31/03/2021, 15:28

Ý nghĩa cuốn sổ gia đình trong "Những đứa con trong gia đình" bài số 4 - 5 Bài phân tích ý nghĩa cuốn sổ gia đình trong "Những đứa con trong gia đình" lớp 12 hay nhất

Nguyễn Thi vốn là người con của vùng Bắc Bộ, sinh ra và lớn lên với một trái tim người miền Nam, vì thế, hiện trong thơ văn của ông là hình ảnh con người miền Nam với trái tim nóng bỏng và tinh thần chiến đấu anh dũng ác liệt. Trong đó, ta đặc biệt ấn tượng với hình ảnh cuốn sổ gia ...

Nguyễn Thi vốn là người con của vùng Bắc Bộ, sinh ra và lớn lên với một trái tim người miền Nam, vì thế, hiện trong thơ văn của ông là hình ảnh con người miền Nam với trái tim nóng bỏng và tinh thần chiến đấu anh dũng ác liệt. Trong đó, ta đặc biệt ấn tượng với hình ảnh cuốn sổ gia đình trong truyện "Những đứa con trong gia đình" của ông.


Chú Năm viết chữ không đẹp vì mới thoát nạn mù chữ. Nhưng với cuốn sổ gia đình, chú không ghi qua loa mà rất cụ thể: “thím Năm chèo xuồng đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc”, bà nội bị lính Tổng phòng bắt, vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thủy của Chiến và Việt,…Cuốn sổ gia đình ấy đã ghi dấu lại truyền thống yêu nước của gia đình qua các thế hệ. Nó là niềm tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của một gia đình Nam Bộ. Nhưng bên cạnh đó, nó còn là bản án ghi lại rành rành tội ác của kẻ thù.


Hình tượng cuốn sổ gia đình có ý nghĩa rất quan trọng, hé lộ cho ta những ý đồ nghệ thuật của nhà văn và thông qua đó đề cập cho ta những vấn đề mang tính khái quát cao hơn. "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó". "Chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Sự khái quát của Nguyễn Thi là như vậy, thông thường đó là sự khái quát nghệ thuật tự nhiên và bắt nhanh vào mạch nguồn của cuộc sống.


Ở một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ gia đình lại mang một ý nghĩa như một nhân chứng lịch sử quan trọng, nơi ghi dấu những chiến thắng và hi sinh của toàn bộ gia đình nhà chị em Việt. Đó là một trong những thứ quan trọng lưu giữ được những giá trị quan trọng và thiết yếu của gia đình. Cuốn sổ là nơi lưu giữ tất cả những sự kiện đáng nhớ của gia đình. Thông qua đó, còn kể khá tỉ mỉ chi tiết những chiến công giết giặc, những cách bị chúng nhục mạ ra sao,... Cuốn sổ ấy, chiến công ấy đã cho ta thấy một sự thực, hiện thực của gia đình, lịch sử gia đình giàu truyền thống và tinh thần cách mạng cao cả.


Nó là một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu. Chú nói : "Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao giao cuốn sổ cho chị em bây". Câu nói ấy cũng rất mực tự nhiên mà chứa đầy ý nghĩa. Chính thế hệ mới sẽ là người viết tiếp những trang mới, vẻ vang cho truyền thống. Không thể nói mọi chiến công mà Chiến và Việt lập được lại không liên quan tới cuốn sổ gia đình này. Kể lại sự việc nhưng không bao giờ quên khám phá chiều sâu của nó chính là thuộc tính bản chất của ngòi bút Nguyễn Thi.


Một tác phẩm xuất sắc không chỉ nêu bật được nội dung tư tưởng, truyền tới trái tim bạn đọc một sự đồng cảm và lay động được suy nghĩ của họ mà còn bằng những chi tiết xác thực, ý nghĩa tạo được cảm xúc và những suy nghĩ mới mẻ. Hình tượng cuốn sổ gia đình chị em Việt thật giản dị nhưng ấm áp tình người, thể hiện lòng trung thành và trái tim luôn hướng về cuộc sống tự do, hạnh phúc của đất nước, quê hương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0