12/02/2018, 16:24

Chứng minh câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”  

Đề bài: Em hãy chứng minh câu ca dao “ Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” Bài làm Từ xưa cho đến nay con người Việt Nam ta đã có rất nhiều truyền thống quý báu. Đó chính là đạo lý “Uống nước nhớ ...

Đề bài: Em hãy chứng minh câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn       

Bài làm

Từ xưa cho đến nay con người Việt Nam ta đã có rất nhiều truyền thống quý báu. Đó chính là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” hay lòng tương thân tương ái, “thương người như thể thương thân”,… Tất cả các đạo lý đó đã làm nên một dân tộc Việt Nam đầy yêu thương và tạo cho dân tộc ta sự đoàn kết. Những tình cảm đó dường như cũng đã được khắc ghi và thể hiện trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc như bài ca dao ca ngợi, khuyên răn con người phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Không thể phủ nhận được cứ khi nhắc đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau thì người ta lại gợi liên tưởng đến bài học của người xưa để lại. Ta như cũng đã thấy được câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm và cũng thật gần gũi với người dân lao động đó là hình ảnh “bầu” và “bí”. Bầu và bí chính là một loại cây mà người nông dân trước đây hay trồng. Hai loại cây này tuy tên gọi cũng như hình dáng có đôi phần khác nhau, nhưng điều đáng nói đó chính là chúng đã được trồng chung trên một mảnh đất, cũng như được bắc chung một giàn tre mà người dân đã làm giàn cho hai cây này leo. Thực sự có thể nhận thấy được rằng, hai cây này thì chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Có lẽ chính vì vậy ta như lại càng cảm thấy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau hơn bao giờ hết. “Tuy rằng khác giống” là thế nhưng lại chung một giàn. Nói hình ảnh của sự vật để nói chuyện con người quả đúng thật là sư tài tình của ông cha ta để lại trong các câu ca dao, tục ngữ.

Chứng minh câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”  

Đối với câu ca dao trên nói chuyện bầu và bí để nói và nhắn nhủ con người ta rất nhiều điều. T dường như thấy được con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống. Điều này như muốn nói tuy không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân” nhưng con người ta lại sống chung một làng, một xã và cùng một đất nước với nhau.

Dễ dàng có thể nhận thấy được chính hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, hay cùng mọt làng quê êm đềm,…. Và cũng rất có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Câu ca dao như muốn nhắn nhủ bầu cũng hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm chúng ta cũng hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

Trong cuộc sống thì không một ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai ai thì cũng đều có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, cũng như chung xóm. Và hơn hết ta như thấy được ai ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Và cũng chính bởi vậy mà chúng ta lại như càng thêm thân thiết hơn. Trong văn hóa của người Việt thì lại rất coi trọng tình làng lẽ xóm. Cho nên cũng đã có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, những người gần gũi vơi snhau thì xũng sẽ giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Có lẽ chính vì vậy mà “Chung một giàn” sẽ phải giúp đỡ nhau nhiều hơn.

Thực tế trong cuộc sống ngày nay cũng đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta, đặc biệt cứ mỗi khi có giặc ngoại xâm. Ta có thể nhận thấy được chính trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Thế rồi ta cũng như thấy được cũng chính từ miền ngược tới miền xuôi, và từ Bắc chí Nam. Về độ tuôi thì từ cụ già đến trẻ em ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Lý do để họ cùng đồng lòng ở đây đó chính là vì họ đều là thành viên, là công dân của đất nước Việt Nam.

Ta dường như cũng thấy được rằng thời buổi hiện nay, thì đất nước ta đã thống nhất nhưng không phải mọi miền đều giàu có như nhau. Có lẽ rằng, chính cuộc sống của mọi người cung khác biệt. Xã hội như cũng tồn tại được những người quanh năm làm lụng vất vả nhưng không sao đủ cái ăn, cái mặc. Thế rồi trái với đó lại có những người rất giàu sang, đầy đủ. Ta dường như cũng thấy được theo truyền thống yêu thương của dân tộc đang yêu cầu thì chính mỗi người cũng cần phải giúp đỡ người nghèo xóa đói giảm nghèo. Thế rồi nững người giàu có giúp người nghèo vay vốn làm ăn, cũng như phải góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện chính là thể hiện tinh thần đẹp muôn đời của dân tộc đó chính là “lá lành đùm lá rách”. Lúc đó thì mới tạo ra được cuộc sống ý nghĩa, đáng sống hơn và sống có  mục đích hơn.

Thực sự mà nói trong cuộc sống nếu như thiế vắng tình thương thì sẽ thật buồn biết bao nhiêu. Có ai đó đã từng nói “Nơi lạnh nhất trên trái đất không phải là Bắc cực, mà nơi lạnh nhất trên trái đất này chính là nơi thiêu tình thương”. Vậy, chúng ta đã chung một nước tại sao chúng ta không đem những tình thương yêu đó để giúp đỡ, sưởi ấm cho nhau, và để cuộc sống như thật ý nghĩa hơn nhỉ?

Minh Nguyệt

Từ khóa tìm kiếm

  • chứng minh rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý:bầu ơi thương lấy chung một giàn
0