Vỏ ngao, sò phát triển như thế nào? - Câu hỏi hay
Vỏ của các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ như nghêu, sò, ốc lớn lên bằng cách nào để chứa bộ phận bên trong khi chúng lớn dần theo thời gian. (Nguyễn Văn Nhật) Ảnh minh họa: Wikipedia ...
Vỏ của các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ như nghêu, sò, ốc lớn lên bằng cách nào để chứa bộ phận bên trong khi chúng lớn dần theo thời gian. (Nguyễn Văn Nhật)
Ảnh minh họa: Wikipedia |
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Ít người trả lời nhỉ? Theo quan sát của tôi, trai, sò ốc, hến là các động vật lớp thân mềm, vỏ các loại trai, sò có các đường vân, các đường này đồng dạng, lệch tâm về phía chỗ hai lớp vỏ dính với nhau. Phía tâm này sẽ dầy hơn nhiều so với phía vỏ. Vỏ trai, ngao, sò là vỏ calci carbonat, có tác dụng bảo vệ, lớn dần theo từng chu kì phát triển của nó và không có quá trình lột xác như các loài thuộc lớp giáp xác. Lớp vỏ này hình thành nhờ lớp áo ngoài của con vật, theo mỗi chu kì sống (con trăng, mùa, năm... tùy loài) lớp áo ngoài sẽ tiết ra một lớp vỏ mới, đắp vào phía trong lớp vỏ cũ, hình thành lên các đường vân, và vỏ con vật sẽ lớn hơn một chút, dày hơn một chút. Trong quá trình này nếu có dị vật ví dụ như hạt cát, lọt vào giữa lớp vỏ và lớp áo ngoài này, cũng sẽ được con vật tiết lớp calci carbonat bao bọc, hình thành các hạt mà ta gọi là ngọc. Người ta lợi dụng điều này để sản xuất ngọc trai nhân tạo. Một lưu ý nữa, lớp vỏ được hình thành nhờ đắp vào lớp trước đó, vậy lớp đầu tiên do đâu? Câu trả lời là một số loài đẻ con, như ốc chẳng hạn, lúc đẻ con là đã có nền cấu trúc vỏ sẵn, còn trai, sò đẻ ra trứng, nở thành ấu trùng, sống kí sinh vào dưới bụng cá, sau đó mới thành trai... một số kiến thức tôi nhớ lại từ hồi học phổ thông, mong các bạn góp ý - (Mạnh Tâm Lê)
Vỏ của loài hải sản này lớn lên là nhờ nước biển. Nhưng khi đủ lớn và gặp Bia rượu thì vỏ không lớn nữa và thời gian sau sẽ phân huỷ theo thời gian - (phugiahanco)
Bạn có biết cái cây lớn như thế nào thì sò cũng giống vậy. Một năm thì gổ nở ra một vòng từ giửa thân cây ra, và sò thì lớn một vành từ bụng. Bên nước Anh có những con sò người ta tính được 4, 5 trăm vành là 4, 5 trăm tuổi đấy. - (Hiển)
gỗ, răng động vật, sứng động vật, vở sờ....ốc, móng động vật, lông tóc....là phần đã chết khỏi cơ thể và vẫn tồn tại cùng cơ thể để bảo vệ. cơ chế lớn của nó chắc là cũng giống nhau theo cơ chế bồi đắp dần, hình thức của chúng được quyết định bởi mã di truyền. - (Trantuan Kts)
Tạo hoá thật kỳ diệu - (Thanh nguyen)
+bạn có thấy các vân hình vòng trên vỏ của chúng không cũng giông như vân gỗ của cây thôi đó là vòng tăng trưởng của các loại thân mềm 2 mảnh - (Cường Dương Minh)
theo minh thi no lon len bang niem tin do ban ah :D - (XL)
Câu hỏi hay nhất năm nay - (Nguyen-hb)
theo mình thì nó cũng như cái cây, phát triển to lên nhờ phần ngoài. Cây có vân gỗ thì ngao sò có vân vỏ, chúng phát triển thì lại thêm vân, đó là bước phát triển của chúng. :) - (Thụy)
theo mình biết thì ở phần rìa của hai mảnh vỏ sẽ hình thành phần vỏ mới, ban đầu mỏng, non, sau đó dày và cứng lên dần, cứ theo cách đó mà lớn lên. Bạn để ý quan sát có lẽ cũng sẽ thấy trên thực tế. Cho nên vỏ của chúng có vân vân kiểu cung tròn đồng tâm. Qua giai đoạn phát triển nào đó nó còn tạo "khấc" khá rõ, nhìn vào đó có thể đoán tuổi con sò, vd con sò có nhiều vân, nhưng vỏ chia làm 2 phần rõ nét là 2 tuổi rồi. - (phu)
khi quan sát vỏ sò, nghêu sẽ thấy các đường vân hình quạt đồng tâm to dần từ trong ra ngoài. nói vậy là
bạn biết được nó lớn lên như thế nào phải o? - (dungChoAnh)
Bạn có thấy các loại ngao, sò, ốc, hến, trai... có đặc điểm là vò có chúng có các đường vân không.. nghĩa là nó lớn dần từ phía đuôi ra giống móng tay con người ấy. - (Thanh Y 7)
lên cửa hàng hải sản sẽ biết - (trinhquangkhai47)