24/06/2018, 17:02

Câu hỏi ôn tập bài 29: Cả nước chiến đấu chống Mĩ cứu nước ( 1965-1973) (Phần 1) – Lịch sử 9

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1 Câu hỏi 1: Vì sao Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam? Trả lời câu hỏi: Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là vì: – Với chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) trong Đông – Xuân 1964 – 1965, quân dân ...

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1

Câu hỏi 1: Vì sao Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?

Trả lời câu hỏi:

Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là vì:

– Với chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) trong Đông – Xuân 1964 – 1965, quân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

– Để cứu vãn nguy cơ bị phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ liền chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh bắn phá miền Bắc.

Câu hỏi 2: “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

“Chiến tranh cục bộ” là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.

Câu hỏi 3: Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

– Dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, Mĩ vừa mới vào miền Nam đã cho quân mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

– Tiếp đó, Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô: Đông – Xuân 1965 – 1966 và 1966 1 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “ tìm diệt” và “bình định”.

Câu hỏi 4: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau trong hai thời kì chiến tranh ở miền Nam?

* Giống nhau:

Hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

* Cả hai chiến lược đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam.

* Khác nhau:

+ Về quy mô chiến tranh:

– Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam.

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam và mở rộng chiến tranh không quân và hải quân bắn phá miền Bắc.

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “Cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, do quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, trong đó Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.

+ Lực lượng tham chiến: trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, số quân tham chiến đông hơn trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

+ Tính chất ác liệt: chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn thể hiện ở mục tiêu vừa nhằm tiêu diệt quân chủ lực và bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc, số quân tham chiến đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh cả trên bộ, trên không, trên biển.

Câu hỏi 5: Sự kiện nào mở đầu cho phong trào chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam?

Trả lời câu hỏi:

Sự kiện mở đầu cho phong trào chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam là “Chiến thắng Vạn Tường” ngày 18-8-1965 của quân và dân tỉnh Quảng Ngãi.

Câu hỏi 6: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Trả lời câu hỏi:

* Diễn biến và kết quả

– Mờ sáng ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9.000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi).

– Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.

* Ý nghĩa

– Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Nó chứng minh khả năng đánh thắng quân Mĩ của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Một phong trào thi đua trở thành “Dũng sĩ diệt Mĩ” và “Đơn vị anh hùng diệt Mĩ” diễn ra sôi nổi khắp miền Nam.

Câu hỏi 7: Quân và dân miền Nam đã đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 — 1967 của Mĩ như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

– Trong mùa khô thứ nhất (đông – xuân 1965 I 1966), với 720 000 quân (trong đó có 220 000 quân Mĩ), địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Khu V, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.

– Trong mùa khô thứ hai (đông – xuân 1966 – 1967), với lực lượng được tăng lên hơn 980 000 quân (riêng quân Mĩ và đồng minh chiếm hơn 440 000), Mĩ mở đợt phản công với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gian-Xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

– Kết quả sau hai mùa khô, trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240 000 tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2 700 máy bay, hơn 2 200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3 400 ô tô.

Câu hỏi 8: Hai cuộc phản công mùa khô (1965-1966) và (1966-1967) thắng lợi có ý nghĩa gì?

Trả lời câu hỏi:

– Chiến thắng trong hai mùa khô (1965-1966) và (1966-1967) của quân dân miền Nam làm cho gọng kìm “tìm diệt” của địch bị bẻ gãy hoàn toàn, buộc địch phải lùi vào thế phòng ngự.

– Chiến thắng trong hai mùa khô đã góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, là điều kiện để quân dân miền Nam tiến lên tổng công kích, tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Câu hỏi 9: Trình bày những thắng lợi trên mặt trận chống phá bình định và đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam trong những năm chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

Trả lời câu hỏi:

– Trên mặt trận chống phố bình định, ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược.

– Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, binh sĩ Sài Gòn.., đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

– Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dán tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Câu hỏi 10: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa ?

Trả lời câu hỏi:

– Bước vào mùa xuân năm 1968, so sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).

– Mâu thuẫn ở Mĩ trong bầu cử Tổng thống năm 1968 sâu sắc.

– Trong tình hình trên, ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước.

Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954-1965) (Phần 3) – Lịch sử 9

0