18/06/2018, 11:27

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ Giáng Sinh

Tiết trời đang vào đông, lạnh se sắt. Một mùa lễ Giáng sinh đang rộn ràng gõ cửa. Dù là người theo Công giáo hay không thì các bạn trẻ cũng muốn được hòa mình vào dòng người hướng về các nhà thờ để được nghe tiếng chuông yên bình chúc mừng sinh nhật của Chúa mà lòng tràn đầy cảm xúc. Ở giáo ...

Tiết trời đang vào đông, lạnh se sắt. Một mùa lễ Giáng sinh đang rộn ràng gõ cửa. Dù là người theo Công giáo hay không thì các bạn trẻ cũng muốn được hòa mình vào dòng người hướng về các nhà thờ để được nghe tiếng chuông yên bình chúc mừng sinh nhật của Chúa mà lòng tràn đầy cảm xúc.

Ở giáo đường nào cũng có hang đá, máng cỏ, ngôi sao, cây thông Noel... Đêm về, cùng người thân quây quần chúc một mùa Giáng sinh an lành với những món quà dễ thương. Vậy bạn đã biết hết ý nghĩa của các biểu tượng trong lễ mừng Chúa sinh ra đời chưa?

Hang đá và máng cỏ

Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ngày nay, vào đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

Cây thông Noel

Thời Trung đại, trong nhiều lễ hội tại Đức đều xuất hiện cây thông. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu. Ngày nay, gần tới dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

Chiếc gậy kẹo

Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus.

Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập tự giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến thế nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

Câu chuyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo tất bên lò sưởi để hy vọng nhận được quà. Trẻ em hy vọng nhận được quà nhiều nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất cạnh lò sưởi để nhận quà như mơ ước từ ông già Noel.

Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục mất dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Ký hiệu Xmas

Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Đức Chúa là �X� để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.

0