12/02/2018, 16:24

Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Đề bài: Em hãy g iải thích câu tục ngữ “ Tiên học lễ, hậu học văn ” Bài làm Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ bao đời nay vẫn còn lưu giữ được những giá trị thật là vẹn nguyên. Những bài học của ông cha ta như cũng đã gửi gắm cho ...

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn

Bài làm

Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ bao đời nay vẫn còn lưu giữ được những giá trị thật là vẹn nguyên. Những bài học của ông cha ta như cũng đã gửi gắm cho chúng ta rất nhiều thông qua các câu tục ngữ sâu sắc, ta như thấy được đó chính là trong câu "Tiên học lễ, hậu học văn" như cũng đã thế hiện cho người đọc tầm quan trọng của nhân cách của người học trò.

Qua đó tha như cũng thấy được đó cũng chính là câu nói của "thánh hiền" mà các cụ đồ nho ngày trước thường dùng để răn dạy học trò. "Tiên học lễ, hậu học văn"thực sự  không hẳn là một câu tục ngữ nhưng được lưu truyền như một câu tục ngữ, hàm chứa một bài học đạo lí sâu sắc.

Đầu tiên ta cũng phải hiểu được câu này có ý nghĩa đó là gì? "Tiên" có nghĩa là là trước, "hậu" được hiểu là sau. "Học lễ" chính là việc người đi học lễ nghĩa, đạo đức… "Học văn" chúng ta có thể hiểu được đó có nghĩa là học văn chương, văn hóa, chữ nghĩa, khoa học, kỹ thuật… Tóm lại cả câu"Tiên học lễ, hậu học văn" như muốn nói đó chính là trước tiên phải học lễ nghĩa đạo đức, đồng thời cũng chính là đạo lí làm người, và ta như cũng biết được sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa. Chúng ta khi mà học các kiến thức khẳng định việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một điều vô cùng quan trọng để hình thành nhân cách văn hóa cho thanh thiếu nhi. Dễ dàng có thể nhận thấy được câu "Tiên học lễ, hậu học văn" được đánh giá chính là một châm ngôn đã được khắc sâu vào hồn người qua hàng nghìn năm lịch sử.

Để hiểu sâu sắc hơn câu tục ngữ này ta phải hiểu được mục đích học tập là gì? Học tập ở đây chính là việc học để làm người. Và ta như thấy được con người có nhân cách và có văn hóa. Học đồng thời cũng là việc để trở nên tài giỏi, người công dân tốt, người lao động giỏi. Lớn lao hơn nữa đó chính là việc có thể đem đức tài làm rạng rỡ cho gia đình, và học cũng là một cách cống hiến, phục vụ đắc lực cho Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh".

Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Trong cuộc sống hai yếu tố đức và tài là hai tố chất hợp thành nhân cách văn hóa. Cho nên chúng ta cũng phải biết được rằng việc học như là để phát triển đức, tài. Ta như cũng có thể nhận thấy được đạo đức là cái gốc của con người. Tài năng chỉ có thể phát triển rực rỡ trên nền tảng đạo đức. Cây cối chúng ta cũng phải sâu rễ, gốc bền mới có nhiều hoa thơm trái ngọt. Con người chúng ta cũng vậy, đạo đức cũng chính là tư cách, đồng thời cũng chính là những điều kiện làm nảy nở tài năng. Chính vì lý do đó, người dạy cũng như người đọc phải biết "Tiên học lễ, hậu học văn" một cách sâu sắc. Ta dường như cũng phải hiểu và nhận biết được rằng, chính một khi người học chưa được giáo dục không tới nơi thì cho dù "học văn" vì có "học văn" cũng vô ích mà thôi. Trong cuộc sống ta như biết được những người có tài mà kém đức là vô dụng, và họ dường như cũng chỉ làm nên những chuyện bất lương. Việc chúng ta mà học giỏi văn, toán… được điểm cao, nhưng bất hiếu, vô lễ, càn quấy… thì có giá trị gì? Tất cả chúng ta cũng phải phấn đấu trở nên con ngoan, lễ phép, vâng lời, chăm học chăm làm… của cha mẹ. Và ta như cũng đã thấy được rằng, cũng chính phải là người học sinh biết kính thầy, mến bạn, giúp đỡ bạn bè và nỗ lực học giỏi.

"Tiên học lễ, hậu học văn" được coi chính là một định hướng, một phương châm giáo dục giúp học trò có thể trở thành những con người vừa có đức, vừa có tài.

Thực sự ta nhưng thấy được câu nói của cổ nhân trên đây làm chứa một nội dung sâu sắc về việc dạy và việc học. Nói việc con người phải "học lễ" trước, "học văn" sau không có nghĩa tách rời nhau ra cả. Thực sự ta như thấy được việc chúng ta học lễ chính là việc có thể để đảm bảo cơ sở cho việc học văn, học văn để phát huy việc học lễ. Chúng ta cũng phải nhớ rằng việc mà "học văn" sau không có nghĩa là coi nhẹ việc học tập văn hóa. Nếu nói như vậy là không đúng, chúng ta cần phải có kiến thức chuyên môn giỏi thì mới có thể thành công và phục vụ lại được cuộc sống của chính chúng ta cũng như của cả đất nước nữa. Và bạn hãy nên nhớ đừng học văn hóa một cách đơn thuần mà phải thực sự đầu tư trau dồi học tập kiến thức mới. Chúng ta cũng không nên cứ coi trong quá phần “lễ” mà quên mất việc quan trọng là phần lĩnh hội kiến thức. Khi con người ta mà có ý thức tốt và nghiêm túc học hành chắc chắn sẽ có được kết quả đáng mong ước. Ngược lại, nếu như chúng ta lại quá coi trọng kiến thức mà không biết lễ, nghĩa rất dễ rơi vào việc cho chúng ta tự phụ và cũng không được mọi người kính trọng.

Thực sự câu "Tiên học lễ, hậu học văn" có giá trị như một châm ngôn giúp học sinh chúng ta nâng cao nhân cách để chúng ta có thể hoàn thiện hơn trong cuộc sống này. Lời dạy của ông cha thật thâm thúy biết bao nhiêu.

Minh Nguyệt

0