Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả
a) Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước. Theo Hồ Chí Minh , sức mạnh, hiệu quả của nhà nước là dựa vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức cảu người cầm quyền. Người đòi hỏi “cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước ...
a) Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.
Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu quả của nhà nước là dựa vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức cảu người cầm quyền.
Người đòi hỏi “cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân”, đồng thời kiên quyết chống ba thứ “giặc nội xâm” là tham ô, lãng phí.
Theo Hồ Chí Minh, chống tham ô, lãng phí quan liêu cũng cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Người nói: “Tham ô, lãng phí, quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến,…Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính … tội lỗi ấy cũng nặng như tội việt gian, mật thám”. Mác và Ăngghen đã từng cảnh tỉnh giai cấp vô sản rằng chủ nghĩa quan liêu có thể dẫn các đảng cộng sản cầm quyền đến chỗ “đánh mất một lần nữa chính quyền vừa giành được”. Lênin cũng viết “… chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”.
Tham ô, lãng phí có nhiều nguyên nhân, Hồ Chí Minh chỉ ra nguyên nhân quan trọng là bệnh quan liêu. Người viết: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn… thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỹ luật mà không nắm vững… Thế là bện quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
Vì vậy không thể nói đến một nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả nếu không kiên quyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh để ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân gây ra nạn tham ô, lãng phí, quan liêu.
b) Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng
– Theo Hồ Chí Minh. Do tập quán của kinh tế tiểu nông, muốn hình thành ngay một nhà nước pháp quyền là chưa thể được. Xây dựng nhà nước pháp quyền phải nhấn mạnh vai trò của luật pháp, ban hành luật pháp, phải khẩn trương xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Nhưng không thể đề cao vai trò một chiều của pháp luật mà bỏ qua sự hổ trợ của các yếu tố khác, nhất là giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thể kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế quản lý xã hội, điều hành đất nước.
Hồ Chí Minh là mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức, nhưng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật và thi hành pháp luật nghiêm minh.