28/05/2017, 20:06

Suy nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh Bà- người luôn dành sự quan tâm, che chở cho những đứa cháu nhỏ dại, bà ân cần chỉ bảo những lẽ hay, đạo lí ở đời. Hình ảnh người bà hiện lên tha thiết, ấm áp như ánh nắng ban trưa, gợi về trong tâm trí của người cháu bao ...

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh Bà- người luôn dành sự quan tâm, che chở cho những đứa cháu nhỏ dại, bà ân cần chỉ bảo những lẽ hay, đạo lí ở đời. Hình ảnh người bà hiện lên tha thiết, ấm áp như ánh nắng ban trưa, gợi về trong tâm trí của người cháu bao nhiêu dòng hồi ức, kỉ niệm đẹp đẽ bên bà. Ta có thể bắt gặp tình cảm bà cháu sâu nặng ấy trong bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh là một gương mặt ...


Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Bà- người luôn dành sự quan tâm, che chở cho những đứa cháu nhỏ dại, bà ân cần chỉ bảo những lẽ hay, đạo lí ở đời. Hình ảnh người bà hiện lên tha thiết, ấm áp như ánh nắng ban trưa, gợi về trong tâm trí của người cháu bao nhiêu dòng hồi ức, kỉ niệm đẹp đẽ bên bà. Ta có thể bắt gặp tình cảm bà cháu sâu nặng ấy trong bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh.

Xuân Quỳnh là một gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu trong phong trào thơ trẻ chống Mĩ, bà thường hướng sự quan tâm đến đời sống tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. Vì vậy mà khi viết về đề tài chiến tranh, đề tài người lính thì Xuân Quỳnh cũng không giống những nhà thơ khác đi xây dựng lại không khí ác liệt, hào hùng của cuộc kháng chiến hay hình ảnh anh hùng của những người lính, bà đi sâu vào thế giới tâm hồn để phát hiện ra những vẻ đẹp bên trong những con người ấy.

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục…cục tác cục ta”

Trên cuộc hành quân ra trận của những người lính, họ đã có cuộc dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ. Tại đây, âm thanh tiếng gà nhảy ổ vừa quen thuộc, vừa thân thương đã gợi dậy trong họ bao nhiêu cảm xúc thiêng liêng. Tác giả Xuân Quỳnh đã miêu tả cụ thể, chi tiết âm thanh tiếng gà trưa “Cục cục tác cục ta” đây là âm thanh tiếng gà mái khi chúng bắt đầu nhảy ổ và đẻ trứng. Âm thanh của cuộc sống ấy đã xua đi được sự mỏi mệt của đôi bàn chân và đồng thời cũng mở ra những kí ức của tuổi thơ của những người lính:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Tiếng gà tưởng như quá quen thuộc với cuộc sống của con người, trong không gian của buổi trưa hè, âm thanh ấy vang lên như xua đi mọi mệt mỏi, đẩy lùi được khói lửa của chiến tranh mà dội lên trong tâm hồn những người lính dòng nước mát lành, đó là dòng kí ức của tuổi thơ tươi đẹp. Và nổi bật nhất trong dòng kí ức ấy chính là những kỉ niệm bên bà:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lăng mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”

Cũng trong không gian buổi trưa, cũng là âm thanh tiếng gà gáy ấy đã vọng lại tiếng nói của bà. Người bà thấy cháu đứng nhìn gà đẻ, sợ cháu sẽ gặp phải những xui xẻo nên đã mắng “gà đẻ mà mày nhìn/ Rồi sau này lang mặt”. Người cháu lúc ấy đã lo lắng chạy vào nhà để soi gương.Những kỉ niệm dường như không có gì đặc biệt ấy lại hằn sâu trong kí ức của người cháu, bởi nó mang hình bóng của bà, chứa chan tình thương, sự quan tâm của bà đối với đứa cháu nhỏ dại.

Như vậy, bài thơ Tiếng gà trưa vừa gợi ra được bức tranh cuộc sống đầy gần gũi, quen thuộc với tiếng gà gáy, vừa mở ra bức tranh tâm trạng đầy cảm động của tình bà cháu. Qua đó cũng cho ta thấy được những nét đẹp trong tâm hồn của những người lính.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

XUÂN QUỲNH

TIẾNG GÀ TRƯA

TIENG GA TRUA

BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA

0