05/06/2017, 10:39

Lịch sử những cải tiến kĩ thuật của công nghiệp dệt may

Những cải tiến kĩ thuật của công nghiệp dệt may: Năm 1773, một công nhân người Anh tên là Giôn-cây đã phát minh ra thoi bay. Trước đây, người thợ dệt phải dùng tay đẩy các con thoi chạy giữa các hàng sợi, thì nay họ chỉ dùng sức chân là có thể đẩy con thoi chạy qua chạy lại. Thoi bay đã làm cho ...

Những cải tiến kĩ thuật của công nghiệp dệt may: Năm 1773, một công nhân người Anh tên là Giôn-cây đã phát minh ra thoi bay. Trước đây, người thợ dệt phải dùng tay đẩy các con thoi chạy giữa các hàng sợi, thì nay họ chỉ dùng sức chân là có thể đẩy con thoi chạy qua chạy lại. Thoi bay đã làm cho năng suất lao động tăng lên gấp đôi. Năm 1764, người thợ dệt là Giêm Hac-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi mang tên con gái ông là máy Jen-ny, có thể kéo cùng một lúc 16 - 18 cọc suốt do một ...

Những cải tiến kĩ thuật của công nghiệp dệt may:

Năm 1773, một công nhân người Anh tên là Giôn-cây đã phát minh ra thoi bay. Trước đây, người thợ dệt phải dùng tay đẩy các con thoi chạy giữa các hàng sợi, thì nay họ chỉ dùng sức chân là có thể đẩy con thoi chạy qua chạy lại. Thoi bay đã làm cho năng suất lao động tăng lên gấp đôi.

Năm 1764, người thợ dệt là Giêm Hac-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi mang tên con gái ông là máy Jen-ny, có thể kéo cùng một lúc 16 - 18 cọc suốt do một công nhân điều khiển. Lượng sợi tăng lên nhanh chóng thúc đẩy việc dệt. Có thể nói việc phát minh ra máy kéo sợi là bước khởi đầu của sự phân công giữa việc kéo sợi với dệt vải.

Năm 1769, máy kéo sợi chạy bàng sức nước của Ri-sớt Ac-crai-to làm giảm bớt sức lao động cùa con người. Ông được coi là ông tổ cùa nền công nghiệp dệt.

Năm 1785, kĩ sư Et-mơn Cac-rai-to sáng chế ra máy dệt, đưa năng suất lên gấp 39 lần. Đồng thời các khâu tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa cùng đưọc cài tiến.

Nhưng những nhà máy chạy bằng sức nước gặp nhiều khó khăn vì các công xưởng đều phải đưa ra gần sông và về mùa đông nước đóng băng, nhà máy không hoạt động được. Năm 1769, một thực nghiệm viên của trường đại học ở Luân Đôn là Giêm Oát đà sáng chế ra máy hơi nước, đến năm 1784 thì hoàn thiện trở thành động cơ nhiệt vạn năng chạy bằng than và nước. Việc sử dụng máy hơi nước vào sản xuất, trong đó có ngành dệt đã gây nên những chuyển biến lớn. Để ghi công lao to lớn này cùa Giêm Oát, khi ông mất người ta dựng bia kỉ niệm với dòng chừ “Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh cùa con người”.

0