28/05/2017, 19:42

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn về bút pháp tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trong nền đời sống văn học, có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, đó là những nhân vật chính trong đại kiệt tác “Đoạn trường tân than” (Truyện Kiều) của đại ...

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn về bút pháp tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trong nền đời sống văn học, có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, đó là những nhân vật chính trong đại kiệt tác “Đoạn trường tân than” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du. Dù ra đời hơn một thế kỉ nhưng đến nay, Truyện Kiều vẫn chưa hề mất đi sức hút với độc giả không chỉ Việt Nam, mà đó còn là những độc giả trên thế giới. ...

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn về bút pháp tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Trong nền đời sống văn học, có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, đó là những nhân vật chính trong đại kiệt tác “Đoạn trường tân than” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du. Dù ra đời hơn một thế kỉ nhưng đến nay, Truyện Kiều vẫn chưa hề mất đi sức hút với độc giả không chỉ Việt Nam, mà đó còn là những độc giả trên thế giới. Trước hết, nói về Thúy Kiều chúng ta biết đến đó chính là người con gái tài sắc nhưng có số phận truân chuyên, bất hạnh. Vẻ đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du thể hiện thành công qua đoạn trích Chị em THúy Kiều.

Không dài dòng, gợi tả nhiều mà tác giả Nguyễn Du mở đầu đoạn trích bằng cách dẫn trực tiếp lời giới thiệu về chị em Thúy Kiều đến độc giả. Cách giới thiệu trực tiếp nhưng cũng hết sức sinh động, mang lại cho người đọc những hiểu biết đầu tiên cũng như hấp dẫn, kích thích sự tò mò về tài sắc của hai nàng Vân,Kiều:

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con gái đẹp, con của Vương Ông. Không chỉ giới thiệu về địa vị, xuất thân mà còn khái quát được những vẻ đẹp hơn người của hai người con gái này, đó là vẻ đẹp thanh cao, dịu dàng như cây mai, trong sáng như tuyết trắng “Mai cốt cách tuyết tin thần”, vẻ đẹp ấy không phải vẻ đẹp đại chúng, không nhạt nhòa mà mang dấu ấn riêng của từng người “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.

Từ chân dung khái quát, tác giả Nguyễn Du đi đến miêu tả cụ thể chân dung của từng nhân vật, trước hết là người em Vương Thúy Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Nàng Vân nổi bật với vẻ đẹp dịu dàng với nụ cười tươi như hoa, sáng như ngọc. Cốt cách thì đoan trang,  dịu hiền với khuôn mặt trắng mịn tròn đầy như mặt trăng ngày Rằm, so sánh khuôn mặt của Thúy vân với mặt trăng nhà thơ Nguyễn Du muốn nhấn mạnh đến vẻ đẹp nhân hậu, nết na ở người con gái này, ở Thúy Vân luôn hiện lên vẻ đẹp đài các của những tiểu thư ngày xưa. Đứng trước vẻ đẹp của Thúy Vân, mây, tuyết- những chuẩn mực của tự nhiên cũng phải thua, nhường “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

Nàng Vân đẹp đến mức  mây phải thua, tuyết phải nhường, vậy người chị Vương Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả như thế nào, liệu có thể vượt qua những chuẩn mực của Thúy Vân được hay không? Câu trả lời thể hiện ngay trong bốn câu thơ sau, khi Nguyễn Du miêu tả về Thúy Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Không miêu tả nhiều như Thúy Vân mà chỉ một câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” Nguyễn Du đã phá vỡ mọi chuẩn mực của cái đẹp trong nhan sắc của Thúy Vân. Nếu Thúy Vân dịu dàng, đoan trang thì Thúy Kiều lại vượt trội hơn em gái của mình bởi vẻ sắc sảo mặn mà “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Điều Nguyễn Du quan tâm hơn cả ở Thúy Kiều chính là tài năng xuất chúng của cô gái này “So bề tài sắc lại là phần hơn”. Không chỉ đẹp mà còn tài năng, vẻ đẹp của Thúy Kiều đã phá vỡ tất cả những quy chuẩn của cái đẹp khiến cho thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.

Nguyễn Du đã dùng từ ghen, hờn đó là những động từ thể hiện thái độ phẫn nộ, bất mãn của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Thúy Kiều, điều này góp phần dự đoán  về tương lai  đầy bất trắc của nàng.

Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đpẹ của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

THÚY KIỀU

THUY KIEU

CHỊ EM THÚY KIỀU

THÚY VÂN

0