13/01/2018, 20:42

Xem ngay Thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Bắc Giang năm 2015 có đáp án

Xem ngay Thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Bắc Giang năm 2015 có đáp án Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Bắc Giang năm 2015 có đáp án . Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao. SỞ GD&ĐT BẮC ...

Xem ngay Thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Bắc Giang năm 2015 có đáp án

Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Bắc Giang năm 2015 có đáp án. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao.

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 1

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2014 – 2015

MÔN: Ngữ văn – Khối 10.

Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Bởi thế các Đức Thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên…”.

1. Cho biết đoạn văn trên thuộc văn bản nào, tác giả nào?

2. Ý nghĩa của câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”?

3. Hãy viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học cho bản thân từ ý nghĩa của đoạn văn trên?
Câu 2 (7.0 điểm):

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

 (Trích “Trao duyên” – Truyện Kiều của Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn 10 Tập Hai – NXBGD)

Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

———- HẾT ————

Câu 11.Đoạn văn trên thuộc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả Thân Nhân Trung.0.5
2.Ý nghĩa của câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Tác giả nói đến hiền tài là để chỉ những người có tài cao, học rộng và có đạo đức. Hiền tài là nguyên khí, nghĩa là khẳng định những người có tài cao, học rộng và có đạo đức chính là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất n­ước, xã hội.

Mối quan hệ giữa hiền tài đối với vận mệnh đất n­ước: người hiền tài có vai trò quyết định đến sự thịnh – suy của một đất n­ước, hiền tài dồi dào thì đất n­ước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất n­ước suy yếu. Như vậy muốn cho nguyên khí thịnh, đất n­ước phát triển thì không thể không chăm chút, bồi dưỡng nhân tài.

1.0
3.Cần phấn  đấu rèn luyện, tu dưỡng học tập tốt để trở thành một hiền tài góp công sức của mình về việc xây dựng đất nước.1.5

Câu 2. 

MB:: Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc,tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền,huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.Ông sinh ra trong 1 gia đình phong kiến quý tộc và sống trong 1 giai đoạn lịch sử đầy biến động.Nguyễn Du đã từng chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc Nguyễn Du đã sáng tác nên kiệt tác ” Truyện Kiều ” “Trao Duyên” là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ,dan dở tình yêu TK và KT, và nỗi đau tột cùng của Kiều về số phận bi thương của đời mình,đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của con người cũng như khát vọng hạnh phúc của con người trong đó tiêu biểu nhất là đoạn thơ: Cậy em em có chịu lời ……………… Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

 2. TB::
a/ Giới thiệu chung: sau khi thu xếp xong việc bán mình để cứu cha và em ” Tờ hoa đã kí, cân vàng mới trao”.Ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh ra đi. Đêm ấy, Kiều bồi hồi thương cho chàng Kim, tìm cách trả nợ tình cho chàng.”Đèn thắp sáng đêm nước mắt đầm đìa/ dầu chong trắng đĩa, lệ tràng thấm khăn” nhân lúc Thúy Vân thức dậy hỏi han bây giờ Kiều mới nhờ em thay mình trả nghĩa cho KT Đoạn trích có vai trò quan trọng như một bản lề khép mở 2 phần đời đối lập của Kiều là hạnh phúc và đau khổ. Không chỉ thương chị Thúy Vân còn rất hiểu lòng chị, có lẻ vì vậy mà chuyện tình duyên vốn dĩ rất khó trao, khó nhận nhưng đã đc Thúy Kiều thuyết phục một cách rất thấu tình đạt lí để mở đầu cho cuộc trao duyên đầy đau đớn

b. phân tích: Lời mở đầu của Kiều hết sức thông minh và sắc sảo Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Trong tình thế: ”hở môi ra cũng thẹn thùng/ để lòng thì phụ tấm lòng với ai” nên mở đầu cuộc trao duyên Kiều phải lựa chọn một cách nói, một cách xưng hô đặc biệt. Bởi vậy Kiều không nói nhờ em mà lại nói cậy em. Bởi vì chữ cậy bao hàm cả niềm hi vọng thiết tha của 1 lời trông cậy có ý nghĩa, nương tựa tin tưởng mối quan hệ ruột thịt gửi gắm nỗi khẩn khoản thiết tha.Kiều nói “em có chịu lời” chứ không nói ” em có nhận lời ” ngoài lí do từ chịu lời mang sắc thái bắt buộc, Kiều muốn em không đc từ chối lời đề nghị của mình mà còn bởi vì Kiều cảm thấy đây là một sự hi sinh lớn lao của em, vì em phải kết duyên với người yêu của chị.Cách nói như thế phù hợp với tâm trạng,hoàn cảnh van nại khẩn thiết của Kiều, tư thế ” lạy, thưa ” là tư thế của một lời chịu ơn với ân nhân của mình, bởi Thúy Vân phải thay Thúy Kiều hi sinh tình duyên của mình mà giúp chị nối duyên chàng Kim, việc làm đó mang ơn em rất lớn.Kiều đã tạo một bầu không khí trang nghiêm, trịnh trạng vừa tình vừa lễ buộc Thúy Vân không thể không nhận lời.Với cách dùng từ khéo léo và sắc thái chỉ qua hai câu đầu, Nguyễn Du đã mở đầu cuộc Trao Duyên đầy hồi hộp trang trọng đồng thời thể hiện đc hoàn cảnh éo le tâm trạng khẩn thiết bế tắc của Kiều Sáu câu tiếp theo Kiều kể lại vắng tắc mối tình của nàng với KT Giữa đường dứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em Kể Từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai Đoạn thơ ngắn gọn hướng vào những chuyện riêng tư tình yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọn trong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch. Có thể nói mối tình của Kiều Và KT đang đến đọ say dắm nhất, nồng nàn nhất thì cơn gia biến ập đến với Kiều, vì thế Kiều đành phải phó thác cho em, vì Kiều cũng rất thấu hiểu cảm giác thiệt thòi của em: “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”. Kiều phó mặc cho em dang dở hay không em cũng phải gánh vác, chắp mối cho chị. Có thể nói lời Kiều mang giọng điệu sắc thái dứt khoác, nghiêm trang và mang nhiều sức nặng nhưng cũng rất nghẹn ngào đau xót Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất Kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai Có thể nói sự trùng điệp của ba từ:” khi gặp- khi ngày – khi đêm ” đã nói đến sự thề ước sâu nặng không thể nuốt lời, càng khẳng định tâm trạng bế tắc của Kiều. Mối tình Kim- Kiều đang mặn nồng cơn gia biến ập đến Kiều buộc phải hi sinh chữ tình vì “chữ hiếu”, thậm chí hi sinh cả tấm thân trong trắng ngọc ngà của mình để cứu cả gia đình. Kiều đã nói ra cái cái lí của mình và hi vọng em sẽ thấu hiểu tâm trạng bi kịch của mình Tám câu thơ đầu ngoài lời trao duyên Kiều chủ yếu nói về nỗi bất hạnh của mình nhưng để trao duyên Kiều phải chọn những lời lẽ thuyết phục. Bốn câu tiếp theo Kiều thuyết phục em bằng cả lí lẫn tình Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây Từ ” ngày xuân” mang tính ước lệ có ý chỉ tuổi trẻ của người con gái, Kiều muốn nói tuổi trẻ của em còn dài, và vì “tình máu mủ” giữa chị và em mà thay lời nước non giúp chị. Kiều kêu gọi tình chị em máu mủ ruột thịt thiêng liêng, khơi dậy ở Vân đức hi sinh và lòng vị tha vì người thân. Nếu được mãn nguyện thì dẫu Kiều chết đi dưới chín suối cũng hả dạ vì có được tiếng thơm là người có tình có nghĩa Có thể nói đoạn thơ sử dụng khá nhiều thành ngữ, lời lẽ, ý vị kín đáo, vẹn tình.Người nhận có ba lí do không thể khước từ, trước hết Kiều và Vân không cách nhau về tuổi tác, thứ hai lại càng thuyết phục hơn Kiều đang nhờ Vân một điều mà chẳng ai nhờ vả bao giờ. Đã khó nhờ, khó nhận thì chỉ có tình cảm chị em máu mủ mới dễ dàng đồng cảm chấp nhận cho nhau . Lý do thứ 3 nghe như 1 lời khẩn cầu đầy chua xót Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây Đó không hẳn là lí do nhưng lại hoàn toàn hợp lí, nó như một lời trăn trối và không ai có thể nhẫn tâm từ chối lí do của một người thân sắp rơi vào hoàn cảnh khôn lường, bất trắc.Người ta nói Nguyễn Du hiểu đời là ở những chỗ như vậy

3. KB:: Đoạn trích đã bộc lộ nỗi đau tình yêu và số phận bi kịch của nàng Kiều, qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và cả vẻ đẹp tâm hồn của Kiều, một người con gái tài sắc hiếu nghĩa vẹn toàn đã được thể hiện một cách tinh tế và tỏa sáng lấp lánh

0