Tại sao Mặt Trăng là nguyên nhân sinh ra thuỷ triều? - Câu hỏi hay
Nếu áp dụng công thức Newton Fhd=G.m1.m2/r^2 thì Mặt Trời hút nước 8,25.10^18N, Mặt Trăng hút nước: 5,2.10^16N. Mặt Trời hút lượng nước trên Trái Đất mạnh gấp 158 lần so với Mặt Trăng, vậy tại sao mọi người đều nói nguyên nhân thuỷ triều là do Mặt Trăng hút nước và nếu ...
Nếu áp dụng công thức Newton Fhd=G.m1.m2/r^2 thì Mặt Trời hút nước 8,25.10^18N, Mặt Trăng hút nước: 5,2.10^16N. Mặt Trời hút lượng nước trên Trái Đất mạnh gấp 158 lần so với Mặt Trăng, vậy tại sao mọi người đều nói nguyên nhân thuỷ triều là do Mặt Trăng hút nước và nếu không có nó thì độ cao thuỷ triều chỉ còn bằng 40% hiện tại? (Hoàng Minh Quân)
Ảnh minh họa: Reuters |
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khí đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Quả Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc. Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu. Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều. - (conghuyms)
Giải thích đơn giản cho bạn hiểu nhé. Hãy xem trái đất là một hình cầu và có nước bao phủ bề mặt, mực nước tại các nơi bằng nhau. Khi có thêm mặt trời nó sẽ hút nước trên trái đất nhô lên cao gọi là thủy chiều. Cái mực nước bạn nhìn thấy hằng ngày và cho rằng không phải là thủy chiều thực chất đã là thủy chiều do mặt trời tạo ra. Khi có thêm mặt trăng, nó cũng hút nước nhô lên cao và cũng tạo ra thủy chiều. Khi mặt trăng và mặt trời nằm cùng trên một đường thẳng thì thủy chiều cao nhất. Do nước bị hút tạo nên hình phỏm cầu trên trái đất nên thủy chiều cao nhất rơi vào ngày rằm hay ngày không trăng. - (Lê Quang)
khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, của Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái Đất Khoảng cách Đất-Trời: d2 = 149,6 triệu km, từ Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km K: Hằng số hấp dẫn = 6,67×10−11 Fđất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5 Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần. - (Lê Trung)
Chẳng hạn như trên trạm ISS đối với trái đất nó trở nên không có trọng lương do nó căn bằng lực hấp dẫn và lực ly tâm, tương tự như vậy khi trái đất chuyển động quanh mặt trời thì toàn bộ trái đất (bao bồm cả nước biển) cũng trở nên không trọng lượng đối với mặt trời vì vậy chỉ còn mặt trăng tao nên hiện tương thủy triều. - (Bao Ngoc)
Đơn giản thôi, thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất khoảng 28 - 29 ngày nên tỷ lệ xáo trộn nước của Mặt Trăng lên Trái Đất rõ ràng và dễ nhận thấy. Còn Trái Đất quay quanh Mặt Trời đến 365 ngày nên tỷ lệ xáo trộn càng khó nhận thấy nhất! Mình chỉ có một điều thắc mắc là "Có phải mùa nước lên có phải là do sức hút của Mặt Trời tác động không?" - (Le Tan Hien)
tại mặt trời xa mình hơn mặt trăng đấy bạn, Fhd tỉ lệ nghịch với khoảng cách mà=)) - (An Einstein)
Thủy triều là do tác động của Mặt trời, Mặt trăng và sự quay của Trái Đất chứ không chỉ riêng Mặt trăng do đó chu kỳ thủy triều khá phức tạp và phụ thuộc vào từng ngày trong tháng do phụ thuộc vào sự thẳng hàng của Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng. - (Chan Thai)
Bạn ko tính khoảng cách giữa các hành tinh nữa à??? - (Viet)
Luật hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái...mít rơi. Trái mít bị Trái Đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút Trái Đất về phía nó, nhưng vì khối lượng trái mít quá nhỏ so với khối lượng Trái Đất nên Trái Đất hầu như không dịch chuyển mà ta chỉ thấy trái mít rơi. Ta có công thức: Với: F: Lực hấp dẫn (N) K: Hằng số hấp dẫn = 6,67×10−11 d: Khoảng cách (mét) khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, của Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái Đất Khoảng cách Đất-Trời: d2 = 149,6 triệu km, từ Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km Fđất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² (1) F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² (2) Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5 Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần. - (Jam Mer)
tính toán lại giá trị đi. - (sơn)
Mặt trời quá xa trong khi mặt trăng rất gần - (Doivuivietnam)
Chắc Mặt trăng có Chị Hằng nên " hấp dẫn " hơn thôi - (Duong Nguyen Huy)
Có thể MTrăng gần TĐ nên lực hút lên 1 phần nhỏ của TĐ, nên tại vị trí hút lực hút mạnh nên nước dồn tới dâng cao. Còn MTrời cách xa nên hút phạm vi rộng, nên lực hút tại 1 vị trí nào đó nhỏ hơn. - (khanhinfor)
Bạn Hoàng Minh Quân thân mến, Các con số bạn đưa ra còn thiếu đó là khoảng cách. Vì khoảng cách mặt trời và trái đất rất lớn so với mặt trăng nên lực hấp dẫn của mặt Trời lên Trái Đất nhỏ hơn 2,5 lần lực hấp dẫn của Mặt Trăng (150 triệu km so với 384.000 km). Cụ thể như sau: F=K *m1*m2/d^2, với K là hằng số 6,67x10^-11, d là khoảng cách giữa m1 và m2. Chúc tất cả độc giả Vnexpress năm mới nhiều sức khỏe. - (Dinh Phuoc)
Công thức trên chỉ đúng khi thể rắn. Còn thể lỏng thì mặt trăng tuy hút yếu hơn nhưn cũng đủ tạo ra một sức căng mặt ngoài nho nhỏ. Đối với chúng ts đó là thủy triều - (Tiến sỹ Thần kinh học)
Lực hấp dẫn theo Fhd=G.m1.m2/r^2 (sách giáo khoa) kết quả là lực hấp dẫn của hệ mặt trời- trái đất lớn hơn nhiều lực hấp dẫn của hệ trái đất-mặt trăng, tuy nhiên khối tâm của hệ mặt trời - trái đất được đặt ngay tại mặt trời (cách rất xa trái đất) và khối tâm của hệ trái đất-mặt trăng lại ở ngay trái đất. Còn lực hấp dẫn của mặt trăng (là chủ yếu), sự quay của trái đất (lực li tâm), lực hấp dẫn của mặt trời, gây lên thủy chiều cho trái đất như thế nào xin mời các chuyên gia giải thích cho mọi người được hiểu. - (SGK)
Sao không ai để ý tới chuyện, tại sao mặt trăng hay mặt trời chỉ tác dụng lực hút của nó lên nước mà không là bất cứ cái gì khác.
Ngày triều lên đâu có vật thể nào bị nhẹ đi? - (Bùi Hữu Bảo)
Bởi vì khoảng cách giữa trái đất tới mặt trăng gần hơn nên lực hấp dẫn của mặt trăng và trái đất lớn hơn lực hấp dẫn giữa mặt trời và trái đất ( Mặc dù khối lượng mặt trời lớn hơn rất nhiều) - (Kỹ Sư Đào Mỏ)
MAT TROI O XA HON - (Quang LE)
mình nghĩ do khoảng cách - (Hiếu Anh)
mặt trời xa mình hơn mặt trăng đấy bạn=)) - (An Einstein)
Đó là vì khoảng cách của Mặt trăng tới Trái đất nhỏ hơn khoảng 160 lần (tầm 160 triệu km) so với khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái đất thế nên tuy lực hấp dẫn của Mặt trời tới Trái đất so với lực hấp dẫn của Mặt trăng tới Trái đất lớn hơn 158 lần nhưng lực li tâm lại lớn hơn nữa nên lực hấp dẫn của Mặt trăng đối với Trái đất là lớn nhất thế nên mới nói Mặt trăng sinh ra thuỷ triều .
Hãy đọc sách giáo khoa Địa lý 6 để biết đầy đủ. - (Anh Đức Hoàng)
Ban ngay co mat trơi nươc bien rut, ban đêm ko co mat trơi ma chi co mat trang nươc biên lên. Vây thuy triêu la do (sưc hut) mat trang - (minhanh)
Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần. - (Tan281273)
Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần.Theo wiki - (NAT)
Do vận động tự quay của trái đất sinh ra lực li tâm, làm cho lực hút của Mặt trời giảm xuống nhỏ hơn lực hút của mặt trăng. - (nqphat88)
MAT TROI O XA NEN LUC HAP DAN KEM HON MAT TRANG - (Quang LE)
Đọc câu hỏi của bạn, lên mạng tìm hiểu thì các từ các tài liệu đều nói rằng F đất - trăng > F đất trời ~2 lần. Tính đi tính lại thì vẫn cứ ra kết quả F đất - trời > F đất - trăng ~ 180 lần - (Hoàng Mai)
Wikipedia: m mặt trăng = 0,0123 m trái đất, m mặt trời = 333 m trái đất, khoảng cách trái đất mặt trăng 1,2 giây ánh sáng, trái đất mặt trời 8 phút = 480 giây ánh sáng:
lực hấp dẫn tác động đến trái đất
Fmặt trăng =G.m trái đất.0,0123/(1,2) ^2= 0,0085 G.m trái đất
Fmặt trời =G.m trái đất.333/ (480) ^2 = 0,0014 G.m trái đất - (Wiki)
Tại vì mặt trời xa trái đất 380 lần so với mặt trăng và trái đât. - (Tôn Khôi)
Cac ban xem phim khoa hoc he mat troi va trai dat - (Vondig)
đơn giản vì mặt trời ở xa mặt trăng ở gần :D - (tienanh8889)
Thực tế mặt trăng ở phía đông thì nước sông thấp, mặt trăng lên đỉnh đầu thì nước sông lớn nhất, mặt trăng ngả về phía tây nước sông thấp dần (dòng sông theo hướng tây - đông) - (TranDue2010)
Rất nhiều người giỏi - (trân tri thuc)
hãy lấy một chậu nước rồi nghiêng nó về một phía sau đó buông tay ra sẽ thấy nước lại dâng lên cao về phía ngược lại, nước là chất lỏng nên khi trái đất quay tạo nên sự dịch chuyển xáo trộn của nước đại dương tạo nên thủy triều cho các lục địa. - (nguyễn tiến tuấn)
là do mặt trời hút nước lên độ nóng quá tạo thành mây rồi mưa nên nước không đọng lại nước,còn mặt trăng thì ngược - (thuy Trang vo)
Trai đất co súc hút gấp bao nhieu lan mat trăng ???? Ae Tl giúp v - (Buitrungdai141)
vậy tại sao nước trong trái dừa lại biến mất vậy mọi người - (Phi Nguyen)