31/03/2021, 15:35

Bài văn thuyết minh về tác hại của rượu số 6 - 10 Bài văn thuyết minh về tác hại của rượu đối với đời sống con người

Việc dùng bia rượu trong ba ngày xuân đã thành phong tục, rượu đã thành rượu lễ, rượu nghĩa. Cúng tế trời đất, thánh thần, tổ tiên, ông bà đều có dâng rượu (hiến tửu). Cưới hỏi là việc quan trọng cả họ tộc và cả đời người cũng có dâng rượu ông bà, cha mẹ và đãi rượu họ hàng. Tang ma ...

Việc dùng bia rượu trong ba ngày xuân đã thành phong tục, rượu đã thành rượu lễ, rượu nghĩa. Cúng tế trời đất, thánh thần, tổ tiên, ông bà đều có dâng rượu (hiến tửu). Cưới hỏi là việc quan trọng cả họ tộc và cả đời người cũng có dâng rượu ông bà, cha mẹ và đãi rượu họ hàng. Tang ma người thân tuy không phải vui sướng gì cũng phải có rượu cúng và rượu mời khách đến dự đám tang. Thi đỗ, thăng chức, lên lão, mừng thọ, sinh con cũng đều có rượu. Thậm chí cũng còn có chén rượu tiễn đưa khi biệt ly và uống rượu tẩy trần khi hội ngộ… Nên uống rượu đã thành như một nét văn hóa trong cuộc sống người Việt Nam.


Tuy nhiên, nếu nói là “rượu lễ, rượu nghĩa” thì đã hàm ý việc uống rượu phải có nghi thức, có phép tắc và uống rượu chỉ trong chừng mực. Uống rượu vui để lấy khí thế tiếp tục vươn lên hoặc uống rượu giải sầu để tan đi nỗi niềm rồi khắc phục mà phấn đấu vượt qua chướng ngại. Còn việc mượn chén quá đà, thì rượu không còn nằm trong ý nghĩa của việc lễ nghĩa nữa mà rượu đã trở thành chất độc tàn phá cơ thể, ý chí con người, làm suy sụp gia đình và có khi ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc.


Ngày xưa thực dân Pháp cũng đã từng đầu độc dân tộc ta bằng việc giao chỉ tiêu mua rượu Công xi của Pháp cho mỗi làng xã địa phương ép dân phải mua rượu, uống rượu để quên khổ và quên nỗi buồn “mất nước”. Những tác hại của việc lạm dụng rượu quá lớn và hậu quả kéo dài. Ở nước ta trong những năm 1986 -1990 Thủ tướng Chính phủ cũng đã từng cấm tiếp khách bằng bia rượu.


Ngay bây giờ, chính tổng thống Nga Medvedep cũng đang lên tiếng chống lại thói tục uống quá nhiều rượu của dân Nga và kêu gọi nhân dân giảm uống rượu để bảo vệ sức khỏe và xây dựng đất nước.Trước khi nói đến tác hại của rượu thì cũng xin nói thêm đường đi của rượu khi vào trong cơ thể : 100% lượng rượu uống vào bụng đều sẽ hấp thu hết vào máu, lượng rượu này sẽ thải qua phổi và qua thận chỉ khoảng 5%, phần còn lại sau một thời gian tích lũy ở trong máu và các bộ phận cơ thể sẽ được gan chuyển hóa dần, sau cùng thành nước, khí carbonic (CO2) và mỗi gam rượu cho ra 7 Kcalori năng lượng.


Rượu được hấp thu ngay từ ly đầu tiên khi vào đến bao tử và đi thẳng vào máu, chỉ khoảng 30 phút – 1 giờ nồng độ rượu đã đạt đến đỉnh. Sau đó lượng rượu được hấp thu chậm dần vì phải đợi cơ thể chuyển hóa dần lượng rượu trong máu. Dù ta uống rượu vào cơ thể nhiều hay ít thì cơ thể cũng chỉ chuyển hóa một mức nhất định, gọi là "hệ số oxy hóa rượu".


Trong khi chờ đợi chuyển hóa, rượu theo máu đến gần hết các cơ quan với mức độ khác nhau, so với tỉ lệ nồng độ rượu trong máu là 100% thì rượu ở Não chứa 80%, ở Thận chứa 75%, ở các Cơ chứa 63%, riêng Gan chứa 62% vì lúc đó gan đang chuyển hóa rượu.


Hệ thần kinh là tổ chức chịu đựng rất nặng nề và có biểu hiện sớm nhất. Rượu làm giãn mạch máu não, tăng khối lượng não tạo ra giai đoạn đầu là kích thích nên nói nhiều, nói lưu loát và có vẻ như sáng ra. Bước tiếp theo là rượu làm sự ức chế lan rộng khắp, đến vùng tiểu não làm cho mất thăng bằng, giảm phản xạ nên dễ bị tai nạn giao thông khi lái xe; ức chế lan rộng đến các trung khu khác làm giảm nhịp thở, giảm nhịp tim, hạ thân nhiệt, nếu thấy bệnh nhân thở hổn hển là có tình trạng thiếu Oxy…


Những người cao huyết áp uống rượu dễ có nguy cơ tai biến mạch máu não hơn người không cao huyết áp.- Trên đường tiêu hóa: khi nhấp ngụm rượu đầu vào miệng, nước bọt ứa ra và dạ dày cũng tăng tiết dịch vị để pha loãng sự cay nồng của rượu, đồng thời kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng.


Nhưng nếu uống nhiều và thường xuyên, dịch dạ dày chỉ tiết nhiều chất nhờn mà không tiết ra a-xít chlorhydric, làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày, rượu kích thích gây viêm dạ dày nên có cảm giác biếng ăn, đầy hơi. Hệ thống ruột, tuyến tụy bị tác động của rượu làm xơ hóa giảm tiết nhiều loại men tiêu hóa nên việc tiêu hóa hấp thu chất bổ dưỡng khó khăn hơn nhiều, dễ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, tiểu đường và táo bón và dễ mắc bệnh trĩ.


Đối với hệ thống đường hô hấp: rượu khi uống vào và thải ra qua đường hô hấp đều gây tổn hại đường hô hấp: làm viêm dây thanh quản làm cho giọng nói khàn đục, các túi phổi (phế nang) thấm rượu mất tính đàn hồi co giãn để trao đổi khí. Chất nhầy nhớt xuất tiết bị tích chứa ở các túi phổi bị giãn làm cản trở lưu thông khí, gây bệnh giãn phế nang, viêm phế quản mãn tính, xơ hóa phổi.


Nhiều người nghiện rượu sớm mai thường ho khạc rất nhiều đờm dãi là vì vậy. Do đó người nghiện rượu rất dễ bị viêm phổi nếu sau uống rượu lại đi hoặc ngủ nơi có gió lạnh. Ngoài ra nếu nghiện rượu nặng làm suy giảm sức khỏe, kém ăn, giảm sức đề kháng dễ mắc bệnh lao phổi.


Đối với mạch máu và tim: rượu vào làm giãn mạch máu ở da nhưng lại gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác làm tăng huyết áp. Trong điều kiện sống như nhau nếu người uống rượu sẽ có nguy cơ cao huyết áp hơn người không uống rượu gấp 3-4 lần. Rượu thấm vào hồng cầu làm cho hồng cầu trương nở làm chậm dòng máu lưu thông nên dễ xảy ra thiếu máu cơ tim.


Vì vậy nhiều trường hợp có bệnh cao huyết áp hoặc có bệnh tim mạch bị tử vong đột ngột sau uống rượu.- Đối với Gan: như đã nói 90% lượng rượu hấp thu vào máu được chuyển hóa ở gan nên là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nhất của việc uống rượu.


Uống rượu thường xuyên sẽ làm tế bào gan bị thoái hóa mỡ và hoại tử, thay thế bằng các tế bào xơ, khi số lượng tế bào gan còn khoảng 20% thì sẽ xuất hiện tình trạng xơ gan cùng triệu chứng suy gan và khả năng tái tạo tế bào gan sẽ không hồi phục được nữa. Nhiều người uống rượu lại uống thêm thuốc Paracetamol để giải rượu thì rất là nguy hại.


Để chuyển hóa Paracetamol thì cần một loại protein là Glutathion mà protein này gan lại cũng cần để chuyển hóa rượu nên gây thiếu Glutathion và làm tích lũy rượu lâu hơn trong cơ thể thì càng gây hại.Vì vậy để giảm tác hại do rượu là cần làm cho lượng hấp thu vào máu thật chậm và nồng độ rượu không cao, và rượu được thải trừ nhanh. Ta nên thực hiện như sau:


- Uống rượu từng ngụm nhỏ gây cảm giác thoải mái tâm lý và ít nguy hại hơn uống nhiều và uống nhanh kiểu “Dô 100%”. Không uống rượu bia theo kiểu “tử chiến”.


- Nên ăn trước, uống rượu sau hoặc vừa ăn vừa uống, vì thức ăn cản trở việc hấp thu rượu theo thứ tự mạnh dần: tinh bột, dầu mỡ, chất đạm. Do đó uống rượu mà bữa ăn càng nhiều thịt mỡ thì chậm say hơn.


- Rượu không phải là thức ăn tuy nó có thể sinh ra năng lượng. Quá trình chuyển hóa rượu sinh ra nhiều độc chất nên thường làm người ta mỏi mệt sau khi uống nhiều rượu.


- Không nên ép nhau vì hệ số oxy hóa rượu mỗi người khác nhau, trọng lượng khác nhau thì mức chuyển hóa rượu cũng khác nhau. Uống rượu nên tùy hỷ cho vui. Khi có cảm giác vừa say thì nên ngưng uống rượu. Nếu tình thế bắt buột quá thì có thể uống lại sau đó với lượng thật ít khi hết say rượu; tốt nhất là nên dừng hẳn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
0