Tính nhân văn trong tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà nó vốn có, trước hết là quyền được sống theo nghĩa “người ta sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đất nước Việt Nam – ...
Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà nó vốn có, trước hết là quyền được sống theo nghĩa “người ta sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Đất nước Việt Nam – cái nôi của con rồng cháu tiên, phải để cho người Việt Nam được gọi là Tổ quốc, chứ không cần đến một “mẫu quốc” bên phương Tây xa xôi tới “khai hoá”! Đã là con người thì ai cũng có quyền làm người, quyền tự do, quyền sống bình đẳng. Phải trả lại độc lập cho nhân dân Việt Nam để họ làm chủđất nước mình, tự mình xây dựng cuộc sống. Đưa con người trở về với chính con người, đó là tư tưởng nhân bản cơ bản đầu tiên được hình thành trong con người Hồ Chí Minh. Trên cơ sởđó, Người kêu gọi xoá bỏ nô lệ, áp bức, bần cùng, đối xử với con người như là Con Người chân chính.
Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh được nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ toàn nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục hưng, Khai sáng. Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, trở thành học thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài là C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V. I. Lênin.
Thấm nhuần tư tưởng nhân văn cộng sản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cộng sản quốc tế, chiến đấu hi sinh cho lý tưởng nhân văn cộng sản chủ nghĩa. Và thực tế, Người đãtrở thành một trong những chiến sĩđi tiên phong trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ xã hội cũ, xây dựng chếđộ xã hội mới trên phạm vi toàn thế giới. Người quan tâm đến số phận từng con người , vận mệnh từng dân tộc, từng quốc gia khắp năm châu. Cuộc cách mạng mà người theo đuổi là cuộc đấu tranh giai cấp, lật đổ giai cấp bóc lột, giải phóng giai cấp bị bóc lột, đưa loài người tiến đến một xã hội tốt đẹp. Tư tưởng Hồ Chí Minh vì thế có tầm giai cấp quốc tế, tầm nhân loại.
Hồ Chí Minh tiếp thu một cách sâu sắc lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, lấy nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản để thực hiện lý tưởng nhân văn cụ thể của con người: xoá bỏ xã hội cũ thối nát và phản nhân đạo để xây dựng một xã hội mới màởđó, người với người làđồng chí, bạn bè, anh em, sống hoà bình, hợp tác, hữu nghị trong thế giới đại đồng. Chính vì vậy khi Quốc tế II phân hóa thành nhiều khuynh hướng khác nhau, Người đã chọn Quốc tế III, vì nóđề ra mục tiêu đúng với tư tưởng của Người là chống phong kiến, đế quốc, giải phóng dân tộc, mà thực chất là giải quyết vấn đề dân tộc và thuộc địa – vấn đề bức xúc nhất, bản chất nhất của cách mạng thế giới lúc bấy giờ.
Giải quyết vấn đề dân tộc và thuộc địa, theo Hồ Chí Minh không phải là nhiệm vụ cuối cùng, mà là khâu đột pháđể tiến tới giải quyết vấn đề cách mạng thế giới. Giải phóng từng dân tộc làđiều kiện cho việc giải phóng tất cả các dân tộc thuộc địa; giải phóng giai cấp vô sản làđểđi đến xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mục tiêu đó quán xuyến toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người. Đó cũng là nền tảng cho tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc toàn nhân loại trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Quốc tế chân chính. Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, theo Người, cũng chỉ mới là tiền đềđể thực hiện mục tiêu thiêng liêng nhất của con người là phát triển toàn bộ bản chất người với mọi phẩm chất tốt đẹp, với mọi tiềm năng và năng lực sáng tạo cũng như khả năng hưởng thụ cao các giá trị văn hoá do chính mình sáng tạo ra.
Chính với quyết tâm thực hiện lý tưởng nhân văn đó, Hồ Chí Minh có một thái độ hết sức khoan dung, độ lượng, một tinh thần đoàn kết, hoà hợp. Phê phán phản đối tư tưởng biệt phái, chia rẽ các tín ngưỡng tôn giáo trong nước và trên thế giới, Người tiếp thu tất cả tinh hoa trí tuệ, ước mơ, khát vọng chân chính của nhân loại nhằm đạt tới mục đích cuối cùng làđem lại hạnh phúc cho nhân dân. Người đã hội tụ những tinh hoa của tất cả các tư tưởng nhân văn của nhân loại, từ tư tưởng Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng, Trung, Hiếu của đạo Nho, tinh thần từ bi, cứu nhân độ thế, phấn đấu đạt tới sự sáng láng của đạo Phật, đến ước mơ vươn tới một xã hội cao đẹp, con người hoàn thiện của đạo Thiên chúa. Người đã chắt lọc ưu điểm trong các học thuyết của Khổng Tử, Thích ca Mâu ni, Tôn Dật Tiên, Giê-su… Đặc biệt người đã tìm thấy ở học thuyết Mac-Lênin nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Người nhận thấy rằng, ở tất cả các vị tiền bối đều có chung một ưu điểm là mưu cầu hạnh phúc cho con người. Công lao đó của Người, tự nóđã thể hiện một tinh thần, một bản chất nhân văn lớn lao, cao cả, vì cuộc sống tốt đẹp của con người, vì hạnh phúc và tiến bộ của nhân gian.
Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh còn thể hiện một cách đặc sắc ở khát vọng và tinh thần quyết tâm biến tư tưởng thành hiện thực. Cốt lõi của thế giới quan duy vật, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa được Hồ Chí Minh chuyển hoá thành một tổ hợp tư tưởng Mác – Lênin – Hồ Chí Minh , rồi nó lại được thăng hoa, biến thành một chất tư tưởng mới rất riêng, trong đó có sự hoà quyện giữa chiều sâu lý luận và sinh khí cuộc sống. Tiếp thu bản chất khoa học và cách mạng, tinh thần cải tạo thế giới của chủ nghĩa Mác- Lênin, Người thực hiện khát vọng cháy bỏng của mình là biến tình thương người , tình yêu cuộc sống thành hành động.
Lòng nhân ái Hồ Chí Minh bao la rộng, lớn bao nhiêu đối với nhân loại thì cũng sâu nặng bấy nhiêu đối với con người, dân tộc Việt Nam. Nhận nhiệm vụ từ Quốc tế cộng sản, trở về Tổ quốc, Người dành tất cả tình thương yêu cho dân tộc Việt Nam. Khi trở thành lãnh tụ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà , Người không màng danh lợi cá nhân, suốt đời chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển của đất nước. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao quát toàn bộ cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Tư tưởng đóđược kết tinh thành một tuyên ngôn bất hủ không chỉđối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với toàn thể loài người tiến bộ: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Để thực hiện lý tưởng nhân văn đó, Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là “ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Giải phóng dân tộc là mục tiêu số một khi đất nước còn nô lệ. Vì vậy ham muốn tột bậc của Người là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do”. Độc lập, tự do trở thành bản chất cao quý trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hi sinh cống hiến của Người. Bởi vìđó làđiều kiện tiên quyết đem lại hạnh phúc và tiến bộ cho nhân dân Việt Nam.
Lý tưởng nhân văn đó được Hồ Chí Minh biến thành mục tiêu của cách mạng Việt Nam là xây dựng xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa. Với sức mạnh khoa học của chủ nghĩa Mac- Lênin, với niềm tin sắt đá vào tương lai vàý chí quyết tâm của người cộng sản, Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam lam nên những chiến công hiển hách. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thấm sâu trong đường lối của Đảng, trở thành ngọn cờ hướng dẫn nhân dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chấn động địa cầu vàđại thắnng mùa xuân 1975 thần thánh.
Đất nước giành được độc lập, dân tộc giành được tự do,nhiệm vụ trọng tâm của dân tộc Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là lô-gích tất yếu của lý thuyết phát triển theo hướng nhân văn, vì chủ nghĩa xã hội là xã hội phù hợp nhất với bản chất con người, là xã hội tốt đẹp nhất mà loài người hằng vươn tới. Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Người lãnh đạo toàn dân xây dựng không phải là thứ chủ nghĩa xã hội cực đoan, hẹp hòi, vị kỷ của một giai cấp, một đảng phái nào. Mục tiêu và phương thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh cũng không chỉ là chuyên chính, phá bỏ, cũng không phải là một cái gìđó mơ hồ, không tưởng như nhiều người, nhiều đảng đương thời trên thế giới quan niệm. Đó là chủ nghĩa xã hội hiện thực, cụ thể gắn liền với dặc điểm lịch sử, truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc. Chủ nghĩa xã hội mà người lãnh đạo ở Việt Nam là một xã hội mới công bằng, nhân đạo và tốt đẹp, nhằm mục tiêu cụ thể là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người hạnh phúc.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh lãnh đạo thực sự là một cuộc cách mạng giải phóng và phát triển mọi tiềm năng của dân tộc, của xã hội, cụ thể là giải phóng và phát triển con người. Người luôn quan niệm rằng: “ Nếu nước độc lập mà người dân không hưởng hạnh phúc tự do thìđộc lập cũng chẳng cóý nghĩa gì”. Chính tấm lòng nhân hậu Hồ Chí Minh đãđúc kết nên tư tưởng nhân văn của Người: con người không chỉđược giải phóng về mặt xă hội, mà chủ yếu và cuối cùng là giải phóng và phát triển toàn bộ bản chất và bản tính tốt đẹp của mình. Bản chất sâu xa, lớn lao trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là, tất cảđều vì sự phát triển con người Việt Nam: xoá bỏ tha hoá, trả lại cho con người phẩm chất Người, giải phóng toàn bộ tiềm năng, thể chất, trí tuệ, tài năng sáng tạo của con người, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển toàn diện – hài hoà vềđức – trí – thể – mỹ . Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến thanh, thiếu niên. Vì thanh niên là:” người chủ tương lai của nước nhà”,”nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Người yêu cầu Chính phủ phải chúýđặc biệt tới việc giáo dục thanh, thiếu niên về thể dục, đức dục và trí dục.
Một điểm đáng được lưu ý là, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính vượt thời đại, đó là sự tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi ngày mai, lo cho tương lai của đất nước. Trong chiến tranh ác liệt, vận mệnh đất nước lâm nguy, nhưng với nhãn quan duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh đã thấy trước thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam. Người luôn nghĩ tới vàđặt kế hoạch cho sự phát triển tương lai của đất nước. Người có kế hoạch đào tạo nhân tài cho đất nước, kể cảđào tạo ở nước ngoài. Trong hoàn cảnh đời sống vật chất còn rất nhiều khó khăn, Người vẫn quan tâm xây dựng đời sống văn hoá, phát triển khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, Người rất quan tâm tới xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của nhân dân. Theo Người, giá trị thiêng liêng nhất, cao quý nhất và trường tồn nhất của con người chính là giá trị tinh thần. Càng lùi xa chiến tranh, lùi xa đời sống vật chất khó khăn, thiếu thốn của quá khứ, chúng ta càng thấy tư tưởng đó của Người làđúng đắn và sẽ mãi giữ nguyên giá trị