28/05/2017, 20:06

Tâm trạng của Bác trong bài thơ Cảnh khuya

Đề bài: Viết bài văn miêu tả tâm trạng của bác trong bài thơ Cảnh khuya Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần viết về trăng, hình ảnh mặt trăng, ánh trăng xuất hiện trong nhiều trang thơ của người nhằm thể hiện những nội dung tư tưởng khác nhau. Bài thơ Cảnh khuya là ...

Đề bài: Viết bài văn miêu tả tâm trạng của bác trong bài thơ Cảnh khuya Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần viết về trăng, hình ảnh mặt trăng, ánh trăng xuất hiện trong nhiều trang thơ của người nhằm thể hiện những nội dung tư tưởng khác nhau. Bài thơ Cảnh khuya là một bài thơ như thế, viết về trăng Hồ Chí Minh thể hiện được xúc cảm trước thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời qua đó thể hiện được tâm trạng của người thi sĩ, người chiến sĩ ...

Đề bài: Viết bài văn miêu tả tâm trạng của bác trong bài thơ Cảnh khuya

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần viết về trăng, hình ảnh mặt trăng, ánh trăng xuất hiện trong nhiều trang thơ của người nhằm thể hiện những nội dung tư tưởng khác nhau. Bài thơ Cảnh khuya là một bài thơ như thế, viết về trăng Hồ Chí Minh thể hiện được xúc cảm trước thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời qua đó thể hiện được tâm trạng của người thi sĩ, người chiến sĩ trong đêm trăng.

Bài thơ Cảnh khuya được Hồ Chí Minh sáng tác năm 1948- đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam.Lúc này thì Hồ Chí Minh đang ở căn cứ địa Việt Bắc để chỉ huy trực tiếp cho kháng chiến. Trong một đêm trăng đẹp, người đã viết lên bài thơ Cảnh khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Ở trong hai câu thơ đầu, Bác đã mở ra một khung cảnh tuyệt sắc của núi rừng Việt Bắc tại thời khắc đêm khuya. Bức tranh được vẽ ra với đầy đủ màu sắc, âm thanh và đường nét. Tiếng suối được Hồ Chí Minh so sánh với âm thanh của tiếng hát xa, trong không gian mênh mông, hùng vĩ của núi rừng vang lên âm thanh suối chảy mà trong cảm nhận của người thì nó du dương, truyền cảm như tiếng hát xa của người nghệ sĩ vọng lại.

Ta có thể thấy đây là sự liên tưởng vô cùng độc đáo, Bác đã tạo được sự liên kết giữa âm thanh thiên nhiên với âm thanh của con người. Trong thơ ca Trung đại ta cũng từng bắt gặp một sự so sánh tương tự trong bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, có khác đó là Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Hình ảnh cũng hiện lên vô cùng sống động với hình ảnh của ánh trăng khuya soi sáng xuống tán cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ in bóng lên những khóm hoa “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, cách liên tưởng độc đáo của người cũng làm cho hình ảnh bỗng sống động, gợi ra những liên tưởng chân thực cho người đọc.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đến đây, bức tranh tâm trạng được mở ra với những lo lắng, suy tư của một vị lãnh tụ, một người chiến sĩ cách mạng. nếu trong hai câu thơ trên ta thấy được một người thi sĩ rung động trước cảnh sắc tuyệt mĩ của thiên nhiên thì đến đây ta lại thấy được những nét suy tư, lo lắng của con người dành hết tâm huyết, dành hết cuộc đời cho dân, cho nước, đó chính là người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Như vậy, bài thơ Cảnh khuya được đan lồng hài hòa hai bức tranh thơ, đó là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong đêm khuya và bức tranh tâm trạng của chính Hồ Chí Minh, tuy hai mà một, những bức tranh ấy đều làm nổi bật lên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh, một vẻ đẹp đáng trân trọng

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CẢNH KHUYA

CANH KHUYA

BÀI THƠ CẢNH KHUYA

HỒ CHÍ MINH

0