28/05/2017, 19:42

Giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hai hình tượng nhân vật Mị và A Phủ

Đề bài: Dựa vào hai nhân vật A Phủ, Mị phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm mà nhà văn Tô Hoài muốn gửi đến bạn đọc. “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập “ Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài – Tác phẩm được tặng giải Nhất Hội Văn Nghệ Việt Nam năm 1954-1955. ...

Đề bài: Dựa vào hai nhân vật A Phủ, Mị phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm mà nhà văn Tô Hoài muốn gửi đến bạn đọc. “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập “ Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài – Tác phẩm được tặng giải Nhất Hội Văn Nghệ Việt Nam năm 1954-1955. Một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của truyện là nghệ thuật xây dựng nhân vật Chàng trai A Phủ và Cô gái Mị chân thực và sống động đã làm truyền tải thông ...

Đề bài: Dựa vào hai nhân vật A Phủ, Mị phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm mà nhà văn Tô Hoài muốn gửi đến bạn đọc.
 
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập “ Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài – Tác phẩm được tặng giải Nhất Hội Văn Nghệ Việt Nam năm 1954-1955. Một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của truyện là nghệ thuật xây dựng nhân vật Chàng trai A Phủ và Cô gái  Mị chân thực và sống động đã làm truyền tải thông điệp giá trị nhân đạo rõ nét. Bên cạnh nhân vật Mị gây xúc động, thổn thức trong lòng người về số phận khổ đau và sức sống tiềm tàng thì nhân vật A Phủ lại tạo nên dấu ấn khó quên về vẻ đẹp gan góc quật cường đầy khí chất của chàng trai dân tộc thiểu số. Tất cả đã đọng lại trong lòng độc giả qua tài năng của tác giả.

Tác giả chú trọng nhan bài tuy giản dị mà thể hiện đầy đủ, tác giả thể hiện tư tưởng chủ đạo của truyện, hình dung một cặp vợ chồng Người Mèo vùng núi cao phải chịu và sống trong thời đại của giai cấp thống trị miền núi trước Cách mạng, và mọi chuyện được giải quyết khi họ  tìm đến ánh sáng của Đảng, của Bác.

A PHU

Nhân vật Mị, A Phủ được gửi gắm tiếng nói tình  thương và sự đông cảm của tác giả rõ nét. Ở họ có số phận đau khổ giống nhau nhưng mỗi nhân vật là một tính cách khác  nhau. Tác giả dường như thiên về đồng cảm với số phận khổ đau của những người phụ nữ qua nhân vật điển hình Cô Mị. Như giới thiệu ban đầu, Mị vốn là một cô gái đẹp, trẻ trung, hồn nhiên và có tài thổi sáo, và có bao nhiêu người mê, ngày đêm theo Mị- dấu hiệu một vẻ đẹp tâm hồn phong phú và lãng mạn, sức sống trẻ trung rạo rực. Thấy Mị xinh đẹp, thống lí Pá Tra muốn bố Mị gả cô cho con trai mình để trừ nợ. Đó là món nợ tiền  kiếp từ gia đình, vì nó mẹ Mị đã ra đi, bố cũng già cả. Sự hiếu thảo, người yêu chuộng tự do Cô Mị suy nghĩ cương quyết không. Cô chăm chỉ và tất nhiên muốn tự tay mình lao động nương rẫy trả nợ thay cho Bố. Nhưng mình Mị không thể chống lại cường quyền tàn ác, Mị bị con trai nhà Thống lí bắt đem về cúng trình ma nhà nó, dưới thân phân con dâu trừ nợ, Mị bước vào một trang đời toàn khổ đau, Mị bị bóc lột sức lao động một cách tàn nhẫn : “ làm việc không kể ngày đêm, khổ còn hơn cả con trâu, con ngựa nhà nó..” .                    

Còn xúc cảm về nỗi đau khổ tinh thần của con người, Tô Hoài sáng tạo những hình ảnh khó quên ngay từ đầu thiên truyện đó là hình ảnh một con người từ tươi tắn, đẹp giờ đã bị biến thành một cái bóng “ ngồi quay sợi gai bên tảng đá…lúc nào cũng vậy, cúi mặt, mặt buồn rười rượi, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa..”. TĐặc biệt “căn buồng của Mị chỉ có cái cửa sổ bằng lòng bàn tay, Mị ngồi trông ra chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng”. Cái ngục thất tinh thần đã khiến Mị chai sạn, nhựa sống trong cô gái như cạn kiệt. Với Mị, lúc ấy cuộc sống dường như đã không còn ý nghĩa, cô sống vật vờ như một cái bóng mất ý niệm về thời gian, ý nghĩa cuộc sống cũng đã bị hủ tiêu, Mị ở lâu trong cái khổ cũng thành quen.Ngày đầu bị bắt, “có đến đêm nào Mị cũng khóc, và ước có nắm lá ngón ở đây để được chết..” nhưng giờ đây, Mị không nghĩ đến cái chết nữa , thật đáng thương cho cô.

Bên cạnh đó, Tác giả cũng không quên nhấn mạnh A Phủ như một hiện thân đau khổ của một nông nô miền núi. A Phủ thì cũng sinh ra trong một gia đình nghèo như cô Mị, nhưng khổ hơn cô và điều đó cũng làm A Phủ mạnh mẽ hơn bất cứ người đàn ông nào cùng bản gia đình chàng đã mất sau một đại dịch, tuổi thơ bị bắt đem bán, lớn lên không có cơ ngơi học hành, gia đạo phải đi làm thuê tứ phương. A Phủ cũng vốn là một chàng trai khỏe mạnh, giỏi trồng trọt, săn bắn (chạy nhanh như ngựa, biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, cày giỏi, và săn bò rất bạo), chàng chăm chỉ, cũng chỉ vì cái nghèo, mồ côi nên không thể lấy nổi một cô vợ. Chỉ vì đánh A Sử, đánh con quan, đánh con nhà giàu trước sự bất bình với sự gây sự vô lý  của bọn A Sử, mà A Phủ bị bắt về đánh phạt vạ một cách nhục hình, sau đó trở thành người gạt nợ- đi ở không công cho nhà thống lí. Và nhà thống lí độc ác, còn nhân cơ hội phạt vạ chàng trai đứng trói đến chết, chỉ vì một lần lầm lỡ để hổ ăn thịt một con bò, chàng buộc trở thành vật đền mạng cho con bò ấy nói lên thân phận con người ở nhà thống lí bị coi rẻ mạt không bằng hẳn một con vật., cùng lời nguyền độc địa “ đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi..” càng làm số phận chàng trai này bế tắc. 

Tưởng rằng số phận sẽ kết thúc ở đây với trang đời tăm tối như địa ngục trần gian này của cả cô gái và chàng trai này, nhưng không, như đã nói ở những con người này là những sức sống tiềm tàng, sức mạnh chỉ tạm thời bị dập tan, như tro tàn âm ỉ chỉ đợi ngọn gió lành thổi bùng lên. Nhà văn của chúng ta rất tinh tế khi đã phát hiện ra và bày tỏ lòng trân trọng cũng như ngợi ca những nét đẹp cao quý trong tâm hồn này ở những người nghèo miền núi. Chỉ riêng với nhân vật Mị, tuy chỉ là người phụ nữ nhỏ nhắn, mảnh mai,ưa nhìn đại diện cho phái yếu nhưng ẩn sâu trong cô cũng như là một tính cách điển hình cho sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên giải phóng của số ít người phụ nữ miền núi trước Cách mạng. Kiếp đời của cô gái tự do, giàu sức sống ở nhà thống lí  bị chà đạp nhân phẩm lẫn thể xác, làm việc hì hục không tiếng nói như con trâu con ngựa, những ngày đầu ta thấy hành động bất ngờ bao lần muốn tìm đến cái chết để được giải thoát.

Năm ấy, Tết dường như đến sớm hơn mọi năm, không khí rộn ràng bao trùm cả bản làng. Mị uống rượu ừng ực từng bát rồi say đến lịm người, cái say ấy giúp cô nhớ nhung những ngày còn con gái, nhớ những đêm xuân, lãng quên đi thực tại. Mị ngồi một mình trong đêm muộn, lắng nghe tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng, tha thiết. Mị nhẩm theo, hơi rượu làm cho Mị say, nhưng vẫn mơ hồ nhớ rằng Mị vẫn là con người,có quyền tự do, đánh thức lòng Mị, cô đã quyết định táo bạo theo con tim đi thắp sáng đèn, muốn đi chơi, cô cuốn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa. Chỉ một ý niệm đánh dấu sự chuyển biến trong tâm hồn, sức sống phơi phới đã quay trở về, vẫn luôn cháy rực trong lòng cô. Nhưng Việc A Sử xuất hiện ngay tại thời điểm đã đưa xung đột lên đỉnh điểm, cuộc phản kháng đã tạm thời dừng lại.Và đọc tiếp câu chuyện, ta dường như nhận ra đầu mối của sự đánh thức khát vọng lần cuối nơi Mị chính nhờ A Phủ. A Phủ vì tội đánh A Sử khi khí tiết của anh không thể chịu được sự ngang trái đã bị bắt phạt vạ 100 bạc trắng. A Phủ khốn khổ đã phải trở thành người ở đợ cho Pá Tra, nhưng chẳng có việc gì chàng không làm được, rồi dến lần bị bắt trói đứng, bị đánh phạt vạ, A Phủ im lìm như cái tượng đá.Mấy đêm liền, chàng chết đau, chết đói, chết khát.Nhìn thấy A Phủ trong những sáng sớm thổi lửa hơ tay, dần dần sự hờ hững của Mị đã lùi bước trước dòng lệ lấp lánh trên hõm má chàng.

Từ tình thương người đến thương thân trước số phận đồng cảnh ngộ lớn dần, ý thức được sự tàn bạo vô lí, bất công “chúng nó thật độc ác”. Nhiều suy nghĩ thúc đẩy đưa Mị đi đến hành động  nguy hiểm nhưng táo bạo, phù hợp với tính cách nhân vật lúc này từ sức sống tiềm tàng phát triển thành sức mạnh vùng lên giải phóng cô dùng dao cắt lúa cắt dây trói cho A Phủ. Khi được Mị cắt dây trói, lúc đầu chàng khuỵu xuống vì kiệt sức, sau đó quật sức nghe theo lời nói của Mị “đi đi” như để chạy trốn cái chết, cô Mị với lòng ham sống và tình thương người trỗi dậy hơn bao giờ cô Mị chạy trốn theo, lời đầu tiên cô thốt ra “ A Phủ, cho tôi theo với, ở đây thì chết mất” và bắt đầu đi tìm một cuộc đời mới. 

Tác giả đã nâng giá trị nhân đạo của tác phẩm lên bằng giải pháp tất yếu để đem lại hạnh phúc cho những số phận bị áp bức, đau khổ như hai nhân vật. Giúp truyền đạt thông điệp của Mị là cứu người đồng thời cũng là tự cứu lấy mình, hai người bất chấp hoàn cảnh nguy hiểm nếu như bị bắt.  hành động cao quý vùng lên giải phóng , cùng một lúc thoát khỏi hai ngục tù là ngục tù cường quyển và ngục tù cường quyền phong kiến. Đưa nhân vật từ nô lệ tới tự do, từ bóng tối đến ánh sáng là thành công lớn trong cách dẫn dắt câu chuyện như một hướng giải thoát kết truyện tốt đẹp với cả hai. Nhưng chưa dừng lại ở đó, “Vợ chồng A Phủ” đến Phiềng Sa để thành những người đồng chí. Được giác ngộ cách mạng, A Phủ thành tiểu đội trưởng du kích, cùng Mị,đồng đội bảo vệ quê hương,tác giả  đưa họ trở thành chủ nhân của cuộc đời mới.

Qua tác phẩm, tái hiện cho ta thấy một chế độ phong kiến đầy hủ tục hà khắc, ách thống trị của bọn quan lại hống hách đã đẩy cuộc đời người lao động miền núi vào cơ cực, tăm tối. Nhưng len lỏi đâu đó, những số phận không cam chịu được tác giả nhấc lên, tuy nhiều lần bị trà giá đắt cho tinh thần chống lại cường quyền nhưng cũng không bao giờ dập tắt được khát vọng tự do và sức sống, sự phản kháng mãnh liệt ở họ, chính họ là nhân tố giúp tìm đường, tuyên truyền giúp đồng bào niềm tin đi theo con đường mới đầy tự do, công bằng, hạnh phúc. Nhấn mạnh, ca ngợi Cách mạng và Đảng ta. Đây là giá trị nhân đạo tuyệt vời nó bền vững với thời gian và vẫn gây ấn tượng mạnh với nhiều thế hệ độc giả. 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHÂM TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ TRONG TÁC PHẨM 

MIÊU TẢ TÍNH CÁCH NHÂN VẬT MỊ ĐƯỢC BỘC LỘ QUA ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN

GIA TRI NHAN VAN MA TAC PHAM MANG LAI
 

0