18/06/2018, 10:36

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm học 2017 - 2018 (Đề 7)

Câu 1. Ý nào dưới đây không là nguyên nhân cơ bản để nước Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chủ yếu mua các phát minh của nước ngoài. B. Nhiều nhà khoa học trên thế giới sang Mĩ định cư. C. Chính phủ Mĩ đầu tư nhiều cho nghiên cứu ...

Câu 1. Ý nào dưới đây không là nguyên nhân cơ bản để nước Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chủ yếu mua các phát minh của nước ngoài.
B. Nhiều nhà khoa học trên thế giới sang Mĩ định cư.
C. Chính phủ Mĩ đầu tư nhiều cho nghiên cứu khoa học.
D. Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
 
Câu 2. Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Liên minh Châu Âu là một tổ chức
A. quốc tế lớn nhất thế giới.
B. liên kết văn hóa chặt chẽ.
C. có vai trò quan trọng nhất trên trường thế giới.
D. liên kết khu vực chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới.
 
Câu 3. Yếu tố nào dưới đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
D. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
 
Câu 4. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định
A. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
B. vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
C. phương pháp và hình thức đấu tranh cách mạng.
D. quan hệ giữa Đông Dương với cách mạng thế giới.
 
Câu 5. Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975 do Đảng Lao độngViệt Nam đề ra và thực hiện thành công là
A. cả nước cùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước để thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam.
C. Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.
 
Câu 6. Vì sao Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
A. Các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
C. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.
D. Không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình được nữa.
 
Câu 7. Nghệ thuật quân sự chủ yếu được quân dân ta thực hiện trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là
A. bao vây, đánh lấn dần.                                         B. công kiên, đánh điểm, diệt viện.
C. đánh du kích.                                                        D. mai phục dài ngày.
 
Câu 8. Ý nào dưới đây không là ý nghĩa của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
B. Giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Rơ ve của thực dân Pháp.
D.Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
 
Câu 9. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1930 là
A. chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
C. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D. truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin.
 
Câu 10. Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện thế giới?
A. Chủ nghĩa phát xít sụp đổ hoàn toàn.
B. Làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu.
C. Khẳng định chủ nghĩa Mác Lê-nin trở thành hệ tư tưởng thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
 
Câu 11. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là
A. chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.
B. không tăng cường sức mạnh quân sự để chống Pháp.
C. chưa huy động được lực lượng của toàn dân.
D. nổ ra lẻ tẻ, tự phát không đồng bộ.
 
Câu 12. Xu hướng cứu nước của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX chủ yếu theo ngọn cờ
A. vô sản.                                                                  B. dân chủ tư sản.        
C. dân chủ tư sản kiểu mới.                                      D. phong kiến.
 
Câu 13. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào dưới đây?
A. Khoa học-kĩ thuật- sản xuất.                                B. Sản xuất-kĩ thuật- khoa học.           
C. Sản xuất-khoa học-kĩ thuật.                                 D. Kĩ thuật-khoa học- sản xuất.
 
Câu 14. Vì sao hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mang tầm vóc của một đại hội thành lập Đảng?
A. Bầu Ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng.
B. Hợp nhất các tổ chức Cộng sản và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
C.  Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Thống nhất được các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Câu 15. Cho đoạn trích sau: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò…(1).. đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò …(2)… đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng …(3) trong cả nước”
(SGK Lịch sử 12, Nxb giáo dục, 2011, trang 165)
Chọn dữ liệu đúng để điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin trên.
A. (1) quyết định nhất, (2) quyết định trực tiếp,(3) dân chủ tư sản.
B. (1) quyết định nhất, (2) quyết định trực tiếp,(3) dân tộc dân chủ.
C. (1) quyết định trực tiếp, (2) quyết định nhất, (3) dân tộc dân chủ nhân dân.
D. (1) quyết định nhất, (2) quyết định trực tiếp, (3) dân tộc dân chủ nhân dân.
 
Câu 16. Trong những năm 1950-1953, “phục vụ kháng chiến” là một trong ba phương châm được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định trong
A. công cuộc cải cách giáo dục.                                  B. công cuộc cải cách văn hóa.
C. Đề cương văn hóa Việt Nam.                                 D.sự nghiệp phát triển văn hóa.
 
Câu 17. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh thực hiện một trong những chức năng của chính quyền là
A.chuẩn bị tiến tới thành lập chính quyền ở Trung ương.
B.quản lý đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
C. lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị.
D. tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
 
Câu 18. Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 vì
A. đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền.
B. bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp.
C. tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước.
D. hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau.
 
Câu 19. “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa”.  Câu thơ trên nói về sự kiện nào dưới đây?
A. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến của Pháp trên sông Vàm cỏ Tây.
B. Nghĩa quân của Trương Định đốt cháy hệ thống phòng thủ các chùa của Pháp ở Sài Gòn.
C.Đội quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến của Pháp trên sông Vàm cỏ Đông.
D. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy đồn giặc ở làng Nhật Tảo.
 
Câu 20. Trong phong trào Cần Vương so với giai đoạn 1885 – 1888, thì giai đoạn 1888 – 1896 có điểm gì khác biệt về địa bàn hoạt động?
A. Phong trào diễn ra theo chiều rộng từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
B. Phong trào thu hẹp về bề rộng, đi vào chiều sâu, chủ yếu là ở vùng trung du và miền núi.                     
C. Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt trên địa bàn cả nước, tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
D. Phong trào chuyển hoạt động từ Bắc vào Nam, quy tụ thành những trung tâm khởi nghĩa lớn ở Nam kì.
 
Câu 21. Nguyên nhân khách quan nào đã giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau chiến tranh chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự nỗ lực của từng nước Tây Âu.B. Được đền bù từ chiến tranh.
C. Nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san.D.Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô.
 
Câu 22. Văn kiện nào dưới đây đã đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
B. Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông.
C. Tuyên bố nhân quyền ASEAN.
D. Hiến chương ASEAN.
 
Câu 23. Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là
A. phong trào “vô sản hóa”.                                      B. phong trào1936-1939.
C. phong trào1930-1931.                                          D. phong trào1939-1945.
 
Câu 24. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939-1945 là
A. đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.
B. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
C. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.
D. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
 
Câu 25. Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925?
A. Tiếng dân, Hữu Thanh, Chuông rè, Sự thật.
B. Người cùng khổ, Thanh niên, Bản án chế độ thực dân Pháp, Nhân đạo.
C. An Nam trẻ, Người cùng khổ, Thanh niên, Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. Người cùng khổ, Người nhà quê, Thanh niên, Bản án chế độ thực dân Pháp.
 
Câu 26. Sự kiện chính trị quan trọng nhất của nước ta trong giai đoạn 1951 đến 1952 là gì?
A. Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Liên Việt (3/1951).
B. Hội nghị thành lập “Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào”(3/1951).
C. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951).
D.Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (5/1952).
 
Câu 27. Lí do nào dưới đây không phải là cơ sở để Phan Bội Châu lựa chọn xu hướng cứu nước bạo động?
A. Bạo động là xu thế tất yếu của thế giới.
B. Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản của Nhật Bản.
C. Nhận thức của ông về thực tế xã hội Việt Nam.
D. Truyền thống đấu tranh vũ trang của quê hương Nghệ An.
 
Câu 28.Hạn chế trong tư tưởng cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX là
A. kịch liệt phản đối chủ trương bạo động, vốn là phương pháp truyền thống.
B. phản đối tư tưởng quân chủ lập hiến, vốn rất phù hợp với Việt Nam lúc bấy giờ.
C. dựa vào Pháp để cải cách dân chủ, coi đó là một trong những cơ sở để giành độc lập.
D. tư tưởng duy tân chỉ tác động tới bộ phận trí thức, không dành cho quảng đại quần chúng.
 
Câu 29. Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện chủ yếu trên lĩnh vực nào?
A. Văn hóa.             B. Kinh tế.              C. Chính trị.                  C. Quân sự.          
 
Câu 30. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa thực dân mới.                                      B. chế độ độc tài thân Mĩ.
C. chế độ phân biệt chủng tộc.                                  D. chủ nghĩa thực dân cũ.
 
Câu 31. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ 1945 - 1954 là
A. từng bước can thiệp vào Việt Nam bằng cách viện trợ cho Pháp.
B. trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. hậu thuẫn cho Trung Hoa Dân Quốc xâm lược Việt Nam.
D. hỗ trợ Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. 
 
Câu 32. Đâu là yếu tố khách quan giúp Nhật Bản có thêm cơ hội để phát triển đất nước trong nhữn năm 1950 – 1953?
A. Nhật Bản coi trọng nhân tố con người, xem đây là nhân tố quyết định hàng đầu.
B. Nhật nhận được đơn đặt hàng quân sự của Mĩ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
C. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
D. Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt.
 
Câu 33. Người đầu tiên được Đảng ta lựa chọn làm Tổng Bí thư của đảng là
A. Trần Phú.                B. Lê Duẩn.                  C. Hà Huy Tập.                      D. Lê Hồng Phong.
 
Câu 34. Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc dánh dấu bước phát triển của mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.                  B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
C. Phá ấp chiến lược.                                                D. Phong trào Đồng khởi.
 
Câu 35. Trong thời kì 1945 -1975, thắng lợi ngoại giao nào dân tộc Việt Nam đã giành chọn vẹn các quyền dân tộc cơ bản?
A. Hiệp định Sơ bộ (1946).                B. Hiệp định Giơnevơ(1954).
C. Hiệp định Pa-ri  (1973).                  D. Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi (1975).
 
Câu 36. Sự kiện lịch sử nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?
A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
B. Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi trên cả nước.
D.Thành lập chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
 
Câu 37. Ý nào sau đây không phản ánh đúng về ý nghĩa lịch sử của việc thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
A. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
B. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường tư sản.
D.Là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường vô sản.
 
Câu 38. Lực lượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là
A. công nhân và nông dân.                               B. công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ.
B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ.  D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
 
Câu 39. Hành động của Pháp sau Hiệp đinh Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 cho thấy Pháp
A. quyết tâm xâm lược nước ta lần nữa.
B. muốn khẳng định thế mạnh ở Đông Dương.
C. chỉ cần một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
D. muốn đàm phán với ta đề kết thúc chiến tranh.
 
Câu 40. Ý nghĩa cơ bản của Hiệp định Pari (1973) đối với công cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta là gì?
A. Tạo thời cơ thuận lợi để ta đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
B. Cơ sở để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
C. Tạo điều kiện thuận lợi để ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
D. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
 
----------- HẾT ----------
0