24/06/2018, 17:00

Câu hỏi ôn tập bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1953) (Phần2) – Lịch sử 9

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2 Câu hỏi 10: Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương sau thất bại của Pháp tại chiến dịch Biên giới 1950? Trả lời câu hỏi: Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ tăng cường Viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh để thực hiện âm mưu can thiệp vào Đông Dương, làm cho Pháp ...

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2

Câu hỏi 10: Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương sau thất bại của Pháp tại chiến dịch Biên giới 1950?

Trả lời câu hỏi:

Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ tăng cường Viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh để thực hiện âm mưu can thiệp vào Đông Dương, làm cho Pháp lệ thuộc vào Mĩ, từng bước thay thế Pháp ở Đông Dương.

Câu hỏi 11: Sự kiện nào chứng tỏ Mĩ ngày càng can thiệp sâu chiến tranh ở Đông Dương?

Trả lời câu hỏi:

Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương ngày 23- 12-1950, đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế – tài chính của Mĩ cho Pháp và bù nhìn.

Câu hỏi 12: Sau thất bại chiến dịch Biên giới 1950, thực dân Pháp đã có âm mưu gì?

Trả lời câu hỏi:

Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp phải dựa nhiều hơn vào Mĩ, thực hiện âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Tháng 12-1950, Pháp đưa ra Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi. Đây là kế hoạch của địch nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.

Câu hỏi 13: Nội dung chủ yếu của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi tá gì?

Trả lời câu hỏi:

Nội dung kế hoạch gồm 4 điểm chính:

+ Gấp rút tập trung quân Âu- Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng “quân đội quốc gia”.

+ Lập tuyến phòng thủ “boong-ke” (công sự xi măng cốt sắt), thành lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát việc ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.

+ Tiến hành “chiến tranh tổng lực” bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.

+ Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián tiếp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháo với chiến tranh tâm lí và chiến tranh kinh tế.

Câu hỏi 14: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của  Đảng được tiến hành trong hoàn cảnh nào?

Trả lời câu hỏi:

– Đầu năm 1950, ta đã có thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950, thắng lợi quân sự trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 và trong hoàn cảnh phải đứng trước âm mưu mới của Pháp và can thiệp ngày càng sâu của Mĩ nhằm giành lại quyền chủ động của chúng trên chiến trường đã làm cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương trở nên gay go, phức tạp.

– Trước tình hình đó, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu mới, Đảng tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (11 —> 19-12-1951) tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

Câu hỏi 15: Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ?

Trả lời câu hỏi:

-Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu lần thứ hai tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

– Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh.

+ Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.

+ Bàn về cách mạng Việt Nam nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch để vừa bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, vừa giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến.

-Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia xây dựng ở mỗi nước một Đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.

– Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư ?

Câu hỏi 16: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chống chống Pháp đi đến thắng lợi.

Câu hỏi 17: Hãy nêu những thành tựu đạt được về chính trị trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

Trả lời câu hỏi:

– Thống nhất hai tổ chức Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân tham dự Đại hội,

-Ngày 11-3-1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ-me và Mặt trận Lào họp Hội nghị đại biểu, thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào”.

– Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng trong các ngành, các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

Câu hỏi 18: Hãy nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

Trả lời câu hỏi:

– Năm 1962, Đảng và Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

– Chấn chỉnh chế độ chính khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.

– Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Tháng 12-1953, Quốc hội thông qua “Luật cải cách ruộng đất”.

– Đến tháng 7-1954, ta thực hiện tất cả 5 đợt giảm tô và đợt 1 cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.

Câu hỏi 19: Hãy nêu những thành tựu đạt được về văn hóa giáo dục trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng?

Trả lời câu hỏi:

– Tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục theo ba phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh

– Số người đi học và học sinh phổ thông, số sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1954 đều tăng so với năm 1950.

Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1953) (Phần1) – Lịch sử 9

0