25 câu hỏi trắc nghiệm thi môn Hóa Cơ Bản lớp 10 học kì 2
25 câu hỏi trắc nghiệm thi môn Hóa Cơ Bản lớp 10 học kì 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: HÓA HỌC 10 CB Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm). Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; ...
25 câu hỏi trắc nghiệm thi môn Hóa Cơ Bản lớp 10 học kì 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: HÓA HỌC 10 CB Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm). |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Mn = 55; Fe = 56; Ba = 137.
1: Cấu hình e ngoài cùng của là 3s23p6. Vị trí của X là.
A. Chu kì 7, nhóm IIA. C. Chu kì 3, nhóm VIIIA.
B. Chu kì 3, nhóm VIA. D. Chu kì 3, nhóm VIIA.
2: Trong các phản ứng sau đây, Cl2 vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất là oxi hóa:
A. Cl2 + H2 → 2HCl. C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
B. Cl2 + Cu → CuCl2. D. Cl2 + 2Na → 2NaCl.
3. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện ra mùi lạ. Đó chính là mùi clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do:
A. Clo có độc nên có tính sát trùng. C. Clo có tinh oxi hóa mạnh.
B. Có HClO chất này có tính oxi hóa mạnh. D. Một nguyên nhân khác.
4. Để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm, người ta chọn cách nào
A. Cho KCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
B. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4loãng
C. Cho dung dịch KCl tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng có mặt H2SO4 đặc
D. Cho NaCl khan tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc cho Cl2 tác dụng với H2.
5. Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp gồm Mg, Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch HCl tăng thêm 7g. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là:
A. 0,04 mol B. 0,4 mol C. 0,8 mol D. 0,08 mol.
6. Hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 bằng 19,2. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp khí lần lượt là:
A. 50% và 50% B. 60% và 40% C. 20% và 80% D. 25% và 75%.
7. Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân người ta dùng chất bột rắc lên thủy ngân rồi gom lại. Chất bột đó là:
A. Muối ăn B. Lưu huỳnh C. Vôi sống D. Cát.
8. Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dd HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là
khí HCl. Có thể dùng dd nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất?
A. dd NaOH B. dd AgNO3 C. dd NaCl D. dd KMnO4
9. Phân biệt CO2 và SO2 bằng:
A. Nước brom B. H2SO4đặc C. giấy quỳ tím ẩm D. nước vôi trong.
10. Đốt cháy hoàn toàn 12g FeS2 bằng oxi vừa đủ, lượng khí thu được dẫn vào 300ml dung dịch NaOH 1M. Chất tan trong dung dịch sau phản ứng là:
A. NaOH dư và Na2SO3 C. NaHSO3
B. Na2SO3 và NaHSO3 D. Na2SO3
11. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:
A. 0,5 mol B. 0,6 mol C. 0,4 mol D. 0,3 mol
12. Cho các phản ứng sau:
(1) O3 + dung dịch KI→ (2) F2 + H2O —to->
(3) MnO2 + HCl đặc —to-> (4) Cl2 + dung dịch H2S →
Các phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (1), (4) D. (2), (3), (4).
13. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành sunfua:Ag+H2S+O2→Ag2S + H2O
Mệnh đề diễn tả đúng tính chất của các chẩt phản ứng là:
A. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử C. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử
B. H2S là chất khử, Ag là chất oxi hóa D. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
14. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Chữa sâu răng C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm D. Sát trùng nước sinh hoạt.
15. Cho 0,8g muối sắt sunfat tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 1,398g kết tủa. Công thúc muối sắt sunfat là:
A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. Cả A và B D. Không xác định được.
16. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là
A. 375 ml B. 400 C. 300 ml D. 600 ml
17. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội ?
A. Mg B. Na C. Al D. Mg
18. Cho phương trình hóa học sau:
aSO2 + bKMnO4 + cH2O ——–> dK2SO4 + eMnSO4 + H2SO4
Tổng các hệ số (a+b+c+d+e+f) là:
A. 14 B. 12 C. 15 D. 10
19. Khối lượng KMnO4 cần lấy để điều chế được 6,72 lít khí oxi ở đktc, biết hiệu suất của phản ứng đạt 80%
A. 75,84 gam B. 118,5 gam C. 94,8 gam D. 148,125 gam
20. Hòa tan 3.38g oleum vào nước được dung dịch X. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch X cần dùng vừa hết 400ml dung dịch NaOH 0,2M. Công thức oleumlà:
A. H2SO4.SO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.3SO3 D. H2SO4.4SO3
Câu 21. Cho phương trình điều chế khí NH3:
Khi tăng nhiệt độ H2 lên gấp 2 lần (giữ nguyên nồng độ của N2 và nhiệt độ phản ứng) thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2 lần B. 4 lần C. 8 lần D. 16 lần.
22. Cho phản ứng hóa học sau:
Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên trong số các yếu tố sau: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác.
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
23. Cho phản ứng hóa học:
. Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là:
A. 2,5.10-4 mol/(l.s). B. 2,5.10-5 mol/(l.s). C. 5,0.10-5 mol/(l.s). D. 2,0.10-4 mol/(l.s).
24. Cho các phản ứng hóa học sau:
Số phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
25. Cho phản ứng:
. Khi cân bằng được thiết lập thì nồng độ cân bằng của [N2] =0,65M, [H2] = 1,05M, [NH3] = 0,3M. Nồng độ ban đầu của H2 là:
A. 0,95 B. 1,5 C. 0,40 D. 1,05
ĐÁP ÁN :
1- D | 6-B | 11-C | 16-C | 21-C |
2- C | 7-B | 12-A | 17-C | 22-B |
3- B | 8-C | 13-D | 18-A | 23-C |
4- D | 9-A | 14-B | 19-A | 24-B |
5- C | 10-B | 15-B | 20-C | 25-B |