02/06/2017, 13:20

Soạn bài Đổng Mẫu (trích Sơn Hậu)

Soạn bài Đổng Mẫu (trích Sơn Hậu) I. Tìm hiểu chung – Thể loại: tuồng kịch hát – là một sân khấu dân gian truyền thống của văn hóa Việt Nam. – Đổng Mẫu là một tác phẩm văn học dân gian. – Một số đặc điểm về loại tuồng truyền thống: gồm có hai bộ phận: • Tuồng cung đình: mang tính ...

Soạn bài Đổng Mẫu (trích Sơn Hậu) I. Tìm hiểu chung – Thể loại: tuồng kịch hát – là một sân khấu dân gian truyền thống của văn hóa Việt Nam. – Đổng Mẫu là một tác phẩm văn học dân gian. – Một số đặc điểm về loại tuồng truyền thống: gồm có hai bộ phận: • Tuồng cung đình: mang tính chất bác học. • Tuồng hài: gắn với sinh hoạt dân gian. • Đây là một loại hình sân khấu có sự kết hợp của nhiều yếu tố như âm nhạc, tiếng hát, lời nói, ...


I.    Tìm hiểu chung

–    Thể loại: tuồng kịch hát – là một sân khấu dân gian truyền thống của văn hóa Việt Nam.
–    Đổng Mẫu là một tác phẩm văn học dân gian.
–    Một số đặc điểm về loại tuồng truyền thống: gồm có hai bộ phận:
•    Tuồng cung đình: mang tính chất bác học.
•    Tuồng hài: gắn với sinh hoạt dân gian.
•    Đây là một loại hình sân khấu có sự kết hợp của nhiều yếu tố như âm nhạc, tiếng hát, lời nói, trang phục…
•    Nội dung của tuồng thường nói về sự đấu tranh giữa hai phe tốt và xấu, cái thiên và cái ác…
–    Tuồng Sơn Hậu:
•    Được viết vào khoảng cuối thế kỉ XVIII.
•    Gồm có ba hồi nói về cuộc đấu tranh giữa phe chính nghĩa bao gồm Đổng Kim Lân, Khương Linh Tá, Đổng Mẫu… và phe phi nghĩa bao gồm những người trong gia đình họ Tạ.
–    Đổng Mẫu:
•    Thuộc hồi 3 của vở tuồng Sơn Hậu.
•    Nội dung chính: nói về sự hi sinh bản thân mình để con trọn đạo nghĩa với đất nước, nhân vật chính là Đổng Mẫu. Đoạn kể lại sau khi cứu được thứ phi và hoàng tử về tới Sơn Hậu thì phe chính nghĩa đem quân để trừng trị bọn phản nghịch họ Tạ. Tuy nhiên chúng lại bắt Đổng Mẫu là mẹ của Kim Lân làm con tim để uy hiếp. Bà Đổng Mẫu không những không run sợ mà còn thẳng thắn chửi mắng chúng thậm chí bà chấp nhận hi sinh để cho con cứu đất nước.

II.    Tìm hiểu chi tiết.
–    Nhân vật Đổng Mẫu.

1.    Với tư cách là một người mẹ.

–    Đổng Mẫu hết lòng yêu thương con trai của mình là Kim Lân. Bà dạy dỗ con đến nơi đến chỗ sống sao cho có ích cho đất nước cho xã hội -> một người mẹ mẫu mực và tiêu biểu cho lòng yêu thương con.
–    Bà luôn coi con trai mình là một đấng trượng phu.
–    Giống như một người mẹ bình thường bà biết được tất cả những tài năng khí phách anh hùng của con trai mình chính vì thế mà bà cảm thấy rất tự hào về điều đó.
–    Khi bị giặc bắt làm con tim bà hiểu được tâm trạng dày vò của con trai mình.
–    Càng hiểu bao nhiêu thì bà càng thương con trai bấy nhiêu.
–    Nhưng bà cũng không yếu lòng hết lời khuyên nhủ con hãy vì nhân dân đất nước vì vua mà bỏ qua chữ hiếu.
–    Quyết liệt hơn nói: “Bớ Kim Lân để tao chết thời mi hãy đầu tạ Tặc”.
->    Đây quả là một người mẹ không chỉ có lòng yêu thương con trai mình mà còn biết dạy con những đạo lí trên đời để con sống có ích cho đất nước. Không tiếc hi sinh bản thân mình vì con. Đây là đức hi sinh cao cả của biết bao nhiêu bà mẹ.

2.    Đối với quân giặc phản nghịch.

–    Khi bị bắt bà không hề lo sợ hay sợ hãi gì chúng.
–    Mặt khác bà thẳng thắn chửi thẳng vào mặt chúng vì bà biết bị chúng nó bắt trong tay thì chỉ còn có con đường chết mà thôi.
–    Hơn nữa bà căm thù chúng đã làm cho đất nước không yên ổn.
–    Bà thẳng thắn vạch trần âm mưu của chúng là bắt bà để làm bia đỡ đạn làm con tim uy hiếp con trai mình.
–    Bà chỉ rõ tên Ôn Đình là quả một tên tướng bất tài, theo tướng gian thần mà đầu loài sủng nịnh.
->    Một người phụ nữ không hề bình thường, bà có ý chí và khí phách hơn người. Không sợ sệt đao gươm to lớn, không sợ những tên khát máu dã man kia bà thẳng thắn chửi thẳng bộ mặt chúng.

III.    Tổng kết

–    Qua đây ta thấy ở vai trò nào Đổng Mẫu cũng là một người hết sức cao quý và có khí phách, với con thì yêu thương hết mực với bọn quân thù thì căm thù và quyết hi sinh vì chính nghĩa.

0