28/05/2017, 20:06

Phân tích bi kịch Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu trùng đài

Đề bài: Em hãy phân tích bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu trùng đài. Mỗi tác phẩm đều được xây dựng lên bởi những nhân vật điển hình và trong tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm như thế, nó khắc họa sâu sắc hình tượng người nghệ sĩ Vũ Như Tô. Tác phẩm đã để lại cho ...

Đề bài: Em hãy phân tích bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu trùng đài. Mỗi tác phẩm đều được xây dựng lên bởi những nhân vật điển hình và trong tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm như thế, nó khắc họa sâu sắc hình tượng người nghệ sĩ Vũ Như Tô. Tác phẩm đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc bởi những hình ảnh hấp dẫn, sinh động, trong đó chúng ta cần phải giải quyết vấn đề giữa hình tượng người nghệ sĩ với nghệ thuật được thể hiện sâu ...

Đề bài: Em hãy phân tích bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu trùng đài.

Mỗi tác phẩm đều được xây dựng lên bởi những nhân vật điển hình và trong tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm như thế, nó khắc họa sâu sắc hình tượng người nghệ sĩ Vũ Như Tô.

Tác phẩm đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc bởi những hình ảnh hấp dẫn, sinh động, trong đó chúng ta cần phải giải quyết vấn đề giữa hình tượng người nghệ sĩ với nghệ thuật được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm. Mỗi tình huống để lại cho người đọc nhiều day dứt trước tấm bi kịch nhiều máu và nước mắt của Vũ Như Tô. Vốn là một người nghệ sĩ tài hoa, với những lý tưởng cao đẹp vì nghệ thuật, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật này với lý tưởng cách mạng, hình ảnh đó cũng để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, trước lý tưởng và nghệ thuật bị thiêu trụi trước những lý tưởng và đời sống thực tại của nhân dân.

Hình tượng người nghệ sĩ xuất hiện trong tác phẩm đã làm tăng lên sự hấp dẫn bởi hình ảnh một tượng đài nguy nga tráng lệ được xây dựng lên, tuy nhiên nó cũng để lại cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc nhất về hình tượng của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, luôn theo đuổi cái đẹp. Vũ như Tô là người nghệ sĩ tài hoa, với ước mơ sẽ xây dựng lên một công trình nguy nga tráng lệ và dường như ông đã bỏ quên đi nghệ thuật trước tiên phải phụng sự nhân dân, xuất phát từ nhân dân.

Đúng như Nam Cao đã từng nói, nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải xuất phát từ những kiếp lầm than, quả đúng như thế, nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống của nhân dân, phải đi từ những nỗi khổ đau của nhân dân. Nghệ thuật phải biết phụng sự cho cuộc sống của nhân dân. Và trong chính tác phẩm này, tác giả đã quên đi những điều đó mà chỉ đi tìm lấy nghệ thuật cao siêu, hơi xa rời với thực tiễn, nghệ thuật muốn trường tồn phải biết xuất phát từ nhân dân, phụng sự nhân dân. Nghệ thuật phải là những gì gần gũi và mang bóng dáng của nhân dân.

vinh-biet-cuu-trung-dai

Nghệ thuật trong tác phẩm đã thể hiện được sâu sắc, nó sâu lắng trong từng lời văn câu chữ, với cách sáng tạo và gợi tả nên nhiều tình huống hấp dẫn, tác giả đã xây dựng được những hình tượng nhân vật điển hình, trong đó nó mang đậm nét những giá trị của nghệ thuật. Và một triết lý được đúc kết ra đó là nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải biết xuất phát từ những nỗi đau khổ của nhân dân.

Chính những điều đó đã gây nên những mâu thuẫn sâu sắc nhất được thể hiện trong tác phẩm, nghệ thuật đó không đơn thuần là cái đẹp mà nó còn gắn liền với sinh mạng của nhân dân. Để xây dựng nên một Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ biết bao nhiêu xương máu của nhân dân phải đổ xuống nơi đây, biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của nhân dân đã rơi xuống đây, chính những điều đó đã trở thành những nỗi đau khổ mà nhân dân đang phải gánh chịu.

Sự mâu thuẫn đó đã lên đến cao trào khi lý tưởng và nghệ mà Vũ NHư Tô cố gắng xây dựng đã bị dập tắt, tất cả đều bị phá vỡ, người nghệ sĩ cũng phải chịu những chua sót, đắng cay. Hình ảnh đó cũng khắc họa sâu sắc nhất hình tượng người nghệ sĩ thất bại trên con đường đi tìm nghệ thuật.

Đáng lẽ nghệ thuật nên gắn liền với những cái gần gũi, thân thương và luôn gắn liền với những khoảnh khắc của nhân dân, luôn biết phụng sự nhân dân. Một người nghệ sĩ chân chính, cũng là những người nghệ sĩ luôn xuất phát từ nhân dân, lấy dân làm gốc. Thế nên người nghệ sĩ Vũ Như Tô này mới phải chịu một bi kịch xót xa trước hình ảnh ông bị giết và cửu trùng đài cũng bị thiêu trụi hết.

Hình ảnh của người nghệ sĩ thất bại trên con đường đi tìm cái đẹp cũng là nỗi xót xa khi mất đi một nhân tài. Nhưng có lẽ dụng ý mà tác giả muốn thể hiện thật sâu sắc, nghệ thuật luôn phải xuất phát từ nhân dân, từ cái nhỏ nhất, không nên đi quá xa dời và vì nghệ thuật viễn vông.

Với những chi tiết hết sức tiêu biểu, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người nghệ sĩ trên con đường đi tìm nghệ thuật, nghệ thuật của lý tưởng, của cái đẹp, nhưng cuối cùng lại bị chôn vùi đi mọi thứ. Người nghệ sĩ cũng phải chịu cái kết đau đớn, nó như một án tử hình về việc xây dựng cái đẹp trên xương máu của nhân dân.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

BI KICH CUA VU NHU TO TRONG VINH BIET CUU TRUNG DAI

BI KỊCH CỦA VŨ NHƯ TÔ TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

 PHAN TICH BI KICH CUA VU NHU TO TRONG VINH BIET CUU TRUNG DAI

 PHÂN TÍCH BI KỊCH CỦA VŨ NHƯ TÔ TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

0