Ý nghĩa cách giới thiệu nhân vật của nhà văn Tô Hoài
Cách giới thiệu nhân vật Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay ...
Cách giới thiệu nhân vật
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.
– Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mở đầu bằng những giọng văn đượm buồn phác họa chân dung Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Lời văn vừa cụ thể, vừa gợi cảm rất ám ảnh. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, cô ấy là vợ A Sử.
– Ý nghĩa: Đối với việc xây dựng chân dung nhân vật Mị:
– Chân dung Mị là một mảng màu đối nghịc tương phản gay gắt với khung cảnh thế lực nhà thống lí Pá Tra. Nhà thống lí Pá Tra tấp nập đông vui bao nhiêu thì Mị cô đơn thui thủi bấy nhiêu. Nhà thống lí Pá Tra giàu có sang trọng bao nhiêu thì Mị cơ cực bấy nhiêu. Nhà thống lí danh gái, quyền lực bao nhiêu thì Mị khổ sở bấy nhiêu. Là con dâu nhà thống lí Pá Tra nhưng vây quanh Mị là một núi công việc nặng nhóc: quay sợ, thái cỏ ngựa, dệt vả, cõng nước, chẻ củi. Mị lúc nào cũng cúi mặt buổn rười rượi. Mị không muốn hay không được phép ngẩng mặt lên.
– Đặc tả vẻ mặt cùng chân dung của Mị trong thế đối nghịch với gia cảnh nhà thống lí Pá Tra, Tô Hoài đã hé mở thân phận bất hạnh, éo lê ngang trái đầy bất hạnh, bi kịch của Mị. Tiếng là con dâu nhà quan nhưng Mị lại mang thân phận của đứa con ở, kẻ nô lệ, suốt đời chỉ biết cúi mặt, cam chịu.
– HÌnh bóng của Mị chìm dần vào những vật vô tri, vô giác lẫn vào thân trâu ngựa. Lặng câm ôm nỗi buồn, nỗi nhục của kiếp nô lệ chung thân phải chăng /Mị cũng đang hóa đá và thân phận của Mị cũng tủi nhục có khác nào kiếp ngựa trâu.
Đối với việc phản ánh hiện thực:
– Từ góc quay rất hẹp, từ một chi tiết của cuộc sống thường nhật, Tô Hoài dã khát quát bức tranh rộng lớn của Tây Bắc với những gam màu đen tối, đau thương. Ở nơi đó, lũ chúa đất, thực dân luôn đè đầu cưỡi cổ, đọa đày cả thể xác và tinh thần của những người lao động nghèo. Dưới ách áp bức tầng tầng lớp lớp đó, những người nghèo chỉ biết cúi đầu cam chịu nhẫn nhục thân phận đau đớn. Xót thương cho những thân phận người cùng khổ bao nhiêu nhà văn càng căm phẫn thế lực thống trị bạo tàn bấy nhiêu. Đoạn văn mở đầu hấp dẫn người đọc bởi lối miêu tả sinh động, cách kết cấu chuyện đảo ngược thời gian linh hoạt.