Bài C1 – C9 trang 55,56,57 Lý 7 Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại
Bài C1 – C9 trang 55,56,57 Lý 7 Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại: Giải bài C1 trang 55; C2, C3, C4 ,C5, C6 trang 56; C7, C8, C9 trang 57 Sách Lý lớp 7. 1. Quan sát và nhận xét: Hãy quan sát ...
Bài C1 – C9 trang 55,56,57 Lý 7 Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại
Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại: Giải bài C1 trang 55; C2, C3, C4 ,C5, C6 trang 56; C7, C8, C9 trang 57 Sách Lý lớp 7.
1. Quan sát và nhận xét:
Hãy quan sát hình 20.1 hoặc các vật thật tương ứng và cho biết chúng gồm:
– Các bộ phận dẫn điện là: dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn, hai chốt cắm, lõi dây của phích cắm.
– Các bộ phận cách điện là: trụ thủy tinh , thủy tinh đen của bóng đèn, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây của phích cắm.
2. Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn-điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.
– Các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn-điện: đồng, sắt, nhôm, chì, vônfram, thiếc….(các kim loại)
– Các vật liệu thường dùng để làm vật cách.điện: nhựa (chất dẻo), thủy tinh, cao su, không khí, gỗ khô, vải khô, chân không…
Bài C3: Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách-điện.
Có thể là một trong các trường hợp sau:
– Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách-điện.
– Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn compac, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách-điện.
– Các dây tải điện đi xa, không có vỏ bọc cách-điện, tiếp xúc trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí.
4. Hãy nhớ lại xem trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm.
Hạt nhân của nguyên tử mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm.
5. Hãy nhận biết trong mô hình này:
– Kí hiệu nào biểu diễn các electron tự do ?
– Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. Chúng mang điện tích gì ? Vì sao ?
HD: Trong hình 20.3 SGK các electron tự do là các vòng nhỏ có dấu “-“, phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu “+”. Phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu (mất bớt) electron.
6. Hãy cho biết các electron tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút.
Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi electron tự do này để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng.
HD: Các… trong kim loại…. tạo thành dòng điện chạy qua nó.
Bài giải:
Electron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. Chiều mũi tên như hình vẽ.
Kết luận:
Các electron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
7. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện ?
A. Thanh gỗ khô
B. Một đoạn ruột bút chì
C. Một đoạn dây nhựa
D. Thanh thủy tinh
Bài C8: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách.điện được sử dụng nhiều nhất là:
A. Sứ; C. Nhựa;
B. Thủy tinh ; D. Cao su
Bài C9: Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do ?
A. Một đoạn dây thép;
B. Một đoạn dây đồng;
C. Một đoạn dây nhựa;
D. Một đoạn dây nhôm.