28/05/2017, 19:42

Suy nghĩ về đoạn thơ Cảnh ngày xuân

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn trích Cảnh ngày xuân Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là kiệt tác của nền văn học Việt Nam trung đại, tác phẩm góp phần đưa văn học Việt Nam hội nhập vào với nền văn học đầy sôi động của thế giới. Đặc sắc của Truyện Kiều không chỉ ...

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn trích Cảnh ngày xuân Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là kiệt tác của nền văn học Việt Nam trung đại, tác phẩm góp phần đưa văn học Việt Nam hội nhập vào với nền văn học đầy sôi động của thế giới. Đặc sắc của Truyện Kiều không chỉ nằm ở nội dung nhân văn nhân đạo mà còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tả cảnh bậc thầy của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” cho ta ...

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn trích Cảnh ngày xuân

Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là kiệt tác của nền văn học Việt Nam trung đại, tác phẩm góp phần đưa văn học Việt Nam hội nhập vào với nền văn học đầy sôi động của thế giới. Đặc sắc của Truyện Kiều không chỉ nằm ở nội dung nhân văn nhân đạo mà còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tả cảnh bậc thầy của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” cho ta thấy rõ nét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên cũng như đặc tả tâm trạng của con người trong không khí của ngày xuân.

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, mùa xuân cũng gợi lên bao nguồn cảm hứng cho các thi nhân Việt Nam, do đó đây là một đề tài quen thuộc trong thi ca. Trong dòng cảm hứng ấy, nếu không khéo léo, các tác giả sẽ dễ bị trùng lặp những hình ảnh, hay bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm đi trước, từ đó mà khó có thể sáng tạo ra những bài thơ thể hiện được dấu ấn của bản thân mình. Nhưng đối với Nguyễn Du thì khác, với bản lĩnh của người nghệ sĩ tài hoa, đề tài thiên nhiên quen thuộc bỗng trở nên mới mẻ, đầy hấp dẫn qua đoạn trích Cảnh ngày xuân:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ngày xuân ở đây được Nguyễn Du đặc tả với những hình ảnh quen thuộc, đó chính là hình ảnh của chim én, nhưng ngày xuân cũng chảy trôi nhanh chóng như những con thoi trên khung cửi. Hình ảnh đặc sắc nữa điển hình cho ngày xuân đó chính là “thiều quang”, tức ánh sáng đẹp của ngày xuân, nhưng mới đó cũng đã sáu chục ngày xuân trôi qua, xuân mới đến mà giờ đã qua tháng giêng, tháng hai mà vội vã vào tháng ba.

Trong sự tiếc nuối ngày xuân, Nguyễn Du cũng đã kịp nhận ra những cảnh sắc tươi non, rạng rỡ mang dấu ấn của ngày xuân, đó chính là những đám cỏ xanh mướt trải dài đến phía cuối của chân trời “Cỏ non xanh tận chân trời”, trên nền xanh mướt ấy lại được điểm xuyết bởi sắc trắng của những cánh hoa lê càng làm cho bức tranh mùa xuân thêm sinh động, rực rỡ.

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”

Mùa xuân cũng là mùa của những lễ hội mà điển hình nhất là Thanh minh- thời gian để những người thân trong gia đình đi tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của người thân, đồng thời cùng là cơ hội để nam thanh nữ tú đi trẩy hội mùa xuân “Gần xa nô nức yến anh”. Đó là những đoàn người kéo về dự lễ hội của mùa xuân, chị em Thúy Kiều cũng bị cuốn vào không khí nhộn nhịp vui tươi đó  “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”.

“Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Trong lễ hội mùa xuân ấy, khắp nơi là những nam thanh nữ tú kéo về trẩy hội khiến cho không khí mùa xuân vốn rộn rã, tấp nập càng thêm náo nhiệt, tươi vui. Ngựa xe qua lại nhiều như nước, ai nấy đều  khoác lên mình những bộ quần áo đẹp nhất, rực rỡ nhất để cùng nhau hòa mình vào lễ hội mùa xuân “Ngựa xe như nước áo quần như nêm”. Bên những vệ đường là cảnh tượng vàng mã, tiền giấy được đốt, thể hiện sự thành kính với những người đã mất “Ngổn ngang gò đống kéo lên/Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Như vậy, tất cả không khí rộn ràng, tươi đẹp của mùa xuân cùng những lễ hội náo nức, nhộn nhịp được NGuyễn Du tái hiện một cách chân thực qua đoạn trích Cảnh ngày xuân, đó là những lễ hội truyền thống của dân tộc, mang yếu tố dân tộc vào tác phẩm đã làm cho Truyện Kiều trở nên gần gũi, chân thực hơn đối với cuộc sống của những người dân.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHỊ EM THÚY KIỀU

THUY KIEU

THÚY KIỀU

THÚY VÂN

0