02/06/2017, 13:18

Đôi điều về Nam Cao

Đôi điều về Nam Cao – Giới thiệu về tác giả nhà văn Nam cao. I. Tiểu sử 1. Cuộc đời. Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình trung nông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đàn, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông được ăn học tử tế từ nhỏ. ...

Đôi điều về Nam Cao – Giới thiệu về tác giả nhà văn Nam cao. I. Tiểu sử 1. Cuộc đời. Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình trung nông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đàn, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông được ăn học tử tế từ nhỏ. Sau khi học hết bậc Thành chung, ông đi nhiều nơi, đi trải nghiệm, đi bôn ba khắp nơi để kiếm sống. Nhưng cuối cùng ông trở lại quê hương và tiếp tục sự nghiệp dạy chữ và viết ...

– Giới thiệu về tác giả nhà văn Nam cao.
I. Tiểu sử
1. Cuộc đời.

Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình trung nông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đàn, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông được ăn học tử tế từ nhỏ. Sau khi học hết bậc Thành chung, ông đi nhiều nơi, đi trải nghiệm, đi bôn ba khắp nơi để kiếm sống. Nhưng cuối cùng ông trở lại quê hương và tiếp tục sự nghiệp dạy chữ và viết văn của mình. Ông đã nếm trải những khó khăn, cực khổ, trật vật để có miếng cơm manh áo, nên đó cũng chính là nguyên cớ những nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao có những số phận hẩm hiu như thế.

Nhân vật qua ngòi bút của Nam Cao như được khắc họa lại hay như như được vẽ lại một cách trân thực đời sống xã hội lúc bấy giờ và những con người ấy giường như đã được ông hóa thân thật sự ngoài thực tế.  Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc.Đến năm 1948 ông đã trở thành thành viên của đoàn quân Nam tiến.Ông rất nhiệt huyết tham gia những hoạt động văn hóa phục vụ kháng chiến cứu quốc. Với tài năng và tình yêu đối với cách mạng ông đã cống hiến cho nền văn học Việt Nam những viên ngọc quý, tiếc thay cho một tài năng đang độ chín, ông đã hy sinh trên đường đi công tác vùng địch hậu liên khu III. Năm 1996, Nam Cao được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

2. Con người.

– Ông là người có tấm lòng bao la rộng lớn, nhân hậu, đồng cảm yêu thương với những số phận nhỏ bé, nghèo khổ. Bởi vậy mỗi tác phẩm của ông đều vang lên tiếng đồng vọng sâu sắc cho những số phận con người ấy.

– Nam Cao có một tâm hồn nhạy cảm, sống rất nội tâm bên trong ông là cả một suy tư có ý nghĩa lớn lao chính là đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, nhìn thấy những khát vọng lớn lao, những phẩm chất tốt đẹp của người dân sau những bề ngoài đói khổ, rách rưới ấy trong một xã hội thối nát.

– Nam Cao luôn suy tư về bản thân, cuộc sống và từ đó rút ra những triết lí sâu sắc về lẽ sống.


II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó.

– Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn nhưng ông đã dần nhận thấy ra thứ văn chương đó rất xa lạ và từ bỏ nó tiến đến với con đường nghệ thuật chủ nghĩa hiện thực. Quan điểm của ông văn chương không phải là “ánh trăng lừa dối” cũng không nên là “ánh trăng lừa dối” , phải bám sát vào đời sống của nhân dân chứ không nên đưa nó quá xa, quá cao.

– Trong quan niệm của Nam Cao, tư tưởng nhân đạo là một yêu cầu tất yếu đối với “một tác phẩm hay”, “một tác phẩm thật giá trị”.

– Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”.

– Ông nhìn nhận văn chương bằng ánh mắt thông cảm và chia sẻ. Nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình: trung thực, thận trọng trong khi viết, không dối trá, cẩu thả. Với quan niệm “sống đã rồi viết”, chính vì thế mới trở thành một nhà văn chân chính được.


2. Các đề tài chính

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính là: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Cả hai đề tài đều được nhà văn chú ý đến những số phận nhỏ bé, những tấn bi kịch của con người đặc biệt là những tấn bi kịch bị tha hóa (như Chí Phèo) đề nói lên đằng sau nó là cả một xã hội bất công.  Nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao là những thân phận nhỏ bé phải chịu sự áp bức, bóc lột và dồn nén đến đường cùng. Mỗi tác phẩm là sự gửi gắm những tình cảm, nỗi trăn trở day dứt của tác giả trước những thân phận con người như vậy.


3. Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao

– Biệt tài của Nam Cao được thể hiện rất rõ nét trong cách ông phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật. Ông thường đi sâu vào tận trong tâm hồn của nhân vật để tìm thấy khai thác được những nét đẹp rất riêng, đó cũng chính là việc ông tìm được chiều sâu trong sáng tác của mình.

– Qua hình tượng nhân vật Nam Cao thể hiện được những triết lý, lẽ sống của mình một cách rất giản dị mà không phô trương.

– Nhân vật của Nam Cao đều đạt đến một trình độ điển hình, có thể đại diện cho cả một tầng lớp, một giai cấp để thể hiện những tư tưởng mà tác giả muốn nói.

– Giọng điệu kể chuyện trong các tác phẩm của Nam Cao luôn thay đổi linh hoạt khi lạnh nhạt khi băn khoăn có khi lại rất đột ngột, mạnh mẽ mang tính hiện đại.

0