02/06/2017, 13:23

Soạn bài Khi con tu hú của Tố Hữu

Soan bai Khi con tu hu – Đề bài: Soạn bài Khi con tu hú của Tố Hữu 1. Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chỉ khoảng thời gian nhưng còn viết dang dở. Có thể viết: Khi con tu hú gọi bầy, cũng là lúc mà người chiến sĩ cách mạng càng khao khát tự do, càng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù ...

Soan bai Khi con tu hu – Đề bài: Soạn bài Khi con tu hú của Tố Hữu 1. Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chỉ khoảng thời gian nhưng còn viết dang dở. Có thể viết: Khi con tu hú gọi bầy, cũng là lúc mà người chiến sĩ cách mạng càng khao khát tự do, càng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để hoạt động cách mạng. Tiếng tu hú tác động mạnh mẽ đến tác giả bởi tiếng chim là tín hiệu báo mùa hè đến và đồng thời nó cũng là biểu hiện của sự tự do. 2. Cảnh mùa ...

– Đề bài:

1.    Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chỉ khoảng thời gian nhưng còn viết dang dở.
Có thể viết: Khi con tu hú gọi bầy, cũng là lúc mà người chiến sĩ cách mạng càng khao khát tự do, càng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để hoạt động cách mạng. Tiếng tu hú tác động mạnh mẽ đến tác giả bởi tiếng chim là tín hiệu báo mùa hè đến và đồng thời nó cũng là biểu hiện của sự tự do.

2.    Cảnh mùa hè được miêu tả ở 6 câu thơ đầu:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Không gian rộng lớn ngoài kia được khuấy động bởi tiếng chim ríu rít, đầy vui tươi và sức sống, từng đàn chim tu hú gọi bầy đang sải cánh bay trên bầu trời báo hiệu một mùa hè đã tới. Và cũng là lúc lúa chiêm đã đến kì chín dần, trái cây cũng ngọt dần. Nhưng không chỉ có vậy, tiếng chim báo hiệu, trái cây chuyển màu, còn có:

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Bức tranh cuộc sống hàng ngày với sự thay đổi rõ rệt được tác giả miêu tả chi tiết. Màu vàng của bắp đã đến kì thu hoạch, nắng hồng trải dài khắp sân, bầu trời vừa rộng vừa cao, từng con diều sáo cũng lộn nhào trên không. Mọi vật thay đổi, đầy sức sống khi mùa hè vừa sang.

Cảnh mùa hè được miêu tả qua cái nhìn gián tiếp của tác giả qua song cửa sổ, bởi hiện tại nhà thơ đang bị giam cầm trong ngục tù của nhà lao Thừa Phủ. Trong nhà ngục, xung quanh là bốn bức tường vây kín, nhà thơ không thể ra ngoài để ngắm nhìn được cảnh vật, chính vì vậy mà mọi thứ được tái hiện bằng sự tưởng tượng và trí nhớ của Tố Hữu và càng nghe thấy được mọi vật bên ngoài đang chuyển động thi sĩ càng khao khát mãnh liệt chạm đến sự tư do, được ra ngoài để hoạt động cách mạng. Những âm thanh, màu sắc được miêu tả khá chân thực và sinh động tạo nên bức tranh màu hạ thật đẹp, qua đó thể hiện được tình yêu của tác giả với thiên nhiên và quê hương.

soan bai khi con tu hu

3.  Tâm trạng của người tù ở 4 câu thơ cuối:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tàn phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Cảnh vật càng tươi đẹp bao nhiêu, càng rực rỡ bao nhiêu thì thực tại càng phũ phàng, nghiệt ngã bấy nhiêu. Người chiến sĩ đang bị giam cầm trong ngục tù, không thể ra ngoài để tham gia hoạt động cách mạng. Hướng ra ngoài để tả cảnh, hướng vào trong để tả tình, là tâm trạng uất ức, căm phẫn đến nỗi “muốn đạp tan phòng”- cái ngột ngạt, tù tùng bao vây căn ngục tối nhưng sao “con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và cuối rất khác nhau, vì đầu bài thơ là báo hiệu một mùa hè sang với những âm thanh vui tươi, tràn đầy sức sống. Nhưng đến cuối bài, tiếng chim tu hú càng làm cho tâm trạng của người chiến sĩ thêm uất ức, bực bội, nôn nóng và khao khát muốn được ra ngoài, được tự do, được bay lượn như “bầy chim tu hú”.

4.    Theo em, những hình ảnh thơ đẹp, sinh động, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình chính là cái hay, sự hấp dẫn của bài thơ đối với độc giả.

0