05/02/2018, 13:00

Bình luận về câu nói: Học đi đôi với hành

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Học đi đôi với hành” Bài làm Trong cuộc sống, việc học và tích lũy cho mình vốn tri thức, vốn kinh nghiệm là rất cần thiết. Việc trang bị cho cuộc sống những kiến thức là rất cần thiết và quan trọng, song những kiến thức ấy nếu chỉ ở dạng lý thuyết thì nó ...

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Học đi đôi với hành” Bài làm Trong cuộc sống, việc học và tích lũy cho mình vốn tri thức, vốn kinh nghiệm là rất cần thiết. Việc trang bị cho cuộc sống những kiến thức là rất cần thiết và quan trọng, song những kiến thức ấy nếu chỉ ở dạng lý thuyết thì nó chỉ là chất xám của con người. Con người trong quá trình học tập cần phải đi đôi với thực hành. Thực hành là cách con người sẽ tiếp thu nhanh nhất về mặt nhận thức, như câu nói: “Học đi đôi với hành”. Có nhà thi hào người Đức từng có câu châm ngôn khiến dân tình thế thái khó có thể quên về kiến thức: “Mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời mãi xanh tươi” để nhấn mạnh sự cần thiết giữa việc học và hành, nếu lý thuyết – tri thức ở dạng chất xám thì nó mãi mãu chỉ là chất xám. Nếu những bản vẽ mà không được thi công thì nó chỉ nằm mãi trên giấy, rồi những đất đai sẽ bỏ không, chẳng ai mảy may tới, chúng ta trong đầu chỉ có “Hy vọng” về một tòa nhà, một trung tâm thương mại “trên giấy”. Từ bản vẽ, qua đó dựng được một ngôi nhà là quá trình từ tri thức đến thực tế. Những kiến thức mà người thợ học được qua nhiều lần thực hành đến một điểm nào đó sẽ chín muồi, sẽ có thể dựng nên những tòa nhà hào nhoáng, nguy nga. Vế thứ nhất, “Mọi lý thuyết đều màu xám” ám chỉ những kiến thức nhà trường, sách vở. Tại sao lại gọi là “màu xám” vì đó là chất xám, là tri thức hãy còn ngủ quên trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, để từ lý thuyết mà có thể hiểu được chỉ có cách thực hành. Một người viết văn giỏi lập luận giỏi không nhất thiết phải giỏi ngay từ khi khai sinh, anh ta chắc hẳn trước đó đã bị mọi người ném đá, mọi người chê cười, chắc hẳn trước đó anh ta cứ viết đi xong rồi lại xé, lại viết lại. Không ai sinh ra là đã hoàn hảo, con người cần có quá trình tư duy “chất xám” qua quá trình thực hành, thực tế mới có được những tích lũy những kinh nghiệm trong cuộc sống. Tại sao nói “cây đời mãi xanh tươi” vò mọi lý thuyết nếu không được đưa vào thực hành để con người tư duy nó thì cũng như nhìn cây đời, cây cuộc sống mãi chỉ có một màu. Cây đời có xanh tươi hay không, chỉ con người với những tri thức mới có thể tìm ra được. Bình luận về câu nói: “Học đi đôi với hành” Lenin đã dạy: “Học, học nữa, học mãi” đó như là lời dặn thế hệ sau, con người hiện nay đang bão hòa trong kiến thức, chính vì vậy, con người cần chắt lọc kiến thức. Khi đã óc kiến thức cơ sở, con người cần biến những kiến thức đó thành của mình thông qua việc thực hành từ lý thuyết. Việc học đi đôi với hành là rất quan trọng. Học là quá trình lĩnh hội kiến thức, hành là quá trình biến từ sự lĩnh hội lần một qua sự ghi nhớ trong tiềm thức qua thực hành. Nói một cách dễ hiểu, một số ví dụ minh chứng cho học đi đôi với hành là cách học hiệu quả như sau. “Học đi đôi với hành” là trạng thái thực hiện song song giữa học và thực hành, thực hành cũng là một cách học. Khi học ngành điện lạnh, thợ điện lạnh sẽ được học cách đọc bản vẽ để lắp đặt điều hòa. Nếu trên lý thuyết, chỉ cần áp đúng bản vẽ vào là có thể lắp đặt được, song trên thực tế, việc lắp đặt cần phải dựa trên các điều kiện thực tế, nếu thợ điều hòa là người giỏi về lý thuyết mà ít thực hành, cọ sát thực tế sẽ khó trong việc ước lượng, những tình huống nước trong điều hòa trào ngược cũng khó xử lý được vì thợ này chưa qua thực hành nhiều. Người thơ giỏi là người nắm giỏi cả lý thuyết, cả thực hành. Một ví dụ khác trong việc học tiếng anh, cũng cần thiết đi đôi giữa lý thuyết và thực hành, người nói và sử dụng ngoại ngữ giỏi là người đã từng thực hành rất nhiều với các bạn trong lớp hoặc với người nước ngoài nên họ mới tích lũy cho mình ốn kiến thức, vốn từ vụng rộng lớn. Có thể thấy, trong cuộc sống, trong môi trường học thuật đang rất rất cần tinh thần học “học đi đôi với hành. Khi lý thuyết và thực hành đi đôi với nhau, người ta vừa hiểu được lý thuyết cũng như có thể áo dụng vào trong thực tế. “Học đi đôi với hành” là rất cần thiết, học nắm được lý thuyết mới chỉ được 50%, học có thực hành người học nắm được 100%. Sinh viên Việt Nam riêng, người Việt Nam nói chung đang mắc một điểm yếu rất lớn đó là học thiếu hành. Ở trường học dạy cho sinh viên cách viết văn miêu tả, văn nghị luận, văn thuyết minh,.. nhưng lại không cho sinh viên được viết nhiều về thể loại mình học, mỗi loại chỉ nói qua về mặt lý thuyết mà không chú trọng việc thực hành của sinh viên. Bốn năm đai học sư phạm chỉ có vài tháng thực tập đã trở thành giáo viên. Có thể thấy, giáo dục nước ta đã và đang gặp nhiều lỗ hổng, lỗ hổng lớn nhất đó là: “Học đi đôi với hành”. “Học đi đôi với hành” cần được đẩy mạnh trong phong trào sinh viên, thúc đẩy hành động song song với lý thuyết phần nào giúp học sinh, sinh viên nắm được tốt kiến thức của mình để phát triển kinh tế đất nước. Là một học sinh, em tự ý thức bản thân mình cần phải học tập rèn luyện hơn nữa trong phong trào “Học đi đôi với hành” để làm chủ kiến thức, làm chủ tương lai. Hà Vũ Bình luận về câu nói: Học đi đôi với hànhDánh giá bài viết

Đề bài: Bình luận về câu nói: “Học đi đôi với hành”

Bài làm

Trong cuộc sống, việc học và tích lũy cho mình vốn tri thức, vốn kinh nghiệm là rất cần thiết. Việc trang bị cho cuộc sống những kiến thức là rất cần thiết và quan trọng, song những kiến thức ấy nếu chỉ ở dạng lý thuyết thì nó chỉ là chất xám của con người. Con người trong quá trình học tập cần phải đi đôi với thực hành. Thực hành là cách con người sẽ tiếp thu nhanh nhất về mặt nhận thức, như câu nói: “Học đi đôi với hành”.

Có nhà thi hào người Đức từng có câu châm ngôn khiến dân tình thế thái khó có thể quên về kiến thức: “Mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời mãi xanh tươi” để nhấn mạnh sự cần thiết giữa việc học và hành, nếu lý thuyết – tri thức ở dạng chất xám thì nó mãi mãu chỉ là chất xám. Nếu những bản vẽ mà không được thi công thì nó chỉ nằm mãi trên giấy, rồi những đất đai sẽ bỏ không, chẳng ai mảy may tới, chúng ta trong đầu chỉ có “Hy vọng” về một tòa nhà, một trung tâm thương mại “trên giấy”. Từ bản vẽ, qua đó dựng được một ngôi nhà là quá trình từ tri thức đến thực tế. Những kiến thức  mà người thợ học được qua nhiều lần thực hành đến một điểm nào đó sẽ chín muồi, sẽ có thể dựng nên những tòa nhà hào nhoáng, nguy nga. Vế thứ nhất, “Mọi lý thuyết đều màu xám” ám chỉ những kiến thức nhà trường, sách vở. Tại sao lại gọi là “màu xám” vì đó là chất xám, là tri thức hãy còn ngủ quên trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, để từ lý thuyết mà có thể hiểu được chỉ có cách thực hành.

Một người viết văn giỏi lập luận giỏi không nhất thiết phải giỏi ngay từ khi khai sinh, anh ta chắc hẳn trước đó đã bị mọi người ném đá, mọi người chê cười, chắc hẳn trước đó anh ta cứ viết đi xong rồi lại xé, lại viết lại. Không ai sinh ra là đã hoàn hảo, con người cần có quá trình tư duy “chất xám” qua quá trình thực hành, thực tế mới có được những tích lũy những kinh nghiệm trong cuộc sống. Tại sao nói “cây đời mãi xanh tươi” vò mọi lý thuyết nếu không được đưa vào thực hành để con người tư duy nó thì cũng như nhìn cây đời, cây cuộc sống mãi chỉ có một màu. Cây đời có xanh tươi hay không, chỉ con người với những tri thức mới có thể tìm ra được.


Lenin đã dạy: “Học, học nữa, học mãi” đó như là lời dặn thế hệ sau, con người hiện nay đang bão hòa trong kiến thức, chính vì vậy, con người cần chắt lọc kiến thức. Khi đã óc kiến thức cơ sở, con người cần biến những kiến thức đó thành của mình thông qua việc thực hành từ lý thuyết. Việc học đi đôi với hành là rất quan trọng. Học là quá trình lĩnh hội kiến thức, hành là quá trình biến từ sự lĩnh hội lần một qua sự ghi nhớ trong tiềm thức qua thực hành. Nói một cách dễ hiểu, một số ví dụ minh chứng cho học đi đôi với hành là cách học hiệu quả như sau.

“Học đi đôi với hành” là trạng thái thực hiện song song giữa học và thực hành, thực hành cũng là một cách học. Khi học ngành điện lạnh, thợ điện lạnh sẽ được học cách đọc bản vẽ để lắp đặt điều hòa. Nếu trên lý thuyết, chỉ cần áp đúng bản vẽ vào là có thể lắp đặt được, song trên thực tế, việc lắp đặt cần phải dựa trên các điều kiện thực tế, nếu thợ điều hòa là người giỏi về lý thuyết mà ít thực hành, cọ sát thực tế sẽ khó trong việc ước lượng, những tình huống nước trong điều hòa trào ngược cũng khó xử lý được vì thợ này chưa qua thực hành nhiều. Người thơ giỏi là người nắm giỏi cả lý thuyết, cả thực hành. Một ví dụ khác trong việc học tiếng anh, cũng cần thiết đi đôi giữa lý thuyết và thực hành, người nói và sử dụng ngoại ngữ giỏi là người đã từng thực hành rất nhiều với các bạn trong lớp hoặc với người nước ngoài nên họ mới tích lũy cho mình ốn kiến thức, vốn từ vụng rộng lớn. Có thể thấy, trong cuộc sống, trong môi trường học thuật đang rất rất cần tinh thần học “học đi đôi với hành. Khi lý thuyết và thực hành đi đôi với nhau, người ta vừa hiểu được lý thuyết cũng như có thể áo dụng vào trong thực tế.

“Học đi đôi với hành” là rất cần thiết, học nắm được lý thuyết mới chỉ được 50%, học có thực hành người học nắm được 100%. Sinh viên Việt Nam riêng, người Việt Nam nói chung đang mắc một điểm yếu rất lớn đó là học thiếu hành. Ở trường học dạy cho sinh viên cách viết văn miêu tả, văn nghị luận, văn thuyết minh,.. nhưng lại không cho sinh viên được viết nhiều về thể loại mình học, mỗi loại chỉ nói qua về mặt lý thuyết mà không chú trọng việc thực hành của sinh viên. Bốn năm đai học sư phạm chỉ có vài tháng thực tập đã trở thành giáo viên. Có thể thấy, giáo dục nước ta đã và đang gặp nhiều lỗ hổng, lỗ hổng lớn nhất đó là: “Học đi đôi với hành”.

“Học đi đôi với hành” cần được đẩy mạnh trong phong trào sinh viên, thúc đẩy hành động song song với lý thuyết phần nào giúp học sinh, sinh viên nắm được tốt kiến thức của mình để phát triển kinh tế đất nước. Là một học sinh, em tự ý thức bản thân mình cần phải học tập rèn luyện hơn nữa trong phong trào “Học đi đôi với hành” để làm chủ kiến thức, làm chủ tương lai. 

Hà Vũ

0