Thông tin

Số điện thoại

Email

Website

Địa chỉ

Vũ Đình Liên

Tên thật được lấy làm bút danh, sinh ngày 12-11-1913, quê gốc Hải Dương, mất ngày 18-1-1996 tại Hà Nội, Vũ Đình Liên là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào thơ mới bằng một bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc Ông đồ , lần đầu in trên báo Tinh hoa năm 1936. Trước và sau Ông đồ , ông có viết một số bài thơ khác, nhưng chất lượng ở khá xa Ông đồ . Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam , Vũ Đình Liên viết “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đình Liên. Quả vậy, từ năm sáu chục năm nay, nói tới Vũ Đình Liên là người ta nhớ ngay đến Ông đồ và chỉ Ông đồ đã đủ tôn xưng một nhà thơ. Từ kháng chiến chống Pháp cho đến khi tạ thế, Vũ Đình Liên dồn sức lực vào công việc sư phạm: viết giáo trình, dạy tiếng Pháp và dịch thơ, mà hầu như chỉ dịch thơ Bô-đơ-le (Beaudelaire, nhà thơ Pháp). Thỉnh thoảng có làm thơ, thơ như ghi chép chuyện đời, như thù tạc với bạn bè, không mang đăng báo. Vũ Đình Liên lúc sinh thời vẫn tới gặp gỡ ở Hội nhà văn Việt Nam, nhưng ông đã là người thơ của quá khứ rồi. Hình như ông không đọc và không trao đổi gì về thơ đương đại. Tập thơ mỏng mảnh này được chọn từ vài chục bài thơ do con trai ông, nhà giáo Vũ Đình Quỳ, mang lại. Vũ Đình Liên, ngay từ buổi đầu làm thơ, đã tự nhận là nhà thơ của những người lao khổ. Trên báo Phong Hoá, số ngày 18-8-1934, ông ao ước: Tôi muốn hát những bài ca thảm thiết Như những tiếng kêu than của người đói rét (...) Tôi muốn ru những trẻ con côi cút Không chốn nương thân, không người chăm chút (...) Tôi muốn an ủi những người nghèo khổ Thiểu não bơ vơ, không họ hàng nhà cửa (...) Tôi sẽ gọi bạn lầm than đói khát Đến xung quanh để nghe tôi đàn hát (...) Rồi hết thảy bầy rách rưới đui mù, Từ ông lão già cho đến đứa trẻ thơ Dứt tiếng hát đều kêu lên cảm khái: “Anh ta thi sĩ của những người thân tàn ma dại”. Bốn mươi ba năm sau, 1977, khi ngoài đời đã bao nhiêu đổi thay: Cách mạng thành công, nhà nước nhân dân thành lập, người lao động thành người làm chủ... Vũ Đình Liên vẫn nguyên vẹn lòng thương xót, nỗi chia xẻ tê tái với những người thất thiệt. Bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá là một ví dụ. Người đàn bà điên ấy xơ xác, rách rưới, bẩn thỉu, mọi người trên toa tàu xa lánh, chỉ có ông nhà thơ có cái nhìn xót thương: Tôi với người điên ngồi không nói Dưới sàn trên ghế vẫn nhìn nhau. Nhà thơ nhận ra giữa mình và người điên kia như được trời xếp đặt để cùng thương cảm: Ai xui khiến và ai xếp đặt Một nhà thơ với một người điên Quả là lời thơ Vũ Đình Liên lúc này không diễn được hết ý ở lòng ông. Nhưng vẫn đủ để ta nhận ra chất tâm hồn ấy. Thương người nghèo khổ không chỉ là việc trong thơ mà là cách sống của đời ông. Ông sống như thơ ông. Sáng mồng một Tết, ông gói đôi bánh chưng ra bến tàu xe ăn Tết cùng với những người thân tàn ma dại, tứ cố vô thân. Người nhà cho ông là trái nết, nhưng các bạn văn chương khâm phục ông. Ông ăn uống kham khổ, mặc áo vải thô, đi bộ... dành tiền tặng những người nghèo khó. Tiền thưởng danh hiệu giáo viên nhân dân, ông san sẻ cho sinh viên nghèo. Một chiếc áo dạ con trai vừa biếu, ông tặng ngay cho người bạn có con trai là liệt sỹ. Với Vũ Đình Liên, thơ là chính cuộc đời ông. Nhiều câu thơ trong bài Ông đồ như vận vào đời ông. Ông cũng ngơ ngác như lạc trong cuộc đời hiện đại. Ông yêu thơ đến mức không dám làm thơ. Ông nổi tiếng mà không có tập thơ riêng. Bài thơ Ông đồ là một thành tựu vừa như đột xuất vừa là tất yếu của chất tâm hồn ông. Đột xuất, vì vào năm 1936 ấy, thơ Việt Nam đang ồn ào trong cách tân hình thức và nồng nhiệt trong nội dung tình yêu thì Ông đồ rất bình đạm, hơi cổ điển trong thể thơ năm chữ, giản dị trong lời thơ, lại nói một đề tài xưa cũ mà ai đọc một lần thì đọng lại cả đời nỗi ám ảnh, xót thương. Ông đồ, người theo đòi nghiên bút không thành danh, phải xoay ra bán chữ nuôi thân, viết câu đối thuê trên vỉa hè Hà Nội ngày năm hết Tết đến. Lúc câu đối đắt hàng, người đời trầm trồ ông đồ tốt chữ nghe cũng đã thảm, kẻ sỹ mà phải bán chữ cực lắm, ấy thế mà bài thơ lại dắt ta vào thời Nho mạt vận, đến chữ đem bán mà không còn ai mua. Chưa thấy cảnh bán hàng nào thê thảm bằng cảnh ông đồ bán chữ không đắt: Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Hiện thực trong thơ Vũ Đình Liên là hiện thực của nỗi lòng. Một nỗi lòng hoài cổ thấm thía, sâu thẳm, rất dễ tủi thân. Lúc ông đồ đắt hàng đâu có thấy gió mưa. Bây giờ hết thời: trời thì đầy mưa bụi, rồi gió thổi, lá bay. Lá vàng cuối đông rơi trên mặt giấy, rơi và nằm lại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt nó đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối cũng bất động của ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời, không những thấy ông đồ mà còn thấy cả cái tiêu biểu của xã hội qua mắt ông đồ. Tác giả có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ. Cách đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta thấy nỗi thảng thốt xót xa của đổi thay sa sút. Hai câu hàm súc nhất của bài là hai câu kết: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Chúng ta đọc được ở đây số phận của ông đồ, đúng hơn, số phận của một thời đại, và cả thái độ, tình cảm của lớp người tân thời khi chợt thức những gì thuộc hồn xưa dân tộc. Mới có mấy năm (từ lúc ông đồ đắt hàng đến lúc ông ế hàng rồi biến mất) mà thời ông đồ đã thành xa lắc. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ ở câu dưới rất gợi bâng khuâng. Dư âm câu thơ như tiếng thở dài ân hận khôn nguôi. Hà Nội 18-5-2002 VŨ QUẦN PHƯƠNG Tên thật được lấy làm bút danh, sinh ngày 12-11-1913, quê gốc Hải Dương, mất ngày 18-1-1996 tại Hà Nội, Vũ Đình Liên là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào thơ mới bằng một bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc Ông đồ , lần đầu in trên báo Tinh hoa năm 1936. Trước và sau Ông đồ , ông có viết một số bài thơ khác, nhưng chất lượng ở khá xa Ông đồ . Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam , Vũ Đình Liên viết “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đình Liên. Quả vậy, từ năm sáu chục năm nay, nói tớ…

Tên thật được lấy làm bút danh, sinh ngày 12-11-1913, quê gốc Hải Dương, mất ngày 18-1-1996 tại Hà Nội, Vũ Đình Liên là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào thơ mới bằng một bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc Ông đồ, lần đầu in trên báo Tinh hoa năm 1936. Trước và sau Ông đồ, ông có viết một số bài thơ khác, nhưng chất lượng ở khá xa Ông đồ. Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên viết “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đình Liên. Quả vậy, từ năm sáu chục năm nay, nói tới Vũ Đình Liên là người ta nhớ ngay đến Ông đồ và chỉ Ông đồ đã đủ tôn xưng một nhà thơ.

Từ kháng chiến chống Pháp cho đến khi tạ thế, Vũ Đình Liên dồn sức lực vào công việc sư phạm: viết giáo trình, dạy tiếng Pháp và dịch thơ, mà hầu như chỉ dịch thơ Bô-đơ-le (Beaudelaire, nhà thơ Pháp). Thỉnh thoảng có làm thơ, thơ như ghi chép chuyện đời, như thù tạc với bạn bè, không mang đăng báo. Vũ Đình Liên lúc sinh thời vẫn tới gặp gỡ ở Hội nhà văn Việt Nam, nhưng ông đã là người thơ của quá khứ rồi. Hình như ông không đọc và không trao đổi gì về thơ đương đại.

Tập thơ mỏng mảnh này được chọn từ vài chục bài thơ do con trai ông, nhà giáo Vũ Đình Quỳ, mang lại.

Vũ Đình Liên, ngay từ buổi đầu làm thơ, đã tự nhận là nhà thơ của những người lao khổ. Trên báo Phong Hoá, số ngày 18-8-1934, ông ao ước:
Tôi muốn hát những bài ca thảm thiết
Như những tiếng kêu than của người đói rét
(...)
Tôi muốn ru những trẻ con côi cút
Không chốn nương thân, không người chăm chút
(...)
Tôi muốn an ủi những người nghèo khổ
Thiểu não bơ vơ, không họ hàng nhà cửa
(...)
Tôi sẽ gọi bạn lầm than đói khát
Đến xung quanh để nghe tôi đàn hát
(...)
Rồi hết thảy bầy rách rưới đui mù,
Từ ông lão già cho đến đứa trẻ thơ
Dứt tiếng hát đều kêu lên cảm khái: “Anh ta thi sĩ của những người thân tàn ma dại”.

Bốn mươi ba năm sau, 1977, khi ngoài đời đã bao nhiêu đổi thay: Cách mạng thành công, nhà nước nhân dân thành lập, người lao động thành người làm chủ... Vũ Đình Liên vẫn nguyên vẹn lòng thương xót, nỗi chia xẻ tê tái với những người thất thiệt. Bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá là một ví dụ. Người đàn bà điên ấy xơ xác, rách rưới, bẩn thỉu, mọi người trên toa tàu xa lánh, chỉ có ông nhà thơ có cái nhìn xót thương:
Tôi với người điên ngồi không nói
Dưới sàn trên ghế vẫn nhìn nhau.
Nhà thơ nhận ra giữa mình và người điên kia như được trời xếp đặt để cùng thương cảm:
Ai xui khiến và ai xếp đặt
Một nhà thơ với một người điên
Quả là lời thơ Vũ Đình Liên lúc này không diễn được hết ý ở lòng ông. Nhưng vẫn đủ để ta nhận ra chất tâm hồn ấy. Thương người nghèo khổ không chỉ là việc trong thơ mà là cách sống của đời ông. Ông sống như thơ ông. Sáng mồng một Tết, ông gói đôi bánh chưng ra bến tàu xe ăn Tết cùng với những người thân tàn ma dại, tứ cố vô thân. Người nhà cho ông là trái nết, nhưng các bạn văn chương khâm phục ông. Ông ăn uống kham khổ, mặc áo vải thô, đi bộ... dành tiền tặng những người nghèo khó. Tiền thưởng danh hiệu giáo viên nhân dân, ông san sẻ cho sinh viên nghèo. Một chiếc áo dạ con trai vừa biếu, ông tặng ngay cho người bạn có con trai là liệt sỹ. Với Vũ Đình Liên, thơ là chính cuộc đời ông. Nhiều câu thơ trong bài Ông đồ như vận vào đời ông. Ông cũng ngơ ngác như lạc trong cuộc đời hiện đại. Ông yêu thơ đến mức không dám làm thơ. Ông nổi tiếng mà không có tập thơ riêng. Bài thơ Ông đồ là một thành tựu vừa như đột xuất vừa là tất yếu của chất tâm hồn ông. Đột xuất, vì vào năm 1936 ấy, thơ Việt Nam đang ồn ào trong cách tân hình thức và nồng nhiệt trong nội dung tình yêu thì Ông đồ rất bình đạm, hơi cổ điển trong thể thơ năm chữ, giản dị trong lời thơ, lại nói một đề tài xưa cũ mà ai đọc một lần thì đọng lại cả đời nỗi ám ảnh, xót thương. Ông đồ, người theo đòi nghiên bút không thành danh, phải xoay ra bán chữ nuôi thân, viết câu đối thuê trên vỉa hè Hà Nội ngày năm hết Tết đến. Lúc câu đối đắt hàng, người đời trầm trồ ông đồ tốt chữ nghe cũng đã thảm, kẻ sỹ mà phải bán chữ cực lắm, ấy thế mà bài thơ lại dắt ta vào thời Nho mạt vận, đến chữ đem bán mà không còn ai mua. Chưa thấy cảnh bán hàng nào thê thảm bằng cảnh ông đồ bán chữ không đắt:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Hiện thực trong thơ Vũ Đình Liên là hiện thực của nỗi lòng. Một nỗi lòng hoài cổ thấm thía, sâu thẳm, rất dễ tủi thân. Lúc ông đồ đắt hàng đâu có thấy gió mưa. Bây giờ hết thời: trời thì đầy mưa bụi, rồi gió thổi, lá bay. Lá vàng cuối đông rơi trên mặt giấy, rơi và nằm lại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt nó đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối cũng bất động của ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời, không những thấy ông đồ mà còn thấy cả cái tiêu biểu của xã hội qua mắt ông đồ. Tác giả có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ. Cách đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta thấy nỗi thảng thốt xót xa của đổi thay sa sút. Hai câu hàm súc nhất của bài là hai câu kết:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Chúng ta đọc được ở đây số phận của ông đồ, đúng hơn, số phận của một thời đại, và cả thái độ, tình cảm của lớp người tân thời khi chợt thức những gì thuộc hồn xưa dân tộc. Mới có mấy năm (từ lúc ông đồ đắt hàng đến lúc ông ế hàng rồi biến mất) mà thời ông đồ đã thành xa lắc. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ ở câu dưới rất gợi bâng khuâng. Dư âm câu thơ như tiếng thở dài ân hận khôn nguôi.

Hà Nội 18-5-2002
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Tên thật được lấy làm bút danh, sinh ngày 12-11-1913, quê gốc Hải Dương, mất ngày 18-1-1996 tại Hà Nội, Vũ Đình Liên là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào thơ mới bằng một bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc Ông đồ, lần đầu in trên báo Tinh hoa năm 1936. Trước và sau Ông đồ, ông có viết một số bài thơ khác, nhưng chất lượng ở khá xa Ông đồ. Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên viết “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đình Liên. Quả vậy, từ năm sáu chục năm nay, nói tớ…
Bài liên quan

Nguyễn Đình Thư

Nguyễn Đình Thư sinh ngày 1/2/1917 tại làng Phước Yên, Quảng Điền, Thừa Thiên. Ông nhà nghèo, nhờ bà ngoại nuôi đến lớn nên lấy tên Thư với ý rằng đời xưa Nguỵ Thư khôn lớn cũng nhờ bên ngoại. Ông học trường Queignec, Quốc học Huế, có bằng thành chung, sau làm thư ký Kho bạc Huế. Sau, ông tham gia ...

Trần Huyền Trân Trần Đình Kim

Trần Huyền Trân tên thật là Trần Đình Kim, sinh ngày 13/9/1913 tại Hà Nội. Ông quê ở huyện Ân Thi, Hưng Yên, tham gia phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Việt Minh, làm việc ở đoàn kịch Tháng Tám. Sau năm 1954, Trần Huyền Trân chuyển sang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sân khấu. ...

Mộng Huyền

Mộng Huyền sinh năm 1919 ở Huế, học Ban tú tài ở Hà Nội, đã đăng thơ trên các báo Tràng An , Sông Hương .

Nguyễn Viết Thâm

Nguyễn Viết Thâm (1917-) là nhà thơ Việt Nam, quê ở Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An. Ông là hội viên Hội VHNT Hải Phòng. Tác phẩm: - Sau luỹ tre xanh (thơ), Huế, 1939 - Vầng trăng đêm ấy (thơ in chung), NXB Lao động, 1994

Trần Mai Ninh Nguyễn Thường Khanh, Mai Đỗ, Hồng Diên, TK

Trần Mai Ninh (1917-1947) tên thật là Nguyễn Thường Khanh, sinh tại Thanh Hoá. Bút danh khác: Mai Đỗ, Hồng Diên, TK. Thể loại: thơ, truyện ngắn, phê bình văn học. Các tác phẩm: - Thằng Tuất (1939) - Trừ hoạ (1941) - Ngơ ngác (1941) - Sống đã rồi viết văn (1944) - Thơ văn Trần Mai Ninh (1980)

Trác Văn Quân 卓文君

Trác Văn Quân 卓文君 là tài nữ người Lâm Cùng đời Tây Hán (nay thuộc Cùng Lai, Tứ Xuyên), giỏi đàn, thiện âm luật. Nàng xuất thân phú quý, là con của đại phú thương thời đó là Trác Vương Tôn 卓王孫, lấy chồng nhưng sớm thành quả phụ. Tư Mã Tương Như 司馬相如 đến uống rượu nhà họ Trác, biết trong nhà có quả ...

Lưu Triệt 劉徹, Hán Vũ Đế

Lưu Triệt 劉徹 (156 tr.CN – 87 tr.CN) tức Hán Vũ Đế 漢武帝, tại vị từ năm 140 tr.CN đến năm 87 tr.CN. Lưu Triệt là một vị vua hùng tài đảm lược, tiếp tục chính sách của Cảnh Đế 景帝, đối nội thì thống nhất toàn vẹn, đối ngoại thì uy hiếp Hung Nô. Về các mặt chính trị, kinh tế ông cũng đều tiến hành những ...

Hà Thị Hải Yến

Hà Thị Hải Yến sinh năm 1969 tại Yên Bái, công tác tại NXB Giáo dục. Tác phẩm đã in có "Cổ tích tình yêu" (1999) và thơ đăng trong "Ngày hội thơ" của NXB hội nhà văn.

Đông Trình Nguyễn Đình Trọng

Đông Trình tên thật là Nguyễn Đình Trọng, sinh ngày 4/12/1942, quê gốc ở làng Nam Phúc, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông là cha đẻ của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Con dâu của ông là nhà thơ Nguyệt Phạm. Ông tốt nghiệp thủ khoa Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Huế (1968), làm ...

Đinh Xuân Tửu Văn Lâm, Kỳ Phong, Thành Lễ, Tô Huyền An

Đinh Xuân Tửu sinh năm 1925 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông còn dùng các bút danh Văn Lâm, Kỳ Phong, Thành Lễ, Tô Huyền An. Thể loại sáng tác gồm thơ, truyện ngắn, văn học dịch, nghiên cứu lý luận phê bình. Các tác phẩm: - Trang sách trung thu (1970) - Em vẫn là em (1990) - Dũng sĩ Hercule (1960) - Đứa ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...