02/06/2017, 13:18

Soạn bài Bố cục của văn bản văn lớp 8

Soạn bài Bố cục của văn bản văn lớp 8 1. Bố cục của văn bản: – Trong văn bản người thầy cao đức trong: bố cục của tác phẩm chia làm 3 phần: Phần 1: Mở đầu giới thiệu về vấn đề xuất hiện trong câu truyện. Phần 2: Thân bài: đây là phần diễn biến của câu chuyện. Phần 3: Kết bài. 2. Nhiệm vụ của ...

Soạn bài Bố cục của văn bản văn lớp 8 1. Bố cục của văn bản: – Trong văn bản người thầy cao đức trong: bố cục của tác phẩm chia làm 3 phần: Phần 1: Mở đầu giới thiệu về vấn đề xuất hiện trong câu truyện. Phần 2: Thân bài: đây là phần diễn biến của câu chuyện. Phần 3: Kết bài. 2. Nhiệm vụ của từng phần: Trong một văn bản bố cục là phần rất quan trọng nó đóng vai trò định hướng và xác định rõ được ý kiến mà tác giả muốn trình bày: Mở bài: đây là phần ...

1. Bố cục của văn bản:

– Trong văn bản người thầy cao đức trong: bố cục của tác phẩm chia làm 3 phần:

Phần 1: Mở đầu giới thiệu về vấn đề xuất hiện trong câu truyện.
Phần 2: Thân bài: đây là phần diễn biến của câu chuyện.
Phần 3: Kết bài.

2. Nhiệm vụ của từng phần:

Trong một văn bản bố cục là phần rất quan trọng nó đóng vai trò định hướng và xác định rõ được ý kiến mà tác giả muốn trình bày:
Mở bài: đây là phần trình bày về vấn đề, giới thiệu về nội dung định giới thiệu trong phần thân bài, có thể là khái quát.
Thân bài: triển khai vấn đề, đây là phần khai triển những vấn đề hay diễn biến câu chuyện đã được khái quát trong phần mở bài.
Kết bài: Kết luận lại vấn đề hoặc kết quả cuối cùng của câu chuyện.

3.. Mối quan hệ giữa các phần:

Mở bài có mối quan hệ với thân bài đây là phần giới thiệu những nội dung chính sẽ trình bày hoặc diễn ở ở thân bài.
Thân bài có mối quan hệ với kết luận: thường thì kết luận sẽ tổng kết lại thân bài và chốt lại vấn đề chính hoặc hệ quả của vấn đề đã được trình bày ở phần thân bài.


4. Từ việc phân tích ta thầy văn bản người thầy đức độ chia làm 3 phần:

Phần 1: giới thiệu về nhân vật định trình bày: đó là ông Chu Văn An một người thày giáo giỏi và đức độ.
Phần 2: Diễn biến quá trình dạy học của ông, những hành động chi tiết được thể hiện ông là người đức độ.
Phần 3: Do ông đức độ nên khi ông mất đi ai cũng thương tiếc, nó đánh giá và tổng hợp phần mở bài và thân bài đã nói.


II Cách sắp xếp phần nội dung của thân bài:

1. Trong tôi đi học Thanh Tịnh đã sắp xếp theo hồi kí theo trình tự thời gian xác định và tác giả đã kể lại.

2.Trong tác phẩm Trong Lòng Mẹ thường thì được diễn biến theo tâm trạng của cậu bé Hồng từ khi bà cô xuất hiện, đến những suy nghĩ của riêng tác giả và khi được gặp mẹ, đây là diễn biến theo tâm lý nhân vật.

3. Khi tả người, vật thì cần tả diễn biến trước sau đó đánh giá và lấy dẫn chứng về hành động đó…

4. Phần thân bài của văn bản người thầy đức độ đã nêu rõ được chủ đề tư tưởng trong tác phẩm:

Thân bài là phần khai triền vấn đề của mở bài: trong phần này đã nêu được diễn biến là ông đã có rất nhiều học trò theo học, nhiều người theo học và đã đỗ cao và được mời về dạy cho Thái tử…
Nội dung cơ bản của phần thân bài: là khai triển vấn đề: đánh giá và phân tích vấn đề theo một trình tự trọn vẹn và đánh giá trên mọi khía cạnh.

Luyện tập:

1. a.Trong phần này đã trình bày theo trình tự thời gian: xa gần, ..

b. Ở đây khai triển theo trình tự không gian..
c. Ở đây sắp xếp theo tầm quan trọng của vấn đề,c ái nào quan trọng và chính sẽ được trình bày trước…

2. Nếu trình bày Lòng thương mẹ của Nguyên Hồng thì cần có những ý sau:

– Khi bà cô nói xấu thì cậu bé vẫn giữ vững lập trường mà không hề thay đổi thái độ với mẹ.
– Hiểu cho tấm lòng của người mẹ, hiểu lý do tại sao mẹ phải tha phương kiếm sống.
– Khi gặp gỡ vui mừng..thể hiện tình cảm với người mẹ.
– Có tấm lòng bao dung và tình yêu thương mẹ vô bờ bến.

0