24/06/2018, 17:01

Đề thi chuyên đề 7: Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh (1918-1939) (Phần 1)- Lịch sử 8

ĐỀ 1 Câu 1. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau và khác nhau? Câu 2. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản khác nhau như thế nào? Câu 3. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản chọn Trung Quốc là điểm đến đầu ...

ĐỀ 1

Câu 1. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau và khác nhau?

Câu 2. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Câu 3. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên trong chính sách xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX?

Câu 4. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào? Cuộc đấu tranh do tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản?

Câu 5. Vì sao nói: Phong trào Ngũ tứ mở đầu cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1:

Hướng dẫn trả lời:

– Giống nhau: Kinh tế Mĩ và Nhật đều thu được nhiều lợi, ít bị mất mát trong Chiến tranh.

– Khác nhau:

+ Kinh tế Mĩ phát triển cực kỳ nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân.

+ Kinh tế Nhật phát triển không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.

Câu 2. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

-Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cải cách kinh tế, xã hội/ thực hiện Chính sách mới của Tổng thông Ru-ciơ-ven, bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

– Nhật giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài.

Câu 3. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên trong chính sách xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX?

Hướng dẫn trả lời:

– Nhằm thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật ở vùng Đông Bắc Á, một vùng có ý nghĩa Chiến lược.

– Đáp ứng yêu cầu của Nhật về việc thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa; thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn luôn là đối tượng mà Nhật muốn chiếm giữ từ lâu, đặc biệt là vùng Đông Bắc.

Câu 4. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào? Cuộc đấu tranh do tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản?

Hướng dẫn trả lời:

– Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản:

+ Trong những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.

+ Những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

-Tác động: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.

Câu 5. Vì sao nói: Phong trào Ngũ tứ mở đầu cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc?

Hướng dẫn trả lời:

– Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 – 5 – 1919 nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ. Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.

– Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc:

+ Lần đầu tiên, giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.

+ Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới.

 Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Xem thêm: Đề thi chuyên đề 5: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ( 1917-1941) ( Phần 2) – Lịch sử 8

0