28/05/2017, 19:42

Diễn biến tâm lý của Mị trong chặng đường cuối trước khi cùng A Phủ chốn thoát

Đề bài: Diễn biến tâm lý Mị – sức sống tiềm tàng mãnh liệt được bùng cháy mãnh liệt nhất trong chặng đường cuối khi gặp A Phủ. Là nhà văn nhân đạo, Tô Hoài không thể để nhân vật của mình sống trong vô thức vô vọng nên ông đã sáng tạo ra một chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm thức dậy con ...

Đề bài: Diễn biến tâm lý Mị – sức sống tiềm tàng mãnh liệt được bùng cháy mãnh liệt nhất trong chặng đường cuối khi gặp A Phủ. Là nhà văn nhân đạo, Tô Hoài không thể để nhân vật của mình sống trong vô thức vô vọng nên ông đã sáng tạo ra một chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm thức dậy con người nhạy cảm trong Mị. Đó là lúc ngọn lửa hồng bừng sáng lên, Mị ngẫu nhiên quay sang nhìn A Phủ và nhận thấy hai mắt anh cũng mở “ một dòng nước mắt lấp lánh bò ...

Đề bài: Diễn biến tâm lý Mị – sức sống tiềm tàng mãnh liệt được bùng cháy mãnh liệt nhất trong chặng đường cuối khi gặp A Phủ. 

Là nhà văn nhân đạo, Tô Hoài không thể để nhân vật của mình sống trong vô thức vô vọng nên ông đã sáng tạo ra một chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm thức dậy  con người nhạy cảm trong Mị. Đó là lúc ngọn lửa hồng bừng sáng lên, Mị ngẫu nhiên quay sang nhìn A Phủ và nhận thấy hai mắt anh cũng mở “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại của A Phủ”.

Một người con trai vốn ngang tàn mạnh mẽ bây giờ lại phải lặng lẽ rơi lệ. Giọt nước mắt đàn ông lấp lánh trong ánh lửa cho thấy sự bất lực tuyệt vọng giống như một lời kêu cứu khẩn thiết. Giọt nước mắt A Phủ đã làm tan chảy trái tim băng giá của Mị để nhịp đập lại rung lên thiết tha. Cô đã từ cõi quên trở về miền đất nhớ. Mị bồi hồi nhớ lại đêm năm trước cô bị A Sử bắt trói, cũng từng rơi nước mắt đắng cay, nước mắt chảy xuống cổ xuống miệng không thể tự lau được. Mị nhận ra nỗi đau của A Phủ bằng chính nỗi đau của bản thân mình, sự đồng cảnh ngộ đã dẫn dắt trái tim vô cảm của Mị trở về với sự đồng cảm đầu tiên. 

hoa

Cô xót xa nhớ lại ngày trước ở nhà Pá Tra có người đàn bà bị bắt trói đến chết. Cô nghĩ tới cái chết sắp tới của A Phủ và nhận ra sự tàn bạo bất công ngang trái ở nhà thống lí: “ chúng nó thật độc ác, cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết…ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Còn người kia việc gì phải chết thế”. Đây là nhận thức báo hiệu một tinh thần phản kháng chống lại cường quyền và thần quyền.Mị tự độc thoại nội tâm, bất bình thay cho người khác và cô thấy mình không thể dửng dưng được nữa. 

Trái tim đầy thương tích của Mị bổng trở nên thương thân, thương người và có đủ sức mạnh để hành động: “Mị tưởng một lúc nào biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, Mị phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Trong hoàn cảnh này, Mị cũng không thấy sợ , rút con dao nhỏ, cắt dây trói cho A Phủ. Như vậy nguyên nhân khiến Mị cởi trói cho A Phủ là do sự thúc đẩy cảm giác bất bình phẫn uất, do thức tỉnh lòng nhân hậu thương người, sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ.Đây là sự vùng dậy tự phát đột ngột và quyết liệt của cô con dâu trừ nợ. Tuy nhiên, khi A Phủ quật sức vùng chạy xa khỏi cái chết, Mị bỗng hiểu cái điều mình cần phải làm ngay lập tức là giải thoát cho đời mình khỏi sự đầy ải tàn bạo của cường quyền và thần quyền trong bao năm qua.

Nhà văn miêu tả hành động của Mị trong những câu văn ngắn cùng những động từ mạnh gấp gáp “Mị cũng chạy vụt ra…Mị vẫn băng đi.Mị đuổi kịp..Mị nói,thở…”không còn những dòng độc thoại nội tâm bởi hành động của Mị nhanh hơn cả lí trí, hành động sống được thôi thúc bởi khát vọng sống mãnh liệt trong lòng Mị.Người đàn bà vốn lặng lẽ vô hồn đang hối hả tư cứu mình, cất lên được tiếng nói : “A Phủ cho tôi đi” , đi để được sống. Từng câu nói dứt khoát đã thể hiện sức sống của cô sơn nữ. 

Mị vùng lên chống lại độc ác bất công để cứu cuộc đời mình, cuộc đời A Phủ, cuộc đời của những con người thấp cổ bé họng.Đây chính là cái nhìn nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. Từ diễn biến tâm trạng và hành động của Mị, tác giả đã khẳng định một điều thật ý nghĩa: Chỉ cần có tấm lòng đồng cảm yêu thương và sức sống mãnh liệt dẻo dai thì những người dân nô lệ miền núi sẽ có đủ sức mạnh để vượt qua nhà tù phong kiến, nhờ hành động bứt phá táo bạo của Mị mà trang đời tối tăm đau khổ ở Hồng Ngài đã khép lại để mở ra một trang đời mới tươi sáng hơn ở khu du kích Phiềng Sa. Hành động cắt dây trói cho A Phủ còn chứng mình được một quy luật: Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh bởi vì những người dân nghèo miền núi không bao giờ chịu cúi đầu khuât phục. 

Trong tập Truyện Tây Bắc thì Vợ chồng A Phủ là câu chuyện ấn tượng sâu đậm nhất kể về câu chuyện số phận người lao động ở vùng cao Tây Bắc. Ở tác phẩm này ta không chỉ giúp ta nhận ra tính cách của nhân vật Mị được tác giả chú trọng miêu tả đời sống nội tâm sâu sắc, nhân vật được lưu lại trong trí nhớ chúng ta rõ nét,càng nhấn mạnh thêm hình ảnh người phụ nữ miền núi bị áp bức đau khổ nhưng vẫn tiềm tàng bên trong một sức sống mãnh liệt, tạo sự đồng cảm giữa nhà văn và độc giả đến nhân vật.Sức sống của Mị luôn được bộc lộ ngay trong tình huống bi thảm nhất, mà đó cũng là bước ngoặt lớn của cuộc đời cô đưa cô đến với ánh sáng tự do và quan trọng hơn cả là ánh sáng của cách mạng bên người chồng cùng chí hướng chống lại, bài trừ bọn phong kiến thực dân chà đạp áp bức người dân lao động cực khổ vùng cao.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

NHÂN VẬT MỊ TRONG TÁC PHẨM " VỢ CHỒNG A PHỦ" MANG THÔNG ĐIỆP GÌ

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG MỊ TRONG ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN

TIẾNG SAO TRONG ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN 

0