24/05/2018, 21:54

Xuất khẩu rau quả và các hình thức xuất khẩu rau quả ở Việt Nam hiện nay

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá rau quả và dịch vụ do các doanh nghiệp của Tổng công ty hoặc do các doanh nghiệp của các địa phương trong nước sản xuất, tới khách hàng nước ngoài thông qua các đơn vị thành viên của ...

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá rau quả và dịch vụ do các doanh nghiệp của Tổng công ty hoặc do các doanh nghiệp của các địa phương trong nước sản xuất, tới khách hàng nước ngoài thông qua các đơn vị thành viên của Tổng công ty.

Về nguyên tắc: Xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rui ro trong kinh doanh, song nó lại có những ưu điểm nổi bật:

- Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận doanh nghiệp

- Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và thị trường, biết được nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường, biết được nhu cầu của người tiêu dùng và tiến độ tiêu thụ hàng hoá của thị trường thế giới, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh khả năng cung ứng sản phẩm và những điều kiện bán hàng cần thiết.

Đây là hinh thức kinh doanh, trong đó đơn vị xuất khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất, tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thường và các thu tục cần thiết khác, để xuất khẩu hàng hóa do người khác sản xuất, thông qua đó thu được một số tiền nhất định dưới hình thức phí uỷ thác xuất khẩu.

Hình thức này bao gồm các bước:

* Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với các đơn vị trong nước.

Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hoàng và thanh toán tiền với bên nước ngoài.

* Nhận phí uỷ thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.

Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, đặc biệt là không cần bỏ vốn kinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động, đồng thời cũng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác. Không chịu trách nhiệm trong việc tranh chấp và khiếu nại về chất lượng hàng hoá uỷ thác.

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá ( thường là để trả nợ nước ngoài) được ký kết hợp đồng theo nghị định giữa hai chính phủ.

Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, xúc tiến thương mại và thường không có sự rủi ro trong thanh toán thương mại.

Trên thực tế, hình thức này chỉ tồn tại trong thời kỳ cơ chế tập trung bao cấp, thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu là Liên Xô cũ và một số nước xã hội chủ nghĩa ở khu vực Đông Âu. Hình thức xuất khẩu hàng hóa theo Nghị định thư của Chính phủ chỉ giao nhiệm vụ cho một số doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm, Hình thức này đã chấm dứt từ năm 1995, đến nay nền kinh tế nước ta thực sự vận động theo cơ chế thị trường.

Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển và có xu hướng phát triển rộng rãi do nó có những ưu điểm sau:

- Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể mua được hàng hoá. Do vậy, nhà xuất khẩu không cần đích thân ra nước ngoài để đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến trực tiếp đàm phán với người xuất khẩu.

- Mặt khác, doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như: thủ tục tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê phương tiện vận tải vận chuyển. Do đó giảm được một số chi phí khá lớn.

Trong thời kỳ nền kinh tế ta mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, đầu tư nước ngoài và kinh tế du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch và dân di cư tạm thời ngày càng tăng nhanh. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả có thể liên hệ trực tiếp với các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc bán hàng để thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng chính số khách du lịch này làm nhân tố quảng cáo và khuyến trương sản phẩm của doanh nghiệp.

- Sản xuất trong nước phát triển và mở rộng các hình thức đầu tư, xuất hiện một loạt khu chế xuất ra đời, cần sử dụng rau quả, việc đáp ứng được nhu cầu cho tổ chức này cũng chính là hình thức xuất khẩu có hiệu quả và đang được nhiều doanh nghiệp chú ý sử dụng. Việc thanh toán tiền theo phương thức này cũng rất nhanh chóng, có thế là đồng nội tệ, hoặc ngoại tệ do hai bên tự thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

0