18/06/2018, 15:31

Pháp xâm lược Bắc Kì

ĐÔ ĐỐC JAURÉGUIBERRY VÀ SỰ CHEN LẤN CỦA PHÁP ĐỂ GIÀNH GIỰT BẮC KỲ, 1879 – 1883 Kim Munholland University of Minnesota Ngô Bắc dịch Jaureguiberry Sự quá vãng của các khảo hướng tập trung vào Âu Châu (Eurocentric) của chủ nghĩa đế quốc đã được ăn mừng một cách ...

ĐÔ ĐỐC JAURÉGUIBERRY VÀ SỰ CHEN LẤN CỦA PHÁP ĐỂ GIÀNH GIỰT BẮC KỲ, 1879 – 1883

Kim Munholland
University of Minnesota
Ngô Bắc dịch

-Admiral_Jaureguiberry

Jaureguiberry

Sự quá vãng của các khảo hướng tập trung vào Âu Châu (Eurocentric) của chủ nghĩa đế quốc đã được ăn mừng một cách rộng rãi bởi các sử gia trong hai mươi lăm năm vừa qua.  Bắt đầu với các nỗ lực của Robinson và Gallagher để vượt thoát các mệnh lệnh của chủ nghĩa đế quốc kinh tế, các học giả đã lập luận rằng sự bành trướng của Âu Châu cuối thế kỷ thứ mười chín phát sinh từ một chuỗi các cuộc khủng hoảng tại vùng “ngoại vi” của quyền lợi của Âu Châu tại Á và Phi Châu và rằng các cuộc khủng hoảng này đã lôi kéo các chính khách Âu Châu vào các cuộc chen lấn để giành giựt đất đai hay các khu vực ảnh hưởng nhằm thay thế cho chủ nghĩa đế quốc “không chính thức” của thời đại trước đó. 1  Đã không có sự thay đổi trong chính sách đế quốc, theo sự giải thích này, chỉ có một sự thay đổi trong phương pháp gây ra bởi các sự phát triển không dự liệu được tại thế giới phi-Âu Châu.  Bởi việc bắt buộc các sử gia Âu Châu phải cứu xét đến các sự tuyên xác của lịch sử Phi Châu hay Á Châu, khuynh hướng này trong số các sử gia về chủ nghĩa đế quốc đã có một hiệu ứng lành mạnh và toàn cầu trong việc đặt sự bành trướng của Âu Châu vào trong khuôn khổ lịch sử thế giới, hơn là vào lịch sử hạn hẹp của Âu Châu không thôi.

       Song, sau khi sự tín nhiệm đã được trao cho các biến cố xảy ra bên ngoài sự kiểm soát của các văn phòng thủ tướng Âu Châu, các sự miễn giảm được dành cho các hành động độc lập của các binh sĩ và đại diện Âu Châu, và sự thừa nhận được dành cho sự phát triển độc lập của các xã hội phi-Âu Châu, vẫn còn một sự ngờ vực giằn vặt rằng những gì diễn ra tại Paris hay London đã có một số tàm quan trọng nào đó trong việc phóng ra sự chen lấn của Âu Châu để giành giụt các lãnh thổ hải ngoại vào cuối thế kỷ thứ mười chín, ngay dù các chính sách ít là kết quả của sự tính toán cho bằng sự ứng xử. 2  Gần đây hơn, các sử gia đã khơi dậy các sự thay đổi trong các tư tưởng “chính thức” hay ngay cả “không chính thức” của chủ nghĩa đế quốc tại Pháp hay Đại Anh Cát Lợi nhằm giải thích sự sẵn lòng của các chính phủ này để đầu tư vào các cuộc phiêu lưu hải ngoại. 3  Các quyết định chung cuộc cho sự can thiệp vẫn được đưa ra, hay ít nhất được phê chuẩn, tại Paris và London.  Trang bị với sự cẩn trọng chống lại việc giả định rằng một nguyên cảo riêng biệt của Âu Châu đã định hình một kỷ nguyên của chủ nghĩa đế quốc, giờ đây có thể quay trở về từ vùng ngoại vi đến các trung tâm Âu Châu và tái khảo sát các trường hợp nghiên cứu điển hình về cung cách theo đó các chính khách Âu Châu đã đáp ứng với các thực tế đang thay đổi tại các biên cương hải ngoại và đã quyết định về sự can thiệp.  Một trường hợp như thế là sự phát triển của chính sách của Pháp đối với Bắc Kỳ giữa các năm 1879 và 1883, một thời khoảng khi Đô Đốc Jauréguiberry đóng một vai trò quan yếu trong việc giao kết chính phủ Pháp vào tốn phí và các sự may rủi của cuộc chinh phục thuộc địa.

       Để đặt vai trò của Jauréguiberry vào phối cảnh, điều cần phải ghi nhận rằng sự chen lấn giành giựt Bắc Kỳ xảy ra trước khi Jules Ferry thành lập chính phủ lần thứ nhì của ông ta hồi đầu mùa xuân 1883.  Mặc dù các sử gia thường xác định Ferry như kẻ xúi dục cho sự bành trướng của Pháp vào Bắc Kỳ, ông ta đúng ra là một kẻ thừa kế hơn là tác giả của chính sách của Pháp.  Cuộc chiến tranh không tuyên chiến của Ferry với Pháp về Bắc Kỳ có các cội rễ của nó trong các đề xuất giữa các năm 1879 đến 1883 khi Jauréguiberry tại bộ hải quân trở thành kẻ biện hộ hàng đầu cho sự bành trướng trong chính phủ Pháp.  Còn hơn cả các đại diện Pháp tại chỗ, Jauréguiberry đã cung cấp một tiếng nói mạnh mẽ nhất tán thành sự can thiệp quân sự tích cực tại Bắc Kỳ.  Mặc dù sự chú ý nhiều hơn được dành cho vai trò của Jauréguiberry trong “sự chen lấn giành giựt” của Pháp tại vùng Tây Phi Châu, một khuôn mẫu tương tự cũng được nhận thấy trong trường hợp Bắc Kỳ. 5  

       Giống y như ở Senegal, Đệ Tam Cộng Hòa thừa kế một di sản thuộc địa từ Đệ Nhị Đế Chính (Second Empire) tại Việt Nam.  Dưới thời Napoléon III, hải quân Pháp đã thiết lập một thuộc địa tại Nam Kỳ (Cochinchina) và cưỡng đặt một chế độ bảo hộ lên vương quốc Căm Bốt, chính vì thế đánh dấu một sự hiện diện chính thức của Pháp trên bán đảo Đông Dương sau gần hai thế kỷ quan tâm rất rời rạc vào khu vực.  Một khi đã được thiết lập tại Sàigòn, các đô đốc Pháp đã hướng sự chú ý của họ đến Bắc Kỳ, nhưng chiến tranh Pháp-Phổ (Franco-Prusdoan Ear) đã làm gián đoạn các kế hoạch bành trướng tại miền bắc.  Các tin tức về các sự thất trận của Pháp tại Âu Châu đã khơi dậy dư luận trong một thời gian ngắn, rằng quân sĩ Pháp có thể triệt thoái ra khỏi các trạm đóng quân của họ tại Á Châu. 6  Các hy vọng như thế chỉ là hão huyền.  Thay vào đó, bị thúc dục bởi viên thống đốc chủ trương bành trướng tại Nam Kỳ, Đô Đốc Dupré, chính phủ Pháp đã thực hiện một nỗ lực bị chết yểu để chiếm đoạt Bắc Kỳ trong năm 1873.  Một cuộc cãi cọ giữa một thương gia và kẻ buôn súng gốc Pháp, Jean Dupuis, với các viên chức Việt Nam tại Hà Nội đã cung cấp cho Dupré một duyên cớ để can thiệp.  Đầu Tháng Mười Một, Dupré phái một toán viễn chinh nhỏ ra Hà Nội dưới sự chỉ huy của Francis Garnier, và viên chỉ huy Pháp đã chiếm giữ một số thành trì then chốt tại châu thổ sông Hồng, kể cả thành Hà Nội.  Nhưng sự thành công mau lẹ của Garnier dẫn anh ta đến việc ước lượng thấp sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp tại Bắc Kỳ. 7  Khi anh ta nhận được tin tức rằng một lực lượng khá lớn Quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc xuất hiện bên ngoài các cổng thành phố, Garnier hấp tấp dẫn một toán quân nhỏ đánh đuổi Quân Cờ Đen, để rồi bị giết trong vụ giao tranh lẻ tẻ.  Các tin tức về sự từ trần của Garnier đưa đên một phản ứng sâu xa tại Paris khi chính phủ ra lệnh cho Dupré phải ký kết một hiệp ước một cách mau chóng trên các điều kiện thuân lợi khả hữu nhất. 8

       Bất kể sự thất bại về quân sự và sự triệu hồi sau đó Đô Đốc Dupré, chính phủ Pháp đã giành được các sự nhượng bộ quan trọng trong bản hiệp ước mà vua Tự Đức đã ký kết với Pháp trong năm 1974.  Nhà vua Việt Nam đã thừa nhận sự chiếm hữu của Pháp tất cả sáu tỉnh tại Nam Kỳ, và chính phủ Pháp giành được quyền trú đóng các đại diện lãnh sự và các đội quân biệt phái nhỏ tại Hà Nội, Hải Phòng, và Nam Quon [Quy Nhon?].  Hải quân Pháp có thể phái các tàu vũ trang vào các con sông ở Bắc Kỳ để bảo vệ thương mại, được mở ngỏ cho các nhà mậu dịch Pháp và Âu Châu.  Song một chế độ bảo hộ của Pháp chưa được nới rộng ra Bắc Kỳ, mặc dù các viên chức Pháp sau này có lập luận rằng các sự thỏa thuận năm 1874 đã tạo lập một vị thế đặc biệt cho Pháp tại Bắc Kỳ và cũng tuyên bố rằng bất kỳ mối quan hệ triều cống nào giữa Việt Nam và Trung Hoa đều đã bị phế bỏ.

       Sư mơ hồ trong các quan hệ của Pháp với Việt Nam về vấn đề Bắc Kỳ đã khơi dậy một cuộc tranh luận giữa các viên chức Pháp sau năm 1874.  Người thay thế Đô Đốc Dupré làm thống đốc Nam Kỳ, Đô Đốc Duperré, hoàn toàn lãnh đạm về các lợi nhuận thương mại sẽ giành đoạt được tại Bắc Kỳ, và ông đề nghị sự triệt thoái các lực lượng Pháp để làm an tâm các nhà chức trách Việt Nam rằng Pháp không mong muốn một sự bảo hộ hay một cuộc chinh phục. 9  Chính quyền và dân chúng Việt Nam thù nghịch người Pháp, ông Duperré nhận định, và sẽ luôn luôn gây ra các sự khó khăn cho các đại diện Pháp tại Huế hay Bắc Kỳ.  Bởi vì thương mại Âu Châu tại miền bắc ở trên một quy mô nhỏ và bị giới hạn ở Hà Nội và Hải Phòng, Duperré phán đoán rằng triển vọng kinh tế của Bắc Kỳ đã không biện minh được cho các tốn phí của một sự chiếm đóng quân sự.  Các nhóm Việt Nam không chính thức, chẳng hạn như Quân Cờ Đen, hay các binh sĩ Trung Hoa chính quy chiếm đóng các khu vực trong nội địa nơi tài nguyên khoáng sản của Bắc Kỳ được cho là tọa lạc, và thương mại trên sông Hồng thì bất trắc đến nỗi an ninh cho hoạt động mậu dịch “sẽ đòi hỏi sự can thiệp tức thời để bình định các tỉnh này” trên một quy mô rộng lớn. 10  Duperré giả định rằng một sự cam kết như thế vượt quá các tài nguyên của chính phủ.

       Dù thế, chính phủ Pháp đã không có ý định triệt thoái ra khỏi Bắc Kỳ và dự trù sau rốt sẽ tìm kiếm một sự bảo hộ trọn vẹn, nhưng tạm thời Paris ưa thích duy trì nguyên trạng (status quo) hơn là bất kỳ sự phiêu lưu nào khác nữa tại Á Châu.  Tình hình chính trị tại Âu Châu, kể cả sự căng thẳng kinh tế của việc thỏa mãn khoản bồi thường chiến phí cho Đức, buộc phải thận trọng. 11 Trong năm 1877 Quận Công (Duc) Decazes, Bộ Trưởng Ngoại Giao khi đó, đã lo sợ rằng một chế độ bảo hộ được công bố công khai sẽ tạo sự phản kháng của các cường quốc khác và khiêu khích chính phủ Trung Hoa, nước mà ông thú nhận, hãy còn giữ một sự chú ý đến Việt Nam. 12  Song sự triệt thoái bị bác bỏ bởi đây sẽ bị giải thích như một dấu hiệu của sự yếu kém của Pháp tại Á Châu, làm tổn hại uy tín của Pháp, và sẽ bị khai thác bởi các đối thủ của Pháp tại triều đình Việt Nam.  Chính vì thế, chính sách của Pháp đối với Bắc Kỳ sau năm 1874 có tính chất thụ động và nhẫn nhục, ít nhất trong tạm thời, để chấp nhận một sự dàn xếp ít thỏa đáng hơn.

       Nguyên trạng đã bị đảo lộn vào cuối năm 1878 khi Li Yang-ts’ai [Lý Dương Tài?], một cựu tướng lĩnh của quân đội Trung Hoa, dẫn đầu một nhóm binh sĩ Trung Hoa nổi loạn tiến vào Bắc Kỳ.  Li Yang-ts’ai tự mạo xưng là một hậu duệ của triều đại nhà Lê đã bị mất ngôi ở Việt Nam, và nhân danh giòng họ nhà Lê ông ta trương ngọn cờ khởi nghĩa chống lại hoàng triều ở Huế.  Lãnh sự Pháp tại Hải Phòng đã báo cáo một cách khích động rằng toàn thể khu vực đang trên bờ một cuộc nổi dậy toàn diện. 13  Các báo cáo sơ khởi từ Bắc Kỳ dẫn dắt bộ hải quân đến việc kết luận rằng một cơ hội đã hiện diện để chấm dứt tình trạng mơ hồ của Pháp tại miền bắc xáo trộn.  Nếu chính phủ Việt Nam yêu cầu sự trợ giúp của Pháp để trấn áp cuộc nổi dậy, Đô Đốc Pothuau lập luận, giá phải trả sẽ là sự bảo hộ của Pháp. 14  Trong bất kỳ trường hợp nào, sự xâm nhập của họ Li đã dồn một cuộc khủng hoảng tại vùng ngoại vi của đế quốc Pháp sau hết đến sự can thiệp quân sự của Pháp, mặc dù không phải theo một cung cách mà Đô Đốc Pothuau đã kỳ vọng.

       Sự yêu cầu từ Huế về sự trợ giúp của Pháp không bao giờ đến Sàigòn hay Paris.  Thay vào đó, chính phủ Việt Nam đã cầu cứu Trung Hoa về sự trợ giúp quân sự để trục xuất viên phản tướng này.  Lời thỉnh cầu này buộc các viên chức Pháp phải nhận ra rằng bản hiệp ước 1874 đã không chấm dứt mối quan hệ triều cống cổ truyền giữa Trung Hoa và Việt Nam.  Bất kể các sự tuyên xác của Pháp rằng hiệp ước 1874 đã thiết lập “sự độc lập” của Việt Nam ra khỏi bất kỳ cường lực nào khác, chính phủ Pháp đã không phản đối khi vua Tự Đức đã gửi phái bộ triều cống ba năm một lần, theo thông lệ sang Trung Hoa vào năm 1877.  Các viên chức Pháp đã liếc xem cử chỉ này như một nghi thức ‘không có tính cách vi phạm” và từ chối không nhìn nhận tầm quan trọng của nó trong các quan hệ Việt Nam – Trung Hoa.15  Tuy nhiên, sự triều cống này nhiều hơn một nghi thức, và giờ đây Việt Nam khẩn cầu Trung Hoa đảm nhận các trách nhiệm như một quyền lực bá chủ.  Rõ ràng, vua Tự Đức hy vọng sử dụng mối liên hệ của mình với Bắc Kinh để vượt thoát khỏi sự giám hộ của Pháp.  Và chính phủ Pháp thừa nhận, bất kể hiệp ước 1874, rằng sự chú ý của Trung Hoa tại Việt Nam vẫn còn tích cực.  Một năm trước đó, Decazes đã ghi nhận rằng trong khi chính phủ Trung Hoa có vẻ ít quan tâm đến các hoạt động của Pháp tại Nam Kỳ hay Căm Bốt, một sự hiện diện của Pháp tại Bắc Kỳ đe dọa trực tiếp vùng biên cương phía nam của Trung Hoa. 16

       Chính quyền Trung Hoa đã đáp ứng tức thời trước lời yêu cầu của Việt Nam.  Tổng Đốc Lưỡng Quảng (Quảng Tây và Quảng Đông) đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang Trung Hoa chính quy tiền vào diễn trường, và họ đã mau chóng vượt qua biên giới để truy kích Li Yang-ts’ai.  Sự can thiệp của Trung Hoa vừa tức thời vừa hữu hiệu.  Cuộc “nổi loạn” của Li Yang-ts’ai được chứng tỏ là yểu tử, bởi dân chúng Bắc Kỳ vẫn thờ ơ trước lời kêu gọi của ông ta cho một cuộc khởi nghĩa.  Được trợ giúp bởi Quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, đội quân Trung Hoa chính quy của Tướng Feng Tzu-ts’ai [Phùng Tú Tài?] đã đánh duổi họ Li và các đồ đảng của ông ta trong Tháng Một.  Họ Li và một đám nhỏ các đồng minh trung thành chạy vào vùng nội địa của Bắc Kỳ nơi họ tiếp tục bị truy kích bởi các lực lượng Trung Hoa chính quy.  Vào cuối năm, Tướng Feng đã bắt được họ Li, kẻ mau chóng bị hành quyết, và Tướng Feng đã cho bêu chiếc đầu bị cắt của viên tướng nổi loạn khắp các làng xã tại Bắc Kỳ như bằng chứng ghê gớm về khả năng của Trung Hoa để đáp ứng lời khẩn cầu của một nước chư hầu.  Hành động của Tướng Feng và sự hiện diện tiếp tục của bộ đội Trung Hoa tại Bắc Kỳ không chỉ tái xác nhận mối ràng buộc giữa Việt Nam và Trung Hoa mà còn làm phát lộ ra sự yếu kém của Pháp.  Pháp có gửi các toán tăng viện ra Hà Nội trong suốt cuộc khủng hoảng, nhưng họ đứng yên chứng kiến sự đàn áp thành công của Trung Hoa đối với cuộc nổi loạn của Li Yang-ts’ai.  Các lãnh sự Pháp tại Hải Phòng và Hà Nội than phiền rằng các viên chức Việt Nam đã không thông báo với họ về sự hợp tác hiện hữu giữa đội quân Trung Hoa và các lực lượng Việt Nam. 17

       Người Pháp đã hay biết đầy đủ về ý nghĩa của sự can thiệp của Trung Hoa theo lời yêu cầu của vua Tự Đức.  Như đại diện Pháp tại Huế đã nhận xét, “Việt Nam đã từng là một nước chư hầu trong một thời gian lâu dài của Trung Hoa, “người chị lớn” của họ, và chưa bao giờ không xem cô ta như vị bá chủ của mình”. 18  Hơn nữa, vua Tự Đức có chủ định rõ rằng rằng việc phô diễn sự ủng hộ này của Trung Hoa sẽ được dùng để chống lại Pháp.  Được khuyến khích bởi sự ủng hộ tích cực của Trung Hoa tại miền bắc, vua Tự Đức đã yêu cầu chính phủ Pháp triệt thoái thủy quân lục chiến của họ khỏi các hải cảng theo hiệp ước tại Bắc Kỳ và hoàn trả “các tỉnh bị mất” tại Nam Kỳ lại thẩm quyền của ông. 19  Đến mức liên quan tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa, cũng như sự hay biết của Pháp về mối quan hệ đó, người ta chỉ còn cách đồng ý với Giáo Sư Ella Laffey là kẻ kết luận, “… Pháp chỉ một ít lý cớ, trong trường hợp Việt Nam, để gọi mối quan hệ triều cống “có tính cách ký danh và giả tưởng” [“nominal et fictive”, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] vào một thời điểm khi dưới một sự đe dọa được cảm nhận chung, các quan hệ giữa hai nước chặt chẽ hơn và năng động hơn bất kỳ thời điểm nào trước đó trong suốt triều nhà Nguyễn”. 20  Chính vì thế chính phủ Việt Nam đã bác bỏ các lời tuyên xác của Pháp tại Bắc Kỳ và rõ ràng phẫn uất trước sự hiện diện của Pháp tại Nam Kỳ.

       Cuộc khủng hoảng tạo ra bởi sự can thiệp của Trung Hoa trùng hợp với sự bổ nhiệm Đô Đốc Jauréguiberry làm bộ trưởng hải quân vào đầu năm 1879.  Một trong các công tác đầu tiên của ông là đối phó với hành động của Trung Hoa, và từ khởi đầu Jauréguiberry đã biểu lộ một ý định gạt sang một bên bất kỳ mối quan hệ Việt Nam – Trung Hoa nào.  Trong Tháng Sáu, Jauréguiberry tái xét tình hình trong một bản báo cáo dài.  Ông nhận xét rằng một chế độ bảo hộ sẽ nhất định làm tan biến giấc mơ của vua Tự Đức rằng nước Pháp sẽ triệt thoái ra khỏi Bắc Kỳ hay nhượng lại bất kỳ lãnh thổ nào ở Nam Kỳ; nó cũng sẽ chấm dứt bất kỳ sự tuyên xác nào về các ràng buộc đặc biệt giữa Trung Hoa và Việt Nam.  Một chế độ bảo hộ của Pháp sẽ được giải quyết bởi áp lực của Pháp trên Huế mà không lưu ý đến các ý muốn của Trung Hoa.  Ông lập luận rằng chính sách của Pháp không thể tiếp tục trên căn bản hiện hữu của nó, và ông đã trưng dẫn một báo cáo từ Đô Đốc Lafont trong đó vị thống đốc nhận định rằng hoặc Pháp triệt thoái khỏi Bắc Kỳ, cho phép mỗi quốc gia tự mình theo đuổi quyền lợi riêng của mình tại đó, hay là phải thiết lập, một cách không mơ hồ, một chế độ bảo hộ.  Cả Lafont và Jauréguiberry đều tán thành đường lối kể sau, và Jauréguiberry lập luận cho một cuộc viễn chinh quân sự để cưỡng hành các lời tuyên xác của Pháp.  “Để đạt được các kết quả bền vững và thỏa đáng”, ông cảnh cáo, “chính phủ phải đành chịu một kinh phí đáng kể cho các sự trang bị hải quân và cho sự bố trí các lực lượng quân sự ”. 21  Đối với Jauréguiberry, Bắc Kỳ đòi hỏi chi phí và rủi ro vượt quá một vụ biểu dương hải lực.

Khả tính của sự tranh giành từ Âu Châu đã bổ túc tính khẩn cấp cho lời thỉnh cầu của viên bộ trưởng hải quân.  Jauréguiberry ghi nhận rằng các chính phủ Đức và Tây Ban Nha đang tìm cách lập các tòa lãnh sự tại Bắc Kỳ, và theo một báo cáo được soạn thảo cho bộ ngoại giao, người Anh tán thành sự can thiệp của Trung Hoa tại Bắc Kỳ như một phương thức để ngăn chặn sự tiếp cận của Pháp vào thị trường Trung Hoa.  Jauréguiberry nhấn mạnh nhu cầu mở ngỏ một sự tiếp cận thương mại vào Vân Nam trước người Anh, các kẻ đang tiến tới xuyên qua Miến Điện, và ông cũng ghi nhận sự khai thác khả hữu các tài nguyên khoáng sản được cho là bao la tại vùng thượng du Bắc Kỳ.  Bởi việc đánh bại các kẻ cạnh tranh Âu Châu, Pháp sẽ cung cấp sự kiểm soát và ổn định cần thiết cho sự khai thác thương mại miền Bắc Kỳ.  Sự can thiệp quân sự nhằm kềm chế nạn hải tặc dọc sông Hồng là một bước mở đầu cần thiết cho việc mậu dịch và sự khai thác tiềm năng khoáng sản trong nội địa.  Jauréguiberry đã biện minh sự can thiệp như thế theo các điều khoản của Hiệp Ước 1874 cam đoan dành cho Pháp thẩm quyền để bảo đảm hoạt động mậu dịch trật tự tại Bắc Kỳ. 22  Sử dụng các lập luận về chiến lược, kinh tế, và chính trị, cũng như sự hấp dẫn về uy tín, Jauréguiberry nhấn mạnh rằng thời cơ đã đến để áp đặt một chế độ bảo hộ trên nhà vua Tự Đức ngoan cố.

Trong Tháng Mười, Jauréguiberry trình bày một kế hoạch can thiệp quân sự.  Ông yêu cầu các tín khoản để tài trợ một đoàn quân viễn chinh sáu nghìn người, ba nghìn binh sĩ Âu Châu và một quân số tương đương lính đánh thuê Việt Nam; họ sẽ được yểm trợ bởi mười hai tàu vũ trang để tuần tra con sông tại Bắc Kỳ và các hải phận duyên hải.  Ông đã duyệt lại các lý do cho sự can thiệp: sự đối nghịch khăng khăng của vua Tự Đức đối với các đòi hỏi của Pháp; “các sự né tránh” của Việt Nam các nghĩa vụ trong hiệp ước 1874; nhu cầu cần phá vỡ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa; sự hiện diện của các nhóm du kích phi chính quy dọc hai bên thủy lộ sông Hồng đến Vân Nam; và sự ngăn cản của các cường lực Âu Châu khác việc thiết lập tại miền bắc thuộc địa Pháp từ Nam Kỳ.  Jauréguiberry lập luận rằng sự phân chia lãnh thổ Việt Nam là giả tạo, và ông dự liệu một liên bang chung cuộc gồm Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Lào dưới sự thống trị của Pháp.  Một cuộc viễn chinh vào Bắc Kỳ sẽ là một bước tiến quan yếu để vươn tới mục đích này của sự thống nhất áp đặt bởi Pháp.  Ông nhấn mạnh, thật là vô ích để tưởng tượng rằng một chế độ bảo hộ có thể giành đoạt được bằng các phương pháp ngoại giao thuần túy. 23  “Mỗi sự trì hoãn trong việc tìm kiếm một giải pháp”, ông nhận định, “khiến cho tình trạng của chúng ta ngày càng trở nên khó khăn một cách liên tục hơn”. 24  Jauréguiberry lạc quan về sự dễ dàng cho một lực lượng quân sự có thể chinh phục các địa điểm then chốt trong miền.  Ông dự liệu rằng sự sử dụng binh sĩ Việt Nam được tuyển mộ từ các kẻ cải đạo theo Công Giáo sẽ làm giảm bớt nhu cầu về các lực lượng Pháp chính quy, và các số thu về quan thuế sẽ nhiều hơn để bồi hoàn phí tổn của các hoạt động quân sự. 25  Ông đã đề nghị rằng một tín khoản sáu triệu phật lăng sẽ cần tìm kiếm để phóng ra cuộc viễn chinh.

Tuy nhiên, nội các lo sợ rằng sự can thiệp sẽ khiêu khích các cường lực Âu Châu khác, và đã ngần ngại để yêu cầu nghị viện cấp các kinh phí to lớn.  Bộ Ngoai Giao ở Quai d’Orsay cũng nghi ngờ viên Bộ Trưởng Hải Quân hung hăng, và đã tranh luận thắng lợi cho sự sử dụng các phương cách ngoại giao để đạt được chế độ bảo hộ.  Trên hết, hoạt động của Pháp tại Bắc Kỳ “là né tránh bất kỳ điều gì có thể mang lại sự can thiệp dáng vẻ của một cuộc chinh phục, nói một cách chính xác”. 26  Các nhà lãnh tụ phe cộng hòa tại Paris tán thành một đế quốc tại Đông Nam Á nhưng lo sợ rằng chủ trương phiêu lưu quân sự có thể vuột ra khỏi tầm tay kiểm soát và tạo ra các tình thế phức tạp nguy hiểm về chính trị và tốn kém.  Jauréguiberry được phép gia tăng quân số Pháp đồn trú tại các hải cảng theo hiệp ước, và các sự tuần tra hải quân Pháp tại vùng châu thổ được tiến hành, nhưng không được làm điều gì nhiều hơn thế.

Mũi tấn công quan trọng trong nỗ lực của Pháp để giành đạt một sự bảo hộ tại Bắc Kỳ vẫn là ngoại giao và tập trung quanh một đặc sứ được phái đến Huế với mục đích thuyết phục vua Tự Đức chấp nhận một sự tái xét bản hiệp ước 1874.  Để đổi lấy việc chấp thuận một chế độ bảo hộ tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho người Pháp, viên sứ giả được phép đề nghị cung cấp cho vua Tự Đức sự trợ giúp của Pháp để giành lại sự kiểm soát trên các thần dân bất phục tùng của ông tại miền bắc. 27  Song chính sách ngoại giao của Pháp tại Việt Nam dựa trên một giả định sai lạc rằng sự “rối loạn” của Bắc Kỳ gây phiền nhiễu lớn lao cho các thẩm quyền Việt Nam tại Huế.  Điều chắc chắn rằng vùng đất biên giới Bắc Kỳ -Trung Hoa được cư trú bởi một hỗn hợp nhiều sắc dân khác biệt và bị xáo trộn bởi một loạt “các băng đảng” tham gia vào các cuộc đột kích cướp bóc.  Thẩm quyền của chính phủ Việt Nam thường nhường bước trước quyền lực thực tế nắm giữ bởi các thủ lĩnh làng xã địa phương.  Người Pháp, dựa trên các báo cáo từ người Việt Nam theo Công Giáo và các nhà truyền đạo Âu Châu, mô tả tình hình tại Bắc Kỳ như một tình trạng xáo trộn và sắp nổi loạn.  Người Pháp tự giới thiệu mình như các đồng minh sẽ mang lại trật tự, nhưng hiển nhiên là vua Tự Đức mong muốn đạt tới sự thỏa hiệp với các thủ lĩnh địa phương, chẳng hạn như Lưu Vĩnh Phúc, hay ngay cả sự can thiệp của Trung Hoa, hơn là vòng tay ôm của Pháp.  Trong thực tế, Lưu Vĩnh Phúc, kẻ mà người Pháp tố cáo là quân thổ phỉ, đã hợp tác với các lực lượng Việt Nam và Trung Hoa chống lại Pháp và giữ tư thế như một võ quan phục vụ nhà vua Việt Nam.  Thương mại Pháp hay Âu Châu xuyên qua Bắc Kỳ vào Trung Hoa mang lại ít lợi lộc cho chính quyền Việt Nam, đặc biệt nếu Pháp kiểm soát thuế quan và đòi hỏi một chế độ bảo hộ.  Giá đòi hỏi của Pháp quá cao đối với Huế, và không có gì đáng ngạc nhiên rằng phái bộ Pháp tại kinh đô Việt Nam đã không đạt được chế độ bảo hộ mong muốn.

Trong khi đó, áp lực cho một chính sách hung hăng hơn, kể cả một sự biểu dương sức mạnh, xuất hiện từ nhiều nguồn gốc khác nhau.  Khuếch đại sự báo động của Jauréguiberry, thống đốc Nam Kỳ, Le Myre de Vilers, thúc dục sự can thiệp tức thời.  Ông trưng dẫn vụ ám sát thương nhân Pháp, ông Francelli, như một cơ hội cho sự khẳng quyết các quyền hạn của Pháp tại Bắc Kỳ. 28  Cả các viên chức lẫn các quyền lợi cá nhân đều kêu gọi một chính sách tích cực.  Lãnh sự Pháp tại Thượng Hải khẩn cầu sự can thiệp, giống như một nhóm các doanh nhân Âu Châu và Trung Hoa tại Hải Phòng đã thỉnh cầu sự trợ giúp trong việc kềm chế nạn hải tặc.  Nam Tước (Baron) de Caobourg, chủ tịch Hội Nghiên Cứu Hàng Hải và Thuộc Địa (Society for Maritime and Colonial Studies), yêu cầu một sự chiếm đóng sông Hồng để mở cửa Vân Nam cho thương mại Pháp.  Và báo chí của phe cộng hòa, nhất là tờLe Temps và tờ République franҫaise của phe Gambetta, mở chiến dịch cổ động cho sự can thiệp. 29

Trên hết, thái độ của chính phủ Trung Hoa đối với Bắc Kỳ gây bối rối cho các viên chức Pháp.  Mặc dù đội quân của Tướng Feng Tsu-ts’ai đã bắt giữ và chém đầu Li Yang-ts’ai, kẻ nổi loạn vào cuối năm 1879, các lực lượng Trung Hoa đã chậm trễ trong việc triệt thoái khỏi Bắc Kỳ.  Một sự đóng quân khá lớn vẫn còn bên phía Việt Nam của biên giới gần Lạng Sơn, theo các báo cáo của Pháp.  Đại diện Pháp tại Bắc Kinh báo cáo rằng chính quyền Đế Triều đã khoa trương  nhiều sự thành công của nó trong việc bắt giữ và hành quyết Li Yang-ts’ai và tuyên bố rằng các nghĩa vụ của Trung Hoa đối với Việt Nam đã được chu toàn. 30  Mặc dù Patenôtre, đại diện Pháp tại Bắc Kinh, tuyên bố rằng quyên lợi của Trung Hoa chỉ là vấn đề uy tín và sự tự trọng tại Bắc Kỳ, ông đã thúc dục việc hành động tức thời để đối đầu với bất kỳ tham vọng nào của Trung Hoa.  Bất kể các sự cứu xét nào khác có thể ảnh hưởng đến thái độ của chính phủ Pháp, sự thách đố của Trung Hoa tại Bắc Kỳ là yếu tố trực tiếp nhất và nghiêm trọng nhất.

Vào lúc này vua Tự Đức bắt đầu thực hiện các sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một sứ đoàn khác sang triều cống Trung Hoa, và tờ Peking Gazette đã dùng cơ hội này để xác nhận điều mà Patenôtre đã mô tả như “quyền chủ tể mạo danh” trên Việt Nam.  Sự kiện này bổ túc bằng chứng cho sự tuyên xác của Trung Hoa về một mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam làm rầy rà chính phủ Pháp.  Jauréguiberry đã muốn ngăn chặn hoàn toàn sứ đoàn này, nhưng [Charles de] Freycinet [Thủ Tướng Pháp từ 28 Tháng Mười Hai 1879 – 23 Tháng Chín 1880, sau nội các của William Waddington và trước nội các lần thứ nhất của Jules Ferry, chú của người dịch] thú nhận rằng có ít điều có thể làm được để ngăn cản sứ đoàn này ngoài việc bày tỏ sự không hài lòng đối với Huế. 31  Tuy nhiên, sứ đoàn triều cống dự trù đã thuyết phục Freycinet rằng một chính sách cứng rắn hơn tại Bắc Kỳ là thiết yếu.  Trong Tháng Bảy ông thú nhận với Jauréguiberry, “Tôi tin ý tưởng nguyên thủy của ông về sự chiếm đóng vùng đất đó {Bắc Kỳ} thì vững chắc hơn là việc chỉ tuần cảnh ở các cửa sông mà nội các đã ủng hộ”.  Ông chấp thuận kế hoạch của Jauréguiberry về việc phái ba nghìn binh sĩ Âu Châu sang Bắc Kỳ, và ông đã đề nghị tìm kiếm các tín khoản ở Hạ Nghị Viện Pháp ngay khi tái nhóm sau kỳ nghỉ mùa hè.  Về phía Bắc Kinh, Freycinet tiên đoán một cách kín đáo “không có gì để lo ngại về phía Trung Hoa”. 32

Trước khi cuộc viễn chinh quân sự đề nghị có thể được chấp thuận, nội các Freycinet bị đánh đổ và Jauréguiberry nhường bộ hải quân cho Đô Đốc Cloué.  Chính phủ mới, được đứng đầu bởi Jules Ferry, đã quyết định bám lấy chính sách nguyên thủy về hoạt động tuần cảnh hạn chế hơn tại vùng châu thổ sông Hồng thay vì một sự chiếm đóng quân sự toàn diện.  Bộ Trưởng Ngoại Giao mới, Barthélemy Saint-Hilaire, và Đô Đốc Cloué tái tục các nỗ lực ngoại giao để giành đạt sự bảo hộ từ Huế. 33

Với sự ra đi của Jauréguiberry khỏi bộ hải quân, kẻ biện hộ mạnh mẽ nhất cho một sự can thiệp trực tiếp là Thống Đốc Nam Kỳ, Le Myre de Vilers, kẻ nhấn mạnh rằng các xáo trộn ở Bắc Kỳ tượng trưng cho một mối nguy hiểm kéo dài đối với các quyền lợi của Pháp tại Á Châu.  Các báo cáo từ các lãnh sự Pháp phát hiện sự kích động hơn nữa, và các tàu chiến của Trung Hoa đang xuất hiện trên các hải phận Việt Nam với chu kỳ thường xuyên gia tăng.  Điều đáng báo động hơn nữa là một báo cáo rằng lãnh tụ Quân Cờ Đen, Lưu Vĩnh Phúc, đã sang Trung Hoa để tuyển mộ các quân sĩ bổ túc trong sự dự trù một cuộc tranh chấp với Pháp.  Le Myre de Vilers nhận định rằng sự can thiệp của Trung Hoa và sứ đoàn dự trù sang Bắc Kinh rõ ràng phơi bày ý định của vua Tự Đức muốn vượt thoát khỏi áp lực của Pháp với sự ủng hộ từ Bắc Kinh và Quân Cờ Đen. 34  Ông ta quyết định quay trở về Pháp nơi ông có thể đích thân tranh luận cho trường hợp can thiệp.

Le Myre de Vilers đã lập lại nhiều lập luận đã sẵn được đưa ra tán đồng một sự bảo hộ của Pháp tại Bắc Kỳ.  Tuy nhiên, ông nhìn nhận một sự miễn cưỡng của Paris để tiến tới việc cam kết sâu đậm hơn cho một sự giao chiến quân sự tại Á Châu vào một thời điểm khi mà một đoàn viễn chinh khá lớn vừa được gửi sang Tunisia.  Nhận thức đầy đủ về các sự lo lắng của phe cộng hòa, Le Myre đưa ra sự chống đối của ông trước bất kỳ “sự phiêu lưu quân sự” nào và nhân mạnh đến khía cạnh “hòa bình” và tiệm tiến trong đề nghị của ông.  Một sự chiếm đóng toàn diện Bắc Kỳ sẽ đòi hỏi ba mươi đến bốn mươi nghìn binh sĩ, ông ước lượng.  Thay vào đó, ông khuyến cáo một lực lượng ít hơn vào khoảng ba nghìn quân làm nền tảng cho sự bành trướng của Pháp vào miền bắc Việt Nam.  Ông cảnh cáo rằng tiến trình sẽ không phải là “công việc của một ngày mà là của nhiều năm dài”, kết hợp các áp lực quân sự và ngoại giao để thu đạt được các mục tiêu của Pháp.  Công thức của ông cho sự bành trướng của Pháp, điều ông quen lập lại nhiều lần để tái bảo đảm cho một chính phủ khó khăn tại Paris, rằng sự kiểm soát trên Bắc Kỳ sẽ giành đạt được “về mặt chính trị, hành chính, hòa bình, và tiến bộ” hơn là bởi một cuộc chinh phục quân sự.  Hà Nội hay Huế có thể chiếm đoạt một cách dễ dàng, ông nhận định, nhưng sự vụ ở Tunisia “đã chứng tỏ một cách quá phong phú rằng việc chiếm đóng thủ đô của một xứ bán mọi rợ không thôi vẫn chưa đủ”.  Một cuộc viễn chinh quân sự theo cung cách Âu Châu cổ điển sẽ cho thấy là vô ích tại một quốc gia nơi “mà sinh hoạt công cộng không hiện hữu, nơi mỗi làng xã cấu thành một loại cộng hòa độc lập”. 35  Để giữ các quân số binh sĩ Âu Châu ở mức thấp, các sự tuyển mộ người Việt Nam sẽ được áp dụng một cách rộng rãi, và ông tán thành việc thay thế các quan lại Việt Nam cứng đầu bằng các kẻ cộng tác sẽ điều hành xứ sở dưới sự giám sát của Pháp, như đã từng được thực hiện tại Nam Kỳ.

Các lập luận của Le Myre de Vilers nhận được sự đón tiếp thiện cảm ở cả bộ ngoại giao lẫn bộ hải quân.  Trong Tháng Bẩy, chính phủ, bất kể sự bận tâm về vấn đề Tunisia, đã yêu cầu nghị viện một ngân khoản hai mươi bốn trăm nghìn phật lăng cho một đoàn viễn chinh để khai thông sông Hồng cho hoạt động thương mại.  Dự luật được thông qua chỉ sau một cuộc tranh luận ngắn ngủi và đã cung cấp, như Saint Hilaire nhận xét, một cơ hội để giúp cho các quan điểm của Pháp được thắng thế tại Đông Dương. 36  Trong các chỉ thị của ông cho Le Myre de Vilers, Đô Đốc Cloué nhấn mạnh sự khôi phục uy tín của Pháp và sự tăng cường các chính sách của Pháp tại Huế, nhưng ông cũng nhắc lại sự cảnh cáo rằng các áp lực sử dụng phải không được có tính chất của một hành động quân sự trong bầt kỳ cung cách nào”. 37  Đội quân đồn trú tại Hà Nội sẽ được tăng cường như một lời cảnh cáo đối với vua Tự Đức, nhưng, một cách nào đó, bề ngoài của một cuộc viễn chinh quân sự cũng sẽ phải được né tránh.  “Sự gia tăng này”, Le Myre de Vilers nêu ý kiến, “phải diễn ra trong các bước tiến nhỏ và không tạo chấn động trong một cách để không một ai nhận thức ra, rằng chúng ta tăng gấp đôi kích thước các lực lượng hiện nay của chúng ta”. 38  Đây sẽ là một sự bành trướng đế quốc một cách âm thầm, giảm thiếu tối đa các rủi ro chính trị nội bộ bằng việc giới hạn sự khoa trương quân sự.   Le Myre de Viler hy vọng rằng bóng ma của cuộc chinh phục quân sự có thể được tránh khỏi, và ông thành thực tin tưởng rằng sự bành trướng tại Bắc Kỳ sẽ diễn ra “một cách hòa dịu” và “tiệm tiến”.  Bộ hải quân, nhậy cảm với sự cạn kiệt năm mươi nghìn binh sĩ gây ra bởi đòan viễn chinh Tunisia, hậu thuẫn cho chính sách tiệm tiến của ông.

Sự nhấn mạnh trên chủ trương tiệm tiến không đủ tái bảo đảm chính phủ Trung Hoa, ngắm nhìn với sự quan ngại gia tăng trên các sự chuẩn bị của Pháp và bắt đầu thảo luận về phương cách đáp ứng. 39  Trong Tháng Chín, Sứ Thần Trung Hoa tại Pháp, Tseng Chi-tse [Tăng Kỷ Trạch?], thông báo cho Bộ Ngoại Giao Pháp rằng chính phủ Trung Hoa đã không nhìn nhận bản hiệp ước năm 1874 và các sự tuyên xác của Pháp theo bản hiệp ước này. 40  Vào cuôi năm, chính phủ Pháp, giờ đây được đứng đầu bởi Léon Gambetta, bác bỏ lập trường của họ Tseng qua việc nhận định rằng bản hiệp ước 1874 đã được thi hành trong gần tám năm và chính phủ Trung Hoa đã hoàn toàn hay biết về các điều khoản của nó mà không đưa ra bất kỳ sự phản đối nào trước đây về bản hiệp ước. 41  Điều trở nên rõ ràng là hai nước đang hướng đến sự tranh chấp.

Trong khi đó, Bắc Kinh yêu cầu các đề nghị từ các tổng đốc các tỉnh về các phương thức để đối phó với mối nguy hiểm từ Pháp.  Vào cuối năm 1881, tổng đốc Quảng tây, Ch’ing-yu, đã gửi văn thư của ông lên Bắc Kinh.  Ông nhấn mạnh rằng Trung Hoa không thể giữ sự thờ ơ trước các kế hoạch của Pháp nhằm trục xuất quân hải tặc ra khỏi sông Hồng.  Băc Kỳ cung cấp một rào cản hay “phên dậu” phương nam cho Vương Quốc Trung Tâm, và hành động tức thời thì cần thiết để ngăn cản sự tiếp cận từ sông Hồng vào miền nam Trung Hoa.  Không làm như thế sẽ khiến cho Trung Hoa dễ bị xâm hại và phải chịu đựng thêm các đòi hỏi của Pháp. 42 Theo sáng kiến riêng của chính mình, Ch’ing-yu đã sẵn phái một lực lượng tăng cường nhỏ tiến vào Bắc Kỳ. 43

Trong khi chính phủ Trung Hoa tiến đến sự kháng cự, Le Myre de Vilers khởi xướng chính sách bành trướng gia tăng.  Ông trưng dẫn các tình tiết gần đây – sự bắt giữ hai thần dân Pháp bởi Quân Cờ Đen và sự ngược đãi một nhân viên của phái bộ ngoại giao Pháp tại Huế — như sự biện minh cho việc gửi các quân tăng phái nhằm tăng gấp đôi số đồn trú tại Bắc Kỳ.  “Trái cây đã chín”, ông loan báo, “giờ đây là lúc hái quả”. 44  Vào giữa Tháng Một, ông thông báo Paris rằng ông đã tăng gấp đôi lực lượng đồn trú tại Hà Nội, và ông đã bổ nhiệm Đại Tá Rivière đứng đầu đoàn viễn chinh.  Ông đoan chắc với các thượng cấp của ông rằng “Sẽ không có các hoạt động quân sự … chỉ có các biện pháp dự phòng”. 45  Đúng vào lúc Le Myre de Vilers đưa ra các chỉ thị cho Rivière, một điện tín đến từ Paris ra lệnh cho ông đình chỉ dự án trong khi chờ đợi sự đến nơi của Đô Đốc Pierre, kẻ sẽ đảm nhận sự kiểm soát tất cả các lực lượng hải và lục quân tại Việt Nam.  Rõ ràng chính phủ Gambetta trù tính một cuộc viễn chinh ồ ạt đã được chuẩn bị một cách bí mật cho Bắc Kỳ, hay ít nhất đã có một vài bằng chứng cho sự kiện này, và Le Myre de Vilers, nghĩ rằng chính sách của ông bị đẩy lui, đã đe dọa từ chức. 46  Tuy nhiên, “Chính Phủ Vĩ Đại” ngắn ngủi của Gambetta bị sụp đổ trước khi bất kỳ dự án to lớn nào có thể được khởi động, nếu trong thực tế đã có các kế hoạch như thế hiện hữu.

Sự thay đổi chính phủ đã mang Jauréguiberry trở lại bộ hải quân dưới thời [Thủ Tướng] Freycinet, và các mệnh lệnh cho cuộc viễn chinh của Đô Đốc Pierre không bao giờ được ban ra.  Le Myre de Vilers quay trở lại chính sách tiệm tiến của ông ta và tái ban hành các chỉ thị cho Rivière để mang năm trăm quân ra Hà Nội.  Mặc dù Jauréguiberry mong muốn có một đoàn viễn chinh đông hơn, Freycinet trở lui với sự dè dặt và nhấn mạnh rằng các chính phủ trước đã quyết định về một chiều hướng ôn hòa hơn, và Jauréguiberry đã nhượng bộ.  Freycinet lo sợ rằng một cuộc nổi dậy chống lại Pháp sẽ phát triển nếu một cuộc can thiệp quân sự toàn diện xảy ra.  Việc lớn nhất ông sẽ chấp nhận là “một sự bố trí quân sĩ nào đó” tại Bắc Kỳ. 47  Le Myre de Vilers ra lệnh cho Rivière né tránh bất kỳ sự tranh chấp nào với các lực lượng Trung Hoa trong miền.  Ông ta sẽ cần tập trung các lực lượng của mình tại Hà Nội, chiếm giữ thành nếu cần thiết cho an ninh hay để mở cửa cho sự lưu thông trên sông Hồng.  Ngay khi Rivière đến Hà Nội vào đầu Tháng Tư ông ta đã quyết định rằng tòa thành không thể để nằm trong tay Việt Nam.  Vào ngày mười bảy, lập lại thủ đọan của Garnier năm 1873, Rivière chiếm đóng tòa thành và tự tin đã kiểm soát được thành phố.

Cuộc tấn công của Rivière vào tòa thành đã khiến sự vụ ở Bắc Kỳ tiến tới một cuộc khủng hoảng khác.  Đế xuất của viên tư lệnh Pháp, mặc dù được dự liệu, xem ra hơi vội vã đối với Le Myre de Vilers, kẻ hy vọng hành xử áp lực trên Huế trước khi có sự chiếm đóng tòa thành, nhưng ông đã báo cáo về Paris rằng sự ù lì của Việt Nam và bằng chứng rằng vua Tự Đức đã tự chọn việc ngã vào vòng tay của Trung Hoa và Quân Cờ Đen khiến cho hành động cứng rắn trở nên cần thiết. 48  Le Myre de Vilers có cảnh cáo Rivière, một khi tòa thành được chiếm giữ, cần né tránh bất kỳ hành động nào khác có thể xúc phạm đến các nhà chức trách địa phương và tạo ra “các sự phức tạp không cần thiết”.  Ông đã trưng dẫn tình hình tại Âu Châu và Ai Cập như một sự cứu xét “không cho phép Pháp tham dự vào một cuộc tranh chấp kéo dài và tốn kém” tại Á Châu.  Trong thực tế, sự ngần ngại của nước Pháp về kinh đào Suez chỉ khích lệ các tiếng nói hiếu chiến hơn tại Bắc Kinh và Huế.  “Sự không tham gia của chúng ta tại Ai Cập đã có một tác động lớn lao tại Á Châu và đã bị nhìn như một sự thoái vị”. 49

Hành động của Rivière cũng giống như sự thoái bộ của Pháp về vấn đề Ai cập đã khích động quyết tâm của Việt Nam và Trung Hoa để kháng cự lại các đòi hỏi của Pháp tại Bắc Kỳ.  Trong sự sửa soạn chiến tranh Việt Nam đã củng cố các thành lũy của họ ở Thuận An, phòng vệ lối tiến bằng đường biển đến Huế, và vua Tự Đức yêu cầu viện trợ quân sự của Trung Hoa.  Nhiều bộ đội Trung Hoa hơn vượt qua biên giới tiến vào Bắc Kỳ, và Quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc củng cố các đồn lũy tại Sơn Tây và Hưng Hóa. 50  Đến mức mà chính phủ Trung Hoa quan tâm, cuộc tấn công của Rivière mang lại cho người Pháp sự kiểm soát một lối tiếp cận bằng đường sông vào chính Vân Nam, và Trung Hoa đã quyết định đối đầu với sự thách đố.  Như tác giả Eastman ghi nhận, “…từ thời điểm này, Trung Hoa đi theo con đường dẫn trực tiếp đến chiến tranh”. 51  Các viên chức tại miền nam Trung Hoa đã thúc dục chính phủ có hành động chống lại các sự tiến quân của Pháp, và giờ đây Trung Hoa đã quyết định ủng hộ chính quyền Việt Nam yếu ớt trong cuộc đấu tranh của nó.

Chính phủ Pháp nhận thức rằng các sự sửa soạn chiến tranh đang tiến hành nhưng quyết định rằng chế độ bảo hộ có thể vẫn có thể đạt được mà không cần đến một cuộc tranh chấp công khai.  Từ Bắc Kinh, Sứ Thần Pháp, Frederic Bourée, báo cáo rằng người Trung Hoa đang phỉnh gạt, mặc dù ông thúc dục chính phủ ông hãy tiến hành mau lẹ để thiết lập một sự bảo hộ trước khi Trung Hoa có thể can thiệp. 52  Từ Sàigòn, Le Myre de Vilers nhấn mạnh rằng chính quyền vẫn còn vững mạnh, nhưng ông đề nghị một sự thỏa hiệp sẽ dành cho Pháp khu vực châu thổ, để lại vùng thượng du trong tay các nhóm băng đảng Việt Nam và Trung Hoa không chính quy. 53  Thời gian, ông lập luận, sẽ đứng về phía Pháp, và ông đã ra lệnh cho Rheinart tại Huế và Rivière tại Hà Nội phải né tránh bất kỳ sự khiêu khích không cần thiết nào.  Trong một điện tín gửi Rivière ông đồng ý rằng ở một số điểm Quân Cờ Đen sẽ phải bị loại bỏ như một chướng ngại vật cho hoạt động thương mại, nhưng trong nhất thời ông khuyến cáo sự cẩn trọng trong khi đối phó với họ.  Ông bác bỏ lời yêu cầu của Rivière về việc thiết lập một đồn quân sự tại giao điểm của sông Hồng và sông Lô (Clear River).  Trên hết, “lòng yêu nước đòi hỏi rằng chúng ta phải né tránh bất kỳ sự khó khăn nào có thể dẫn dắt ông tiến vào một cuộc tranh chấp với Trung Hoa”. 54  Một lý do khác cho sự dè dặt là khuynh hướng cứng rắn gia tăng của phe chủ chiến tại Huế, đứng đầu bởi Tôn Thất Thuyết, viên thượng thư chống Pháp cương quyết nhất của vua Tự Đức. 55  Mặc dù Le Myre de Vilers vẫn còn tin tưởng rằng các sự tuyên xác của Pháp trên vùng Thung Lũng sông Hồng sẽ được thiết lập, ông nhấn mạnh rằng một chính sách tiệm tiến đòi hỏi sự kiên nhẫn, chứ không phải hành động quân sự vội vàng về phía chính phủ Pháp.

Trong khi Le Myre de Vilers khuyến cáo sự thận trọng khi đối diện với các căng thẳng dâng cao, Đô Đốc Jauréguiberry đã quyết tâm cưỡng đặt chế độ bảo hộ.  Bên lề một trong những báo cáo của Le Myre de Vilers kêu gọi sự kềm chế, Jauréguiberry hạ bút phê sự quyết tâm của ông: “Chúng ta không thể trở lui giờ đây!” 56  Ông tán thưởng hành động mạnh mẽ được thực hiện tại Bắc Kỳ, và vào cuối Tháng Sáu ông đã gửi cho ông Freycinet một văn thư trong đó ông trình bày các hành động của Pháp như một phần thưởng quá trễ nãi đối với “các nỗ lực và hy sinh lớn lao của chúng ta”. 57  Đối với các sự tuyên xác của Trung Hoa, Jauréguiberry nhấn mạnh rằng sự can thiệp của Bắc Kinh vào các chuyện của Việt Nam “không thể tha thứ được”, và ông thúc dục rằng chính phủ Pháp hãy có một lập trường cứng rắn chống lại sự can thiệp của Trung Hoa tại Việt Nam. 58  Ông lập luận rằng sự ngoan cố của Huế chắc chắn phản ảnh sự bảo đảm ủng hộ từ Bắc Kinh.  Ngay khi Huế nhân thức được rằng Trung Hoa không còn có thể cầu khẩn được nữa, khi đó Pháp có khả năng áp đặt các đòi hỏi của mình.  Thời điểm đã đến cho một giải pháp xác định đối với Bắc Kỳ, và Jauréguiberry bày tỏ sự bực tức đối về sự hiểu biết của Le Myre de Vilers.  Ông đoan chắc với viên thống đốc rằng Ai Cập không hàm ý sự yếu kém của Pháp, và ông thúc dục Le Myre hãy quay trở lại các chính sách cứng rắn đã từng được xướng xuất trong mùa xuân. 59

Trong Tháng Mười Jauréguiberry phục hồi lại kế hoạch ba năm trước của ông về việc gửi một đoàn viễn chinh quân sự to lớn sang Bắc Kỳ.  Khác với nhóm nhỏ các binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Rivière, ông một lần nữa kêu gọi một lực lượng ít nhất là sáu nghìn binh sĩ. 60  Duclerc, người thay thế Freycinet tiếp theo sau vụ Ai Cập, tán thành quan điểm của Bộ Trưởng Hải Quân.  Toàn thể nội các thảo luận tình hình Bắc Kỳ và đồng ý rằng sẽ là điều cần thiết để giành được sự thống trị của Pháp bằng hành động quân sự.  Chính phủ đã kết luận rằng nó không có sự lựa chọn ngoài việc từ bỏ chính sách hòa dịu của nó “và để bảo đảm, bằng việc phái các lực lượng đầy đủ, sự thống trị hữu hiệu của chúng ta tại Thung Lũng Sông Hồng”.   Duclerc nhìn nhận rằng dự án này sẽ làm phức tạp các quan hệ của Pháp với Trung Hoa, nhưng ông quyết tâm tìm kiếm cấp khoản từ Hạ Viện Pháp sớm nhất khi nó tái nhóm. 61

Jauréguiberry tức thời cung cấp các kế hoạch cho sự can thiệp và phô bày các lập luận đã được sử dụng ba năm trước.  Ông cho rằng các phương pháp ngoại giao không thôi sẽ không bao giờ thành công, và chính vì thế vũ lực sẽ cần thiết đễ cưỡng bách sự chấp nhận một chế độ bảo hộ của Pháp.  Ông tuyên bố rằng một công thức có thể được tìm thấy để cứu vớt lòng tự trọng của Trung Hoa và rằng Trung Hoa có thể thực sự được nhẹ gánh để thoát ra khỏi nghĩa vụ “nặng nề” [“onerous”, nguyên bản ghi sai là “onorous”, chú của người dịch] và được định nghĩa một cách mơ hồ đối với Việt Nam.  Ông giả định một cách mơn trớn rằng Trung Hoa sẽ chào đón hoạt động mậu dịch mở rộng với Vân Nam mà sự kiểm soát của Pháp trên sông Hồng sẽ mang lại. 62  Trong khi phát biểu các quan điểm này, Jauréguiberry đã phô bày một cái nhìn tập trung vào Âu Châu thiển cận về tầm quan trọng gắn liền với mối quan hệ triều cống cổ truyền giữa Trung Hoa và Việt Nam.  Từ quan điểm của ông hiệp ước năm 1874 đã chấm dứt về mặt pháp lý các ràng buộc như thế, một quan điểm mà hiển nhiên cả chính phủ Trung Hoa lẫn Việt Nam đều không chia sẻ.  Về phí tổn đối với Pháp cho một cuộc viễn chinh quân sự, ông ước lượng một tín khoản ít nhất là sáu triệu rưỡi phật lăng sẽ phải được cần đến, nhưng ông ghi nhận rằng tổng số thu về thuế quan cho Bắc Kỳ tương đương với hai mươi mốt triệu, nhiều hơn khoản đền bù cho các sự hy sinh của Pháp.  Sự khai thác tương lai các hầm mỏ và thương mại của Bắc Kỳ hứa hẹn biến vùng đất bảo hộ trở nên sinh lợi hơn Nam Kỳ, và khí hậu miền bắc thích hợp hơn đối với người Âu Châu; nhưng các lợi điểm của Bắc Kỳ chỉ có thể giành thắng được với sự áp dụng áp lực quân sự mạnh mẽ. 63  Bị ấn tượng bởi các lập luận này, Duclerc đồng ý yêu cầu Nghị Viện cấp mười triệu phật lăng để bảo hành cho cuộc viễn chinh. 64

Trong khi Jauréguiberry đề nghị vũ lực để mang các chính phủ Á Châu vào trong hàng ngũ, Le Myre de Vilers tiếp tục khuyến cáo một sự thỏa hiệp xuyên qua thương nghị.  Với sự yếu kém của chế độ vua Tự Đức, Le Myre de Vilers lập luận, Bắc Kỳ và Trung Kỳ nhất thiết sẽ rơi vào vòng ảnh hưởng hoặc của Pháp hay Trung Hoa.  Bởi mối quan ngại của Trung Hoa là về “bức bình phong” của biên cương phương nam, ông đề nghị rằng hai khu vực ảnh hưởng sẽ được tạo lập ra tại Bắc Kỳ với một khu trái độn trung lập nằm giữa.  Trung Hoa sẽ kiểm soát vùng thượng du dọc biên giới và Pháp sẽ nắm giữ vùng châu thổ và Thung Lũng sông Hồng. 65 Đại diện Pháp tại Huế ủng hộ cho sự thỏa hiệp này.  Rheinart nhìn thấy ít có giá trị thương mại tại Bắc Kỳ, và ông tuyên bố rằng Trung Hoa sẽ giữ cửa ngỏ Vân Nam bị đóng lại với mọi giá; chính vì thế, giá trị của vùng thượng du là tối thiểu đối với các quyền lợi kinh tế của Pháp và, với sự hiện diện kéo dài của các băng nhóm không chính thức hoạt động dọc biên giới, chúng sẽ trở thành một gánh nặng về mặt quản trị hành chính.  Giá trị duy nhất của bất kỳ sự chiếm đóng quân sự nào bên ngoài vùng châu thổ sẽ chỉ là việc giành đoạt các quầy mặc cả cho sự thương thuyết.  Vì thế, ông cũng tán thành sự thỏa thuận với Trung Hoa để phân chia Bắc Kỳ thành các khu vực ảnh hưởng. 66  Nhưng một sự thỏa hiệp cần phải đạt tới một cách mau chóng, bởi bộ đội Trung Hoa đang tiến vào Bắc Kỳ với một quân số đông đảo trong mùa thu 1882, theo các báo cáo của Pháp. 67  Lo sợ một cuộc tấn công sắp xẩy ra đã dẫn Le Myre de Vilers đến việc thỉnh cầu một sự giải quyết bằng thương thuyết, và để né tránh bất kỳ duyên cớ nào, ông ta đã hạ lệnh Rivière phóng thích bất kỳ người Trung Hoa nào, ngay cả các kẻ có vũ khí, đã bị bắt giữ. 68

Vào mùa thu 1882, Jauréguiberry càng trở nên bực tức hơn với khuynh hướng dè dặt của Le Myre de Vilers đối với sự vụ Bắc Kỳ.  Khi Le Myre de Vilers khăng khăng trong sự bào chữa của ông ta cho sự ôn hòa, Jauréguiberry không còn kiên nhẫn và ra lệnh viên thống đốc phải quay trở về Paris vào cuối năm.  Với Le Myre de Vilers bị bịt miệng, Jauréguiberry cổ đ

0