05/02/2018, 13:01

Bình luận về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

Đề bài: Bình luận về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” Bài làm “Uống nước nhớ nguồn” hiện nay không chỉ đơn thuần được hiểu là một câu tục ngữ mà đó còn được coi là đạo lý mà con người cần hướng đến trong cuộc sống. Mỗi người khi được sinh ra trong cuộc đời này đều có cha ...

Đề bài: Bình luận về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” Bài làm “Uống nước nhớ nguồn” hiện nay không chỉ đơn thuần được hiểu là một câu tục ngữ mà đó còn được coi là đạo lý mà con người cần hướng đến trong cuộc sống. Mỗi người khi được sinh ra trong cuộc đời này đều có cha mẹ, tổ tiên, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi con người cần nhớ đến những người có công sinh – dưỡng, tạo cho ta một cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Bình luận về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” “Uống nước nhớ nguồn” Có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa thực và nghĩa biểu trưng. Ở nghĩa thực: “Nguồn” là nơi xuất phát, nơi khởi điểm của dòng suối. Nguồn có thể từ núi, từ rừng. Nguồn cũng có nghĩa là nơi bắt đầu của một dòng chảy. Khi con người ta uống dòng nước từ nguồn chảy ra, cơn khát của con người sẽ được làm vơi đi. Cơ thể con người có 70% là nước, nước đối với cơ thể con người rất quan trọng, phải có nguồn thì mới có nước, chính vì thế nguồn nước trong cuộc sống là rất quan trọng. Hiểu rộng ra, “Uống nước nhớ nguồn” là sự biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước. Trong cuộc sống, mọi sự vật, hiện tượng sinh ra đều có nguyên nhân của nó, con người cũng vậy, con người là kết quả của quá trình tìm hiểu và yêu thương giữa người đàn ông và người phụ nữ. Để sinh ra một đứa bé dù sau này tốt, xấu cho xã hội đều phải trải qua 9 tháng trong bụng mẹ. Trong bụng mẹ, đứa trẻ được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất, để cho bé có sự phát triển về hình hài, thể chất. sau 9 tháng, bé được mẹ sinh ra, nuôi dưỡng bằng nguồn sữa cơ thể tự sinh. Sau dần bé lớn, cũng một tay cha, mẹ nuôi dưỡng, bé nhận nguồn sống từ cha mẹ, nhưng cũng là nguồn sống của cha mẹ. Thế mới thấy câu ca dao này thật đúng: “Con người có tổ có tông, Như cây có cội, như song có nguồn” Ai sinh ra trên cuộc đời cũng có cha mẹ, tổ tiên. Con người cần phải biết ơn công sinh thành, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Vì cần phải biết ơn những đấng sinh thành thì con người mới biết giá trị của cuộc sống. Con người ta sinh ra đầy đủ tay chân cần phải tự thấy may mắn khi xung quan có biết bao trẻ tật nguyền. Con người cần biết ơn nguồn cội vì không phải sinh ra mình đã tốt, đã đẹp. Con người còn trải qua những tháng ngày bi bô tập nói, tập đi, biết kể sao cho hết những công lao dạy bảo, sinh thành của cha mẹ, nhìn xa hơn là công lao của ông bà tổ tiên. Để có cuộc sống hòa bình, yên ổn như ngày hôm nay, biết bao máu xương của các anh hùng liệt sĩ đã đổ, non sông ta được làm nên từ những sự hi sinh đó, trang lịch sử dân tộc được làm nên từ máu và nước mắt. Biết bao thế hệ, trong đó có cả cha ông ta đã hy sinh cho dân tộc, cho thế hệ ngày hôm nay cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. “Uống nước nhớ nguồn” không còn chỉ ở mức độ một câu tục ngữ mà trở thành một đạo lý của dân tộc. “Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con” Đó cũng là bài ca dao nói lên tình cảm, sự cần thiết của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà con người cần có. Con người cần biết sự ra đời của bản thân, nguồn gốc, gốc tích của mình để thấy được sự quan trọng của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một đạo lý không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, đặc biệt là người Việt Nam ta. Ta không thể tự hào khi làm ra những đồng tiền đầu tiên mà phủ nhận công dạy dỗ, sinh thành của cha mẹ, ta không thể tự hào khi là người đứng ở học vị cao nhất mà nhận hoàn toàn công lao về bản thân mà quên đi mất những bát mì, những đĩa hoa quả mà hàng đêm mẹ mang vào, ngay những bài học đầu đời mà cha truyền dạy cho mỗi chúng ta cũng làm nên vinh quang của ngày hôm nay. Nếu tự nhận thành công do chính chúng ta tạo nên là không hề sai, nhưng nó chưa hề đủ. Thành công của chúng ta ngày hôm nay là kết quả của tình yêu, niềm hạnh phúc mà cha mẹ đã dành trọn. Hơn hết là sự hy sinh của cha ông ta để ta có cơ hội trong ngày hôm nay mà không phải là cơ hội của một ai khác. Ta đang sống trên sự hy sinh của biết bao người. Hơn hết ta cần phải biết ơn họ. Trong cuộc sống, nếu có một giây một phút nào mà ta quên đi những sự hy sinh thầm lặng của thế hệ đi trước, ta cần phải ghi nhớ câu ca dao: “Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn.” Con người hơn hết cần sống có đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để biết mình là ai, mình đến từ đâu. “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những đạo lý cao đẹp của người dân Việt Nam. Câu tục ngữ khuyên con người cần phải sống có đạo đức, nhân nghĩa, thủy chung. Con người cần phải khắc ghi công sinh thành, biết ơn sự dạy dỗ của các thầy cô, đặc biệt cần phải biết ơn sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để ta có cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Bằng những ngôn từ giản dị, cha ông đã để lại trong kho tàng ca dao, dân ca dân tộc những câu nói ngắn gọn nhưng hàm chứa bao điều ý nghĩa. Câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết ơn thế hệ đi trước. Hà Vũ Bình luận về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồnDánh giá bài viết

Đề bài: Bình luận về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

Bài làm

“Uống nước nhớ nguồn” hiện nay không chỉ đơn thuần được hiểu là một câu tục ngữ mà đó còn được coi là đạo lý mà con người cần hướng đến trong cuộc sống. Mỗi người khi được sinh ra trong cuộc đời này đều có cha mẹ, tổ tiên, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi con người cần nhớ đến những người có công sinh – dưỡng, tạo cho ta một cuộc sống yên bình như ngày hôm nay.


“Uống nước nhớ nguồn” Có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa thực và nghĩa biểu trưng. Ở nghĩa thực: “Nguồn” là nơi xuất phát, nơi khởi điểm của dòng suối. Nguồn có thể từ núi, từ rừng. Nguồn cũng có nghĩa là nơi bắt đầu của một dòng chảy. Khi con người ta uống dòng nước từ nguồn chảy ra, cơn khát của con người sẽ được làm vơi đi. Cơ thể con người có 70% là nước, nước đối với cơ thể con người rất quan trọng, phải có nguồn thì mới có nước, chính vì thế nguồn nước trong cuộc sống là rất quan trọng. Hiểu rộng ra, “Uống nước nhớ nguồn” là sự biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước.

Trong cuộc sống, mọi sự vật, hiện tượng sinh ra đều có nguyên nhân của nó, con người cũng vậy, con người là kết quả của quá trình tìm hiểu và yêu thương giữa người đàn ông và người phụ nữ. Để sinh ra một đứa bé dù sau này tốt, xấu cho xã hội đều phải trải qua 9 tháng trong bụng mẹ. Trong bụng mẹ, đứa trẻ được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất, để cho bé có sự phát triển về hình hài, thể chất. sau 9 tháng, bé được mẹ sinh ra, nuôi dưỡng bằng nguồn sữa cơ thể tự sinh. Sau dần bé lớn, cũng một tay cha, mẹ nuôi dưỡng, bé nhận nguồn sống từ cha mẹ, nhưng cũng là nguồn sống của cha mẹ. Thế mới thấy câu ca dao này thật đúng:

“Con người có tổ có tông,
Như cây có cội, như song có nguồn”

Ai sinh ra trên cuộc đời cũng có cha mẹ, tổ tiên.  Con người cần phải biết ơn công sinh thành, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Vì cần phải biết ơn những đấng sinh thành thì con người mới biết giá trị của cuộc sống. Con người ta sinh ra đầy đủ tay chân cần phải tự thấy may mắn khi xung quan có biết bao trẻ tật nguyền. Con người cần biết ơn nguồn cội vì không phải sinh ra mình đã tốt, đã đẹp. Con người còn trải qua những tháng ngày bi bô tập nói, tập đi, biết kể sao cho hết những công lao dạy bảo, sinh thành của cha mẹ, nhìn xa hơn là công lao của ông bà tổ tiên. 

Để có cuộc sống hòa bình, yên ổn như ngày hôm nay, biết bao máu xương của các anh hùng liệt sĩ đã đổ, non sông ta được làm nên từ những sự hi sinh đó, trang lịch sử dân tộc được làm nên từ máu và nước mắt. Biết bao thế hệ, trong đó có cả cha ông ta đã hy sinh cho dân tộc, cho thế hệ ngày hôm nay cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. “Uống nước nhớ nguồn” không còn chỉ ở mức độ một câu tục ngữ mà trở thành một đạo lý của dân tộc.

“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con” 

Đó cũng là bài ca dao nói lên tình cảm, sự cần thiết của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà con người cần có.  Con người cần biết sự ra đời của bản thân, nguồn gốc, gốc tích của mình để thấy được sự quan trọng của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một đạo lý không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, đặc biệt là người Việt Nam ta.  Ta không thể tự hào khi làm ra những đồng tiền đầu tiên mà phủ nhận công dạy dỗ, sinh thành của cha mẹ, ta không thể tự hào khi là người đứng ở học vị cao nhất mà nhận hoàn toàn công lao về bản thân mà quên đi mất những bát mì, những đĩa hoa quả mà hàng đêm mẹ mang vào, ngay những bài học đầu đời mà cha truyền dạy cho mỗi chúng ta cũng làm nên vinh quang của ngày hôm nay. Nếu tự nhận thành công  do chính chúng ta tạo nên là không hề sai, nhưng nó chưa hề đủ. Thành công của chúng ta ngày hôm nay là kết quả của tình yêu, niềm hạnh phúc mà cha mẹ đã dành trọn. Hơn hết là sự hy sinh của cha ông ta để ta có cơ hội trong ngày hôm nay mà không phải là cơ hội của một ai khác. Ta đang sống trên sự hy sinh của biết bao người. Hơn hết ta cần phải biết ơn họ.

Trong cuộc sống, nếu có một giây một phút nào mà ta quên đi những sự hy sinh thầm lặng của thế hệ đi trước, ta cần phải ghi nhớ câu ca dao:

 “Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.”

Con người hơn hết cần sống có đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để biết mình là ai, mình đến từ đâu. “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những đạo lý cao đẹp của người dân Việt Nam. Câu tục ngữ khuyên con người cần phải sống có đạo đức, nhân nghĩa, thủy chung. Con người cần phải khắc ghi công sinh thành, biết ơn sự dạy dỗ của các thầy cô, đặc biệt cần phải biết ơn sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để ta có cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay.

Bằng những ngôn từ giản dị, cha ông đã để lại trong kho tàng ca dao, dân ca dân tộc những câu nói ngắn gọn nhưng hàm chứa bao điều ý nghĩa. Câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết ơn thế hệ đi trước.

Hà Vũ

0