Xã hội là gì? Mô hình, Các loại mô hình xã hội cơ bản?

10.1. Khái niệm xã hội Xã hội là một thuật ngữ rất thông dụng dung để chỉ một tập hợp người có những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên cho đến nay định nghĩa về xã hội còn là một vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. 10.2. Mô hình xã hội – Trong hoạt ...

10.1. Khái niệm xã hội
Xã hội là một thuật ngữ rất thông dụng dung để chỉ một tập hợp người có những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên cho đến nay định nghĩa về xã hội còn là một vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau.

10.2. Mô hình xã hội

– Trong hoạt động xã hội, các chủ thể hành động tương tác với nhau để trao đổi vật chất, năng lượng thông tin, tạo ra những mối liên hệ và quan hệ xã hội. Những tương tác xã hội lặp đi lặp lại cố kết con người lại với nhau, có quy tắc nhất định ít tự phát hơn, có cơ cấu đoán trước được hình thành những mô hình xã hội.
– Mô hình xã hội là một kiểu mẫu tương tác xã hội, một cung cách ứng xử, một mẫu tương tác mà chủ thể xã hội bắt chước, học hỏi và tiến hành theo.
– Mỗi một mô hình xã hội bao giờ cũng có cấu trúc:
+ Mục tiêu của tương tác xã hội
+ Quá trình tương tác của hành vi
+ Hệ thống chuẩn mực, giá trị nhất định để hành vi đó được truyền tải và biến đổi theo sự hoạt động của con người.
+ Có ít nhất 2 chủ thể hành động cùng hoạt động.
– Mô hình xã hội có những chức năng xã hội nhất định: cho ta biết được, đoán nhận được hành vi xã hội phải xảy ra như thế nào, các chủ thể hành động cũng chia sẻ mục tiêu và qua đó điều chỉnh nhau. Hơn thế mô hình xã hội giúp con người xã hội tiếp thu những giá trị xã hội, các chuẩn mực như nhau mà xã hội đòi hỏi trong quá trình xã hội hoá của mình. Mô hình xã hội không cứng nhắc người ta có thể học hỏi và sáng tạo ra mô hình xã hội trong hoạt động sống của mình.

10.3. Các loại mô hình xã hội cơ bản

Có thể tóm tắt những mô hình phổ quát chủ yếu như sau:
– Mô hình hợp tác và giao tiếp: Trong quá trình cùng nhau hoạt động, chủ thể cùng nhau trao đổi về vật chất hoặc thông tin năng lượng, điều chỉnh hành vi cho nhau, sẻ chia kinh nghiệm, cùng nhau hợp tác và duy trì sự hợp tác tiếp tục.
– Mô hình xung đột: là mô hình nảy sinh một khi sự trao và nhận không đáp ứng mục đích, nhu cầu của một bên đối tác. Những người có lợi thế cố duy trì những lợi thế của mình, kết quả là tạo ra sự rạn nứt trong quan hệ xã hội. Hình thức cao nhất là chiến tranh.
– Mô hình trao đổi và quyền lực: Đây là mô hình biểu đạt hành vi thực hiện nghĩa vụ (bắt buộc) của một cá nhân xã hội đang đóng một vai trò nhất định trên cương vị xã hội dành cho.
– Mô hình trao đổi và cạnh tranh: biểu hiện mạnh trong hoạt động kinh tế, thể hiện sự cố gắng để đạt được mục tiêu trong hành động xã hội.
– Mô hình ganh đua – thi đua: Trong hợp tác cùng nhau hoạt động, các chủ thể thi đua với nhau để đạt được mục tiêu trong hành động của mình.
– Mô hình văn hoá cũng là một mô hình xã hội: Nó đặc trưng riêng cho một nền văn hoá của một xã hội cụ thể, giúp để phân biệt giữa xã hội này với xã hội khác trong cung cách tương tác với nhau của các chủ thể hành động của mình.
Dù muốn hay không, mỗi nhân vật xã hội là chủ thể hành động xã hội, khi tương tác với các các nhân vật xã hội khác đều phải thông qua một cung cách (một kiểu mẫu) nhất định trong ứng xử và các cung cách ấy thuộc về một mô hình nào đó. Cùng với thời gian, những mô hình có thể biến đổi, thay đổi và những mô hình mới sẽ được nảy sinh và củng cố. Nhưng những mô hình cơ bản này đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ còn tồn tại rất lâu dài.

0