05/02/2018, 13:01

Em hiểu như thế nào về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay?

Đề bài: Em hiểu như thế nào về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay? Bài làm “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Là một trong những câu ca dao định hướng và giúp con người nắm được mục tiêu của mọi cuộc giao tiếp trong cuộc sống. Hiện nay, xã hội phát triển, ...

Đề bài: Em hiểu như thế nào về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay? Bài làm “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Là một trong những câu ca dao định hướng và giúp con người nắm được mục tiêu của mọi cuộc giao tiếp trong cuộc sống. Hiện nay, xã hội phát triển, con người cũng theo đó phát triển, học sinh sinh viên là thế hệ mầm non, tương lai của đất nước. Ngày nay, lời ăn tiếng nói không còn quá là quan trọng như thời lễ giáo phong kiến, con người không quá quan trọng, không quá câu nệ về lời ăn tiếng nói, đó chính là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta phải tìm hiểu về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay. Em hiểu như thế nào về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay? Lời nói là sự biểu hiện về mặt kiến thức kĩ năng của một người. Hằng ngày chúng ta giao tiếp với nhau thông qua lời ăn, tiếng nói, hành động và thái độ của mỗi người. Qua lời nói, cử chỉ, hành động của mỗi người ta có thể đánh giá được con người của hộ, trình độ học thức cũng như hiểu biết của con người. Với lứa tuổi học sinh, việc sử dụng lời nói, cử chỉ như thế nào đặc biệt quan trọng, lứa tuổi này đang có sự hình thành và phát triển nhân cách con người, định hình cho sự phát triển về sau này. Việc ăn nói sao cho phải, sao cho đúng với đạo đức xã hội là rất quan trọng, để dao sau khi người khác nhìn vào sẽ có thiện cảm, sẽ có cái nhìn tạo cho mình cảm giác tự tin nhất. Ngày nay, có thể thấy, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang dễ bị “lung lay” nhất. Bao nhiêu thói hư, bao nhiêu tật xấu cũng được các em học tập và du nhập vào một cách nhanh nhất. Cái xấu và cái tốt khoảng cách rất mong manh. Cái xấu và cái tốt đều cùng một xuất phát điểm du nhập vào lứa tuổi này. Nhanh hay chậm theo thời gian mà du nhập vào lứa tuổi này. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng đã là minh chứng rõ trong cách ăn nói, cư xử của lứa tuổi này. Một học sinh được coi là không văn minh, lịch sự là học sinh luôn sử dụng những từ ngữ thô tục, luôn cứng đầu, đưa ra những lời nói không cần suy nghĩ trước sau. Thái độ làm người khác khó chịu, luôn không biết điểm dừng và có thể dơ nắm đấm bất kì lúc nào. Đó không thể là khuôn mẫu mà học sinh hiện nay hướng đến. Để đánh giá về một hay nhiều người, người ta dựa vào lời ăn tiếng nói của họ. Một học sinh được gọi là học sinh văn minh, lịch sự là những lời nói không bậy bạ, không văng tục chửi thề, không nói bóng, nói gió người khác. Đó đơn giản là những từ ngữ trong sáng, hòa đồng. Suy nghĩ và hành động tích cực, luôn hướng đến và nghĩ đến người khác. Có ý thức rõ ràng về những gì mà mình nói. Thái độ thể hiện sự tôn trọng đối với người giao tiếp, thái độ cũng là phần rất quan trọng trong cuộc giao tiếp. Sự văn minh trong lời ăn tiếng nói của học sinh cần đòi hỏi thái độ khi giao tiếp của học sinh. Khi thấy người lớn hơn, cần phải lễ phép, chào hỏi cẩn thận, đối với bạn đồng trang lứa cần phải nhã nhặn hòa đồng, đối với các bạn nhỏ tuổi hơn mình, cần phải nhường nhịn, có chừng mực, trở thành tấm gương để các bạn noi theo. Ngày nay, ta có thể dễ thấy, việc thay đổi trong lời ăn tiếng nói của học sinh là vấn đề cần được quan tâm. Mỗi người cần phái ý thức hơn nữa về tầm quan trọng trong lời nói của mỗi người để có một xã hội văn minh, lành mạnh. Mỗi học sinh là một trong số những mầm non tương lai của đất nước, hơn hết mỗi người cần ý thức cho mình ăn nói sao cho đúng mực, sao cho chuẩn với xã hội, với trường học, với thầy cô, bè bạn. “Một con sâu làm dầu nồi canh”, chính vì thế cần loại bỏ con sâu trước khi làm ảnh hưởng tới cả nồi canh. Mỗi cá nhân cần ý thức bản thân mình cần phấn đấu có những chuẩn mục đạo đức nhất định, để tự biến mình thành một tấm gương sáng cho mọi người noi theo, hơn là một con sâu làm dầu nồi canh. Hà Vũ Em hiểu như thế nào về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay?5 (100%) 1 đánh giá

Đề bài:

Bài làm

“Lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Là một trong những câu ca dao định hướng và giúp con người nắm được mục tiêu của mọi cuộc giao tiếp trong cuộc sống. Hiện nay, xã hội phát triển, con người cũng theo đó phát triển, học sinh sinh viên là thế hệ mầm non, tương lai của đất nước. Ngày nay, lời ăn tiếng nói không còn quá là quan trọng như thời lễ giáo phong kiến, con người không quá quan trọng, không quá câu nệ về lời ăn tiếng nói, đó chính là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta phải tìm hiểu về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay.


Lời nói là sự biểu hiện về mặt kiến thức kĩ năng của một người. Hằng ngày chúng ta giao tiếp với nhau thông qua lời ăn, tiếng nói, hành động và thái độ của mỗi người. Qua lời nói, cử chỉ, hành động của mỗi người ta có thể đánh giá được con người của hộ, trình độ học thức cũng như hiểu biết của con người. Với lứa tuổi học sinh, việc  sử dụng lời nói, cử chỉ như thế nào đặc biệt quan trọng, lứa tuổi này đang có sự hình thành và phát triển nhân cách con người, định hình cho sự phát triển về sau này. Việc ăn nói sao cho phải, sao cho đúng với đạo đức xã hội là rất quan trọng, để dao sau khi người khác nhìn vào sẽ có thiện cảm, sẽ có cái nhìn tạo cho mình cảm giác tự tin nhất.

Ngày nay, có thể thấy, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang dễ bị “lung lay” nhất. Bao nhiêu thói hư, bao nhiêu tật xấu cũng được các em học tập và du nhập vào một cách nhanh nhất. Cái xấu và cái tốt khoảng cách rất mong manh. Cái xấu và cái tốt đều cùng một xuất phát điểm du nhập vào lứa tuổi này. Nhanh hay chậm theo thời gian mà du nhập vào lứa tuổi này. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng đã là minh chứng rõ trong cách ăn nói, cư xử của lứa tuổi này.

Một học sinh được coi là không văn minh, lịch sự là học sinh luôn sử dụng những từ ngữ thô tục, luôn cứng đầu, đưa ra những lời nói không cần suy nghĩ trước sau. Thái độ làm người khác khó chịu, luôn không biết điểm dừng và có thể dơ nắm đấm bất kì lúc nào. Đó không thể là khuôn mẫu mà học sinh hiện nay hướng đến.

Để đánh giá về một hay nhiều người, người ta dựa vào lời ăn tiếng nói của họ. Một học sinh được gọi là học sinh văn minh, lịch sự là những lời nói không bậy bạ, không văng tục chửi thề, không nói bóng, nói gió người khác. Đó đơn giản là những từ ngữ trong sáng, hòa đồng. Suy nghĩ và hành động  tích cực, luôn hướng đến và nghĩ đến người khác. Có ý thức rõ ràng về những gì mà mình nói. Thái độ thể hiện sự tôn trọng đối với người giao tiếp, thái độ cũng là phần rất quan trọng trong cuộc giao tiếp.

Sự văn minh trong lời ăn tiếng nói của học sinh cần đòi hỏi thái độ khi giao tiếp của học sinh. Khi thấy người lớn hơn, cần phải lễ phép, chào hỏi cẩn thận, đối với bạn đồng trang lứa cần phải nhã nhặn hòa đồng, đối với các bạn nhỏ tuổi hơn mình, cần phải nhường nhịn, có chừng mực, trở thành tấm gương để các bạn noi theo.

Ngày nay, ta có thể dễ thấy, việc thay đổi trong lời ăn tiếng nói của học sinh là vấn đề cần được quan tâm.  Mỗi người cần phái ý thức hơn nữa về tầm quan trọng trong lời nói của mỗi người để có một xã hội văn minh, lành mạnh. Mỗi học sinh là một trong số những mầm non tương lai của đất nước, hơn hết mỗi người cần ý thức cho mình ăn nói sao cho đúng mực, sao cho chuẩn với xã hội, với trường học, với thầy cô, bè bạn. “Một con sâu làm dầu nồi canh”, chính vì thế cần loại bỏ con sâu trước khi làm ảnh hưởng tới cả nồi canh. Mỗi cá nhân cần ý thức bản thân mình cần phấn đấu có những chuẩn mục đạo đức nhất định, để tự biến mình thành một tấm gương sáng cho mọi người noi theo, hơn là một con sâu làm dầu nồi canh.

Hà Vũ

0