận lợi để hai người gặp gỡ nhau.

– Khung cảnh trong cuộc gặp gỡ: lấy cớ là đi xem hát nhưng thực thì hai người muốn hẹn hò với nhau những sự tế nhị của hai người đã bật lên những lời nói nhẹ nhàng, mãi tìm anh mà không xem hát, nhớ nhung nhân vật anh và mong rằng nhân vật anh cũng nhớ nhung tới mình, và những lời hẹn ước rất sâu sắc của tác giả.

– Sự mong chờ của cô gái với chàng trai: ngóng chông đợi chờ nhưng chàng trai không tới, sự tuyệt vọng và buồn của cô gái đã thể hiện rất sâu sắc, những lời hò hẹn nay đã bị nhỡ cô gái buồn và ngóng chông, một mùa xuân tươi đẹp nhỡ nhàng vì nhân vật anh.

– Sự cô đơn của nhân vật em đã làm cho tâm trạng và cảm xúc của bài thơ thêm buồn rầu và có những khoảng nặng, tác giả vẽ hình ảnh cô gái, lầm lụi một mình, cô đơn buồn tủi trong cảnh đêm khuya thật buồn man mác trên đường về, những hạt mưa nặng đã thêm sầu với cảnh đêm khuya sự lầm lũi và những đêm canh khuya man mác buồn.

– Sự giận hờn của em với anh, sự lỡ hẹn đã làm em buồn, nhưng khi mẹ hỏi em đã không che dấu được cảm xúc của mình nước mắt tràn ra đó là một nỗi buồn thầm kín, bao đêm cô đơn của em đã làm cho cảm xúc đi xuống tột độ nay chỉ một lời nói nhỏ cũng đủ để em phải đau đớn xót xa.

– Vẫn những hình ảnh hoa xoan trước ngõ với những bước đi đã nát đầy, mùa xuân vẫn ở đó những em và anh thì không gặp nhau, người con gái mong chờ có ngày sẽ gặp lại anh trên mùa xuân của quê hương đấy nước, vẫn những hình ảnh ban đầu của bài thơ nhưng một lần nữa tác giả lại nhấn mạnh nó để làm tăng sự cô đơn nỗi nhớ mong của nhân vật em.

5. Đặc sắc nghệ thuật.

– Với những hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên tác giả đã bộc lộ sâu sắc được cảm xúc của nhân vật em nỗi nhớ nhung tới người yêu.

– Với những ngôn ngữ giản dị quen thuộc tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mang đậm bản chất dân tộc, với những hình ảnh thiên nhiên sâu sắc tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên buồn xen vào tâm trạng đợi chờ của người con gái.

0