24/05/2018, 09:39

Có phải ruột bút chì làm bằng chì?

Ruột bút chì Có bạn nhỏ khi cầm bút chì viết chữ thường rất thích cắn đầu bút chì, khi người lớn nhìn thấy, họ sẽ ngăn lại và nói rằng: đừng cắn nó, có độc đấy ! Chúng ta cũng nghe nói rằng chì là vật chất có độc, vậy ruột bút chì có phải làm bằng chì không ? Chúng ta hãy xem câu ...

Ruột bút chì

Có bạn nhỏ khi cầm bút chì viết chữ thường rất thích cắn đầu bút chì, khi người lớn nhìn thấy, họ sẽ ngăn lại và nói rằng: đừng cắn nó, có độc đấy ! Chúng ta cũng nghe nói rằng chì là vật chất có độc, vậy ruột bút chì có phải làm bằng chì không ? Chúng ta hãy xem câu chuyện nhỏ dưới đây :

Năm 1564, tại Kan-bua-lan nước Anh, một cơn bão đã quật đổ một cây to, sau khi bão dừng, một người chăn cừu đi qua nơi này và nhìn thấy trong hố cây có một viên đá màu đen tuyền, ông dùng móng tay để gạch thì thấy mềm mềm, lại có thể vẽ ra đường thẳng và làm cho tay dính đen xì.  Hình dáng của nó giống với chì, người chăn cừu liền đặt tên chi nó là “ chì đen” rồi ông lấy về một ít, dùng nó làm ký hiệu trên người con cừu.  Sau này có người cắt loại “ chì đen” này thành viên dài, dĩnh nhãn hiệu lên và lấy tên là đá in, bán cho các thương nhân để họ đánh dấu trên hàng hoá. 

Năm 1970, sau chiến tranh giữa Anh – Pháp, người Pháp không mua được đá in, nhà hoá học Kant đã mài “ chì đen” thành bột nhỏ rồi trộn thêm với đất sét , nặn thành các sợi dài màu đen.  Sau khi được nung trong lò sẽ tạo thành ruột bút chì dùng để vẽ ký tự, viết chữ.  Nhưng ruột chì đen khi dùng sẽ làm bẩn ngón tay, lại dễ bị gãy.  Năm 1812, một thợ mộc người Mỹ đã nghĩ ra một cách là khắc lên trên hai cành gỗ nhỏ các máng rỗng rồi đút ruột chì đen vào, sau đó ép hai cành gỗ vào với nhau, đó là chiếc bút chì đầu tiên trên thế giới. 

Vậy rốt cuộc, “ chì đen” dùng làm ruột bút chì có phải là chì hay không ? Trải qua các giám định, các nhà hoá học đã phát hiện ra rằng “ chì đen” nhẹ hơn chì rất nhiều, gõ vào là gãy, đốt trên lửa sẽ giống như than.  “ Loại chì đen” này vốn không phải là chì mà là một dạng cácbon phi kim. Tên thật của nó là Graphit ( than chì ). Nhưng lúc đó, mọi người đã quen gọi nó là bút chì rồi, mà cũng không cần thiết phải gọi lại là “ bút graphit” nên tên gọi bút chì được sử dụng cho đến tận bây giờ. 

Graphit khác với chì, nó không có độc cho nên các bạn nhỏ hay cắn đầu bút cũng không phải lo lắng là bị trúng độc.  Nhưng cắn đầu bút là thói quen xấu, vừa mất vệ sinh lại ảnh hưởng tới sự sắp xếp đều đặn của răng, chúng ta nên bỏ thói quen xấu này.   

0