28/05/2017, 20:06

Phân tích niềm hạnh phúc khác nhau của gia đình cụ Tổ và những người đưa tang?

Đề bài: Vì sao cái chết của cụ Tổ lại là niềm hạnh phúc của con cháu? Hãy phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của gia đình cụ Tổ và những người đưa tang? Với tài năng và nghệ thuật tài tình của mình, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả chi tiết cái chết của cụ Tổ qua tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia ...

Đề bài: Vì sao cái chết của cụ Tổ lại là niềm hạnh phúc của con cháu? Hãy phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của gia đình cụ Tổ và những người đưa tang? Với tài năng và nghệ thuật tài tình của mình, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả chi tiết cái chết của cụ Tổ qua tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia và để lại cho người đọc nhiều cảm xúc trước hình ảnh đó. Trong tác phẩm, tác giả đã miêu tả chi tiết và xuất sắc những hình ảnh đối lập nhau trong tác phẩm, ngay trong chính ...

Đề bài: Vì sao cái chết của cụ Tổ lại là niềm hạnh phúc của con cháu? Hãy phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của gia đình cụ Tổ và những người đưa tang?

Với tài năng và nghệ thuật tài tình của mình, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả chi tiết cái chết của cụ Tổ qua tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia và để lại cho người đọc nhiều cảm xúc trước hình ảnh đó.

Trong tác phẩm, tác giả đã miêu tả chi tiết và xuất sắc những hình ảnh đối lập nhau trong tác phẩm, ngay trong chính nhan đề, tác giả cũng thể hiện sâu sắc được điều, hình ảnh của cái chết bi thương, đối lập hoàn toàn với cảnh đám tang đáng ra phải buồn. Có lẽ điều này xuất phát từ những lý do xác thực trong tác phẩm. Cái chết của cụ tổ đã để lại cho mọi người trong gia đình nhiều niềm hạnh phúc, chính cụ cố Hồng còn cho thêm tiền Xuân Tóc đỏ khi hắn là người gây ra cái chết của cụ Tổ.

Đáng ra Xuân Tóc đỏ phải là người bị trừng phạt vì gây ra cái chết đó, nhưng hắn không bị trừng phạt mà ngược lại còn được đáp thêm cho ít tiền từ cụ cố Hồng, ngay chính chi tiết này đã cho người đọc thấy được sự đối lập sâu sắc trong tác phẩm. Hình ảnh cái chết của cụ Tổ trở thành niềm vui và sự mong đợi từ rất từ lâu của rất nhiều con cháu trong gia đình này, nó không phải là sự xót xa trước cái chết đó mà nó là sự hạnh phúc, khi được hưởng gia tài lớn mà cụ Tổ để lại.

Xuất phát từ lòng tham vô đáy của tất cả những con người này, mà đám ma trở thành niềm vui sướng cho chính con người của họ. Đồng tiền đã biến họ trở thành những con người dơ bẩn, bán rẻ lương tâm. Ở đây tác giả cũng đã khắc họa sâu sắc hình ảnh đối lập thể hiện ngay trong chính nhan đề của tác phẩm. Những hành động đó thật đáng xấu hổ, đáng bị lên án. Trong cảnh đưa tang tác giả cũng đã thể hiện sâu sắc nét mặt của từng người thể hiện trong tác phẩm, mỗi người mang một vẻ hạnh phúc riêng, sự hạnh phúc đó thể hiện trong nét mặt và hành động của từng người.

hanh

Đối với cụ cố Hồng tỏ ra đáng thương, chống gậy lụ khụ khóc lóc trước quan tài, còn cô Tuyến ngay thơ mặc trên mình bộ quần áo trắng, cũng tỏ ra đau xót. Còn đối với bà văn mình mang trong mình thái độ hồ hởi, xót ruột khi mãi không được mặc những đồ xơ gai tân thời, với chiếc mũ viền trắng… Tất cả bọn họ chỉ là những kẻ bất hiếu, hành động thật xấu xa, vô độ.

Tất cả những hành động trong các thành viên gia đình cụ cố Tổ đều thể hiện họ là những kẻ vô văn hóa, không có lương tâm, họ bất hiếu vì bị đồng tiền làm mờ mắt. Ở đây tác giả không chỉ phê phán những con người này mà còn phê phán xã hội thối nát, đã biến những con người này trở thành nô lệ của đồng tiền, họ bị mờ mắt và bị đồng tiền làm mờ mắt, chính những điều đó làm cho họ trở thành những con rối.

Bên cạnh những hành động của những kẻ trong gia đình nhà cụ Tổ mà còn xuất hiện những con người đưa tang, họ cũng thể hiện những thói lố bịch, coi đây là nơi để hội họp, khoa mẽ đủ thử và bàn luận ở đây. Ở đây có lẽ không phải là một thành phần mà nó hội tụ tất cả các thành phần trong gia đình và xã hội đều hành động những trò lố lăng, làm suy thoái đạo đức của một xã hội.

Chính đám tang là nơi để họ trưng diện bản thân, làm những trò đồi bại, họ là những con người xuất xa, đê tiện, thật hèn hạ. Trong cảnh đám tang đó họ làm những trò lố bịch làm gia tăng thêm tính chất phê phán đối với những đối tượng này, họ là những con người thật đáng trách. Biến đám tang để cho họ thể hiện mình.

Một xã hội bị đảo lộn về trật tự, tất cả đều bị chìm đắm trong những cảnh lố lăng. Vì lòng tham, tội ác mà họ trở thành nô lệ của đồng tiền. Nghịch lý hơn cả khi Xuân Tóc đỏ là thủ phạm gây nên cái chết cho cụ Tổ mà hắn lại được mọi người cho rằng hắn đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người, tất cả những chi tiết đó đã thể hiện sâu sắc được những lố lăng mà tác giả đang thể hiện trong tác phẩm.

Cả tác phẩm đã phê phán những thói lố lăng, cạch cỡm của những kẻ bất hiếu, những người đến dự cũng là những người không có văn hóa, họ coi đám tang là nơi để trưng diễn, khoe mẽ những thứ mà mình có. Thật đáng kinh bỉ và phê phán sâu sắc.

Tác phẩm đã để lại cho người đọc rất nhiều tiếng cười sâu cay và mang tính chất phê phán sâu sắc.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHAN TICH NHUNG CON NGUOI TRONG GIA DINH CU TO VA NGUOI DUA TANG

PHÂN TÍCH NHỮNG CON NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH CỤ TỔ VÀ NGƯỜI ĐƯA TANG

 EM HAY PHAN TICH NHUNG CON NGUOI TRONG GIA DINH CU TO VA NGUOI DUA TANG

 EM HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG CON NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH CỤ TỔ VÀ NGƯỜI ĐƯA TANG

0