21/06/2018, 14:51

Ý nghĩa phong thuỷ cây xương rồng cảnh

Cây xương rồng cảnh được trồng và bày bán khá phổ biến ở nước ta. Loại cây này có thể sống ở môi trường khắc nghiệt , khô cằn nhất như sa mạc. Theo phong thuỷ nó đại diện cho sự cứng rắn, sức chịu đựng, là biểu tượng cho tình yêu nồng nàn, thuỷ chung . Đặc điểm cây xương rồng cảnh Theo khoa ...

Cây xương rồng cảnh được trồng và bày bán khá phổ biến ở nước ta. Loại cây này có thể sống ở môi trường khắc nghiệt , khô cằn nhất như sa mạc. Theo phong thuỷ nó đại diện cho sự cứng rắn, sức chịu đựng, là biểu tượng cho tình yêu nồng nàn, thuỷ chung .

Đặc điểm cây xương rồng cảnh

Theo khoa học, cây xương rồng thuộc một trong những loại cây mọng nước, có khả năng lưu trữ nước trong cơ thể chúng. Đặc điểm nổi bật nhất là chúng tự biến đổi hình thể các bộ phận thân lá hoa thành các dạng để tổi thiểu sự mất nước. Vì thế mà chúng tồn tại được trong điều kiện khô hạn, thiếu dưỡng chất. Có rất nhiều hình dạng khác nhau sau khi cây phát triển như: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất.

Ngày nay, xương rồng được ứng dụng rộng rãi để làm hàng rào, dùng làm tiểu cảnh, hòn non bộ để làm cây cảnh, tạo sức hút độc đáo riêng.

Ý nghĩa phong thuỷ

Nếu ai đã từng sống ở vùng biển thì chắc chắn đều biết đến cây xương rồng. Chúng thường sống trên cát, dù ít nước hay không có nước chúng vẫn có thể tồn tại được.  Cây xương rồng có nhiều gai nhọn, họ thường quan niệm xung quanh xương rồng luôn bị bao bọc trong sát khí, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của gia chủ. Nếu đặt xương rồng trong nhà gia chủ  sẽ gặp xui xẻo, dễ bị bệnh tật, mất mát tài sản, tình cảm trục trặc.

Đặc điểm của cây xương rồng là gai của chúng khá nhọn. Nhưng khi ra hoa bạn nên để phần hoa đó sang hướng xấu. Khi hoa nở dù đó là điểm lành nhưng vẫn chứa khá nhiều âm khí mạnh. Vì vậy, hãy trồng cây xương rồng ở cửa sổ để đóng một vai trò canh gác, bảo vệ sức khỏe, âm khí từ bên ngoài.

Cách chăm sóc cây xương rồng cảnh bạn nên biết

Về đất trồng: Dùng đất pha cát, vì cây có thể sinh tồn tốt trên vùng đất khô cằn, nhiều cát, sỏi đá. Chỉ cần cho đất đuợc tơi xốp và thoát nước nhanh.

Nước: Xương rồng không ưa nhiều nước. Nhưng trong thời gian sinh trưởng  vẫn cần chú ý tưới nước để cây phát triển tốt, chống sâu bệnh. Khi mặt đất ở chậu đã khô thì tiến hành tưới nước. Mùa đông, 1 tuần tưới một lần, mùa hè 2 lần/tuần. Trời mưa, lạnh thì không cần tưới. Bởi những ưu điểm này mà rất nhiều người muốn trồng cây xương rồng. Lượng nước tưới ít, không cần chăm sóc nhiều vẫn có thể sống được. Thậm chí vào mùa lạnh, mưa, gió ẩm cũng không cần tưới nước.

Nhiệt độ, ánh áng: Khác với một số loại cây cảnh khác, cây xương rồng là loại cây ưa ánh sáng, chỉ phát triển được ở những nơi thông thoáng, vì thế nên đặt chậu trên  sân thượng, ban công, khu vực cửa sổ. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển bình thường là 16-27 độ C. Thực tế rất nhiều người chủ quan, hay đặt chậu ở bàn học ít ánh sáng hoặc đi vắng nhiều ngày và không mang chúng ra ngoài ánh sáng. Đến khi mới phát hiện thì thấy thân cây bị úng, nũng, hư hỏng và chết.

Nếu để cây trong nhà lâu ngày mới đem ra phơi nắng sẽ khiến thân cây bị nám, sạm, vàng đi rất nhiều. Vì vậy, nên để cây ở những nơi có ánh sáng. Khi tưới nước nên dùng vòi phun xương để hạn chế hiện tượng ngập úng, hư hỏng.

Theo phong thuỷ, người tuổi thìn nên trồng cây xương rồng cảnh ở hướng tây bắc của phòng khách để hoá giải hung khí, âm khí xấu cho gia chủ. Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cây cảnh và cụ thể là cây xương rồng.

0