Việt Nam – Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại
Nguyễn Đình Đầu Phần I: Thời Kỳ dựng nước 1. HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC GỌI LÀ VĂN LANG, ĐÓNG ĐÔ Ở PHONG CHÂU, CHIA NƯỚC THÀNH 15 BỘ: “Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương lấy quốc hiệu la XÍCH QUỶ”’ 1 ‘. Nước Xích Quỷ bắc giáp hồ Động ...
Nguyễn Đình Đầu
Phần I: Thời Kỳ dựng nước
1. HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC GỌI LÀ VĂN LANG, ĐÓNG ĐÔ Ở PHONG CHÂU, CHIA NƯỚC THÀNH 15 BỘ:
“Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương lấy quốc hiệu la XÍCH QUỶ”’1‘. Nước Xích Quỷ bắc giáp hồ Động Đình, đông giáp biển Nam Hải, nam giáp nuớc Hồ Tôn, tây giáp Ba Thục.
“Vua đầu của họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương, tương truyền là vị vua trước tiên của nước ta, sinh ra Lạc Long Quân… Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh ra được một trăm người con trai: đó là tổ tiên của Bách Việt, tôn con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi dựng nước gọi là VĂN LANG, đóng đô ở Phong Châu, truyền nhau được mười tám đbi, đều gọi là Hùng Vương”[1]. (Bản đồ 1)
Hầu hết sử thần nhà Nguyễn và vua Tự Đức đều cho các truyền thuyết “tiên rồng’, “trăm trứng” hay “trăm con trai” là “đồng một loại hoang đường”, và chỉ nhận đó là “một lời chúc” cho dân tộc mau phát triển và sống trong tình nghĩa đồng bào ruột thịt[2].
“Khởi đầu chia nước ra mười lăm bộ là[3]:
- Giao Chỉ (sau là Hà Nội, Hà Đông, Nam Định, Hưng Yên)ễ
- Chu Diên (sau là Sơn Tây).
- Phúc Lộc (sau cũng là Sơn Tây).
- Vũ Ninh (sau là Bắc Ninh).
- Việt Thường (sau là Thuận Hóa, Quảng Nam).
- Ninh Hải (sau là Quảng Yên).
- Dương Tuyền (sau là Hải Duơng).
- Lục Hải (sau là Lạng Sơn).
- Vũ Định (sau là Thái Nguyên, Cao Bằng).
- Hoài Hoan (sau là Nghệ An).
- Cửu Chân (sau là Thanh Hóa).
- Bình Văn (chưa biết ở đâu).
- Tân Hưng (sau là Hưng Hóa, Tuyên Quang).
- Cửu Đức (sau là Hà Tĩnh).
- Văn Lang (là nơi vua đóng đô, tức Phong Châu, sau thuộc hai tỉnh Vĩnh Tưòng và Lâm Thao của tỉnh Sơn Tây).
Nước VĂN LANG gồm mười lăm bộ, ‘ đông giáp Nam Hải, tây liền Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam tiếp nước Hồ Tôn”[4].
Nam Hải tức biển Đông, Hồ Tôn sau là Chiêm Thành. Nước Văn Lang “đông giáp Nam Hải”, “nam tiếp nước Hồ Tôn” là đúng, nhưng “bắc đến hồ Động Đình” và “tây liền Ba Thục” thì sai. Địa bàn đó là quá rộng lớn, bao gồm khắp vùng Hoa Nam, là nơi cư trú của tất cả các dân tộc Bách Việt chứ không phải của riêng người Lạc Việt. Người Lạc Việt cũng chưa bao giờ thống lãnh toàn thể các dân tộc Bách Việt, vả lại, vị trí của 15 bộ đều tập trung ở bắc phần Việt Nam nay.
Sử thần Nguyễn triều đã cẩn án: “Sử cũ chép nước Văn Lang phía tây tiếp Ba Thục, phía bắc đến Động Đình, chẳng là quá sự thật lắm ru?”[5]. Chính Tự Đức cũng đã phê: “Quảng Tây cùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Vân Nam và Tứ Xuyên gần nhau, tức là đất Sở và Thục xưa. Làm sao biết đuợc tới đó? (an tri kỳ sở giới hà như?)a). Ngay như tên 15 bộ cũng có ba danh sách khác nhau và bị Lê Quý Đôn đặt nghi vấn hết: “Tôi ngờ rằng, những tên đó là do các hậu Nho góp nhặt vay mượn chép ra”[6].
Dân số” cuối thời Văn Lang, ở niên đại 3000 trước Công nguyên, có khoảng 500.000 người.
Từ vài chục năm nay, ngành khảo cổ học đã phát hiện ra quá trình liên tục của nền văn minh sông Hồng (hay còn gọi là văn minh Văn Lang, văn minh Đông Sơn)[7]. Quá trình này đuợc giải thích khá rõ: “Văn hóa Đông Sơn không còn là một hiện tượng đột ngột, gián đoạn, mà là kết quả tất nhiên của một quá trình phát triển liên tục từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt. Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gồ Mun là ba giai đoạn phát triển tiền Đông Sơn tiêu biểu cho dòng chủ lưu của vùng trung du và vùng cao châu thổ sông Hồng vốn được coi là “Đất tổ” của các vua Hùng, là trung tâm của nước Văn Lang”(4). Đó là “một quá trình hình thành tại chỗ nền văn minh sông Hồng mà đỉnh cao là Đông Sơn”. “Quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh sông Hồng gắn liền với quá trình liên kết các địa phương thành lãnh thổ Văn Lang, quá trình đấu tranh và dung hợp các bộ lạc, các nhóm dân cư lại thành cộng đồng cư dân Văn Lang, chủ nhân của nền văn minh ấy”[8]. (Bản đồ 2)
Cho nên, tuy vẫn cần tìm hiểu thêm về thời điểm xuất hiện và danh xưng họ Hồng Bàng, về Hùng Vương hay Lạc Vương, về tên gọi các bộ lạc, v.v…, ta đã có thể khẳng định là “nền văn minh sông Hồng mà đỉnh cao là Đông Sơn” đã ghi dấu giai đoạn hình thành “quốc gia” của 15 bộ tộc Lạc Việt liên kết với nhau dưới quyền một “trưởng thượng” chung. Hình thức quốc gia đó còn sơ sài và lỏng lẻo, nhưng “đồng bào” đã biết khai thác thủy triều lên xuống mà làm ruộng lạc và sống theo những “phong tục thuần hậu, chất phác”.
Những người chép sử xưa thường lẫn nước Văn Lang với nước Xích Quỷ. Theo tục truyền thì “Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nuớc Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp hồ Động Đình, phía nam giáp nuớc Hồ Tôn, phía tây giáp Ba Thục, phía đông giáp bể Nam Hải… về sau, nuớc Xích Quỷ chia ra những nước gọi là Bách Việt… Đấy cũng là một điều nói phỏng, chứ không có lấy gì làm đích xác được”[9]. “Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất” (2879 trước CN), mà sử ta cũng lấy năm Nhâm Tuất là đầu đời Hồng Bàng và nuớc Văn Lang, nên cũng không cần nghiên cứu thêm về địa bàn nước Xích Quỷ nữa. vả lại chưa chắc đã có tên nước Xích Quỷ!
2. THỤC VƯƠNG CHIẾM LẤY VĂN LANG, ĐỔI TÊN NƯỚC LÀ ÂU LẠC, ĐÓNG ĐÔ Ở PHONG KHÊ
Họ Hồng Bàng làm vua “cả thảy hai ngàn sáu trăm hai mươi hai năm (2879-258 trước CN), không biết lấy bằng cứ ở đâu”[10]. Vào năm Quý Mão (258 tr.CN), Thục Phán đem quân chiếm lấy Văn Lang, đổi tên nước là Âu LẠC, đóng đô ở Phong Khê. “Theo sử cũ, vương họ Thục, tên Phán, người nước Ba Thục”[11]. sử thần nhà Nguyễn không tin Phán là người Ba Thục vì nước này cách Văn Lang tới hai ba ngàn dặm, khó mang quân đến lắm, vả lại khi ấy Ba Thục đã bị tiêu diệt rồi, đâu còn vua nữa, nên phỏng đoán: “Hoặc giả ngoài cõi tây bắc, gần nước Văn Lang, còn có một họ Thục khác bèn được nhận là Thục Vương cũng chưa biết được. Nếu nói Thục Vương là người Ba Thục thì không đúng”(3). Mùa xuân, tháng Ba, “vua xây thành ở Phong Khê, rộng một ngàn trượng, xoay quanh tròn như hình con ốc, gọi là Loa thành” (ở Cổ Loa nay), về nguồn gốc Thục Phán và Ba Thục, còn khá nhiều giả thuyết khác nữa[12].
Một truyền thuyết bằng thi ca của người Tày nói về bộ lạc Nam Cương xưa, có lẽ giúp ta hiểu rõ hơn về Thục Phán và tại sao đặt quốc hiệu là Âu Lạc. “Ớ phía Nam Trung Quốc, đầu sông Tả Giang, về gần nước Văn Lang, có bộ Nam Cương, hùng cứ một phương. Bộ này do Thục Chế tức An Tri Vương đứng đầu, đóng đô ở Nam Bình do chín xứ hợp thành. Các xứ cứ ba năm triều cống một lần. Chín xứ ấy là: Thạch Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc, Thạch An, Phúc Hoa, Thượng Lang, Quảng Nguyên, Thái Ninh, Quy Sơn… Thục Chế làm vua 60 năm, thọ 95 tuổi. Con là Thục Phán lên thay”[13]. Người của bộ lạc Nam Cương và các xứ lân cận cũng là một dân tộc Việt mà Trung Quốc gọi là Quỳ Việt hay Tây Âu. Sau này có sắc dân nguời Choang và nguời Tày, chính là hậu duệ của Tây Âu. Khi Thục Phán chiếm đuợc Văn Lang thì hợp nhất hai nhóm dân tộc Âu Việt (cũng gọi là Tây Âu) với Lạc Việt thành một Quốc gia và lấy quốc hiệu là Âu LẠC. Nước Âu Lạc chưa chia ra đơn vị hành chính, mà vẫn giữ các bộ lạc tự trị và cha truyền con nối. Đó là các bộ lạc: (Bản đồ 3)
Mê Linh | Tây Vu | Liên Lâu |
Long Biên | Chu Diên | Bắc Đái |
Kê Từ | An Định | Câu Lậu |
Khúc Dương | Vô Công | Dư Phát |
Tư Phố | Cư Phong | Vô Biên |
Đô Lung | Hàm Hoan |
Bộ lạc Tây Vu là bộ lạc căn bản của Thục Phán, nguyên trước chỉ ở miền thượng lưu sông Lô, bao gồm cả miền thượng lưu sông Gầm và sông Chảy, tức miền Hà Giang và bắc Tuyên Quang ngày nay. Địa bàn này là nơi cư trú chủ yếu của người Tày. Họ cũng ở trên một phần đất của Long Biên nữa[14].
Dân số cuối thời Âu Lạc, ở niên đại 180 trước Công nguyên, có khoảng 600.000 người.
Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc, thì bên Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất thiên hạ. Năm 214 trước CN, Thủy Hoàng sai Đồ Thư đi đánh Bách Việt. An Dương Vương đành chịu phục nhà Tần. Nhà Tần mới chia đất Âu Lạc thành ba đơn vị gọi là:
– Quận Nam Hải (Quảng Đông).
– Quận Quế Lâm (Quảng Tây).
– Tượng Quận (Bắc Việt).
Với những sử liệu phát hiện gần đây, niên đại của nước Âu Lạc đuợc điều chỉnh lại: Nhà Tần đem quân xâm chiếm địa bàn Tây Âu của Thục Phán và Lạc Việt của Hùng Vương năm 214 trước CN. Năm 208 trước CN, Thục Phán đứng đầu cả 2 bộ lạc Tây Âu và Lạc Việt, đuổi được quân nhà Tần, rồi lập ra nước Âu LẠC và xưng là An Dương Vương (208-179 tr.CN)[15], chỉ tồn tại khoảng gần 30 năm. (Bản đồ 4)
[1] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (VNSL). In lần thứ 6 – Tân Việt, Sài Gòn, 1958. tr23.
[2] KĐVS, sđd, tr.11-13.
[3] Như trên. tr. 17-23.
[4] KĐLS, sđd, trang 17. – Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh. Lịch Sử Việt Nam I (LSVN). NXB Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1985. Trang 105, cước chú 2: “Hiện nay có ba danh sách khác nhau về 15 bộ của nước Văn Lang được chép trong những thư tịch xưa nhất của ta. Việt Sử Lược chép là: Giao Chỉ, Việt Thường Thị, Vũ Ninh, Xuân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Nam, Cửu Đức. – Lĩnh Nam Chích Quái chép là: Giao Chỉ, cửu Chần, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Minh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chần, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lầm, Tượng Quận. – Dư địa chí của Nguyễn Trãi và KĐVS ghi lại như trên”.
[5] KĐVS, sđd, trang 19-21.
[6] LSVN, sđd, trang 105.
3.4. Như trên, trang 107-109.
[8] Như trên, trang 107-109.
[9] Trần Trọng Kim, VNSL, sđd. tr.23-24.
[10] KĐVS, sđd, tr.37.
[11] Như trên, tr.37.
[12] Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời. NXB Khoa Học Hà Nội, 1964. tr.18-20.
[13] Như trên, tr.20.
[14] Như trên, tr.27.
[15] Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sđd, tr 141-144.
Phần II: Thời kỳ đấu tranh giành độc lập
1. NƯỚC NAM VIỆT (207- 111 TRƯỚC CN)
Nhà Tần đổi nuớc Âu Lạc thành Tượng Quận nhưng không trực trị, họ Thục vẫn làm vua. Chẳng được bao lâu nhà Tần suy, quan úy quận Nam Hải là Triệu Đà nổi lên tự lập, đem quân đánh lấy nước Âu Lạc, lập ra nước NAM VIỆT vào năm 206 tr. CN . Từ đó, nhà Thục chấm dứt và đã làm vua Âu Lạc được 50 năm. Triệu Đà sai hai viên sứ thần coi giữ hai quận Giao Chỉ và cửu Chân (địa bàn Âu Lạc cũ). (Bản đồ 5)
Ở Nam Việt, Triệu Đà xưng đế. Bên Trung Quốc, nhà Hán dứt họ Tần và họ Sở. Nhà Triệu làm vua Nam Việt được 96 năm (207- 111 tr. CN) truyền được 5 đời:
– Triệu Vũ Vương (207- 137 tr.CN).
– Triệu Văn Vương (137-125 tr.CN).
– Triệu Minh Vương (125- 113 tr.CN).
– Triệu Ai Vương (113- 112 tr.CN).
– Triệu Dương Vương (112-111 tr.CN) .
2. THUỘC NHÀ TÂY HÁN (111 TR.CN-39 SAU CN) VÀ THỜI TRƯNG NỮ VƯƠNG (40-43)
Năm 111 tr.CN, nhà Hán sai Lộ Bác Đức sang đánh nhà Triệu, lấy nước Nam Việt, rồi cải là Giao Chỉ Bộ và chia ra làm 9 quận:
1. Nam Hải (Quảng Đông)
2. Thương Ngô (Quảng Tây)
3. Uất Lâm (Quảng Tây)
4. Hợp Phô (Quảng Đông)
5. Giao Chỉ (từ Bắc Việt tới Ninh Bình)
6. Cửu Chân (từ Ninh Bình tới Hoành Sơn)
7. Nhật Nam (từ Hoành Sơn tới Đèo cả)
8. Châu Nhai (đảo Hải Nam)
9. Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam) .
Địa bàn nước ta khi ấy nằm trên ba quận: Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Dân số” cuối thời thuộc Hán, ở niên đại đầu Công nguyên, có 666.013 nguời.
QUẬN GIAO CHỈ chia ra 10 huyện là: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Đào Duy Anh phân tích khá rõ theo Thủy Kinh Chú rồi kết luận: “Quận Giao Chỉ ở đời Hán là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền tây-bắc còn ở ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán, một góc tây- nam tỉnh Ninh Bình bây giờ là địa đầu của quận cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình đến huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, bấy giờ chưa được bồi đắp; lại phải thêm vào dấy một vùng về phía tây-nam tỉnh Quảng Tây”
QUẬN CỬU CHÂN, theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Tiền Hán Thư, gồm 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên. Sách Hậu Hán Thư chỉ kể 5 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Hàm Hoan, Vô Công, Vô Biên. Bảy huyện trên được phân bố từ phía nam tỉnh Ninh Bình đến Hoành Sơn . (Bản đồ 6)
QUẬN NHẬT NAM gồm 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ Anh, Lô Dung, Tây Quyển, Tượng Lâm. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì năm huyện đó được phân bổ từ phía nam Hoành Sơn tới núi Đại Lãnh (gần đó có núi Đá Bia làm ranh giói giữa Phú Yên với Khánh Hòa nay).
Sách KĐVS đã “chú” khá kỹ địa bàn từng quận huyện một, nhưng đến nay các nhà nghiên cứu địa lý học lịch sử vẫn còn bàn cãi ở một số” nơi chưa nhất trí .
2. TRƯNG VUƠNG TRỊ VÌ BA NĂM, ĐÓNG ĐÔ Ở MÊ LINH, CHƯA ĐẶT QUỐC HIỆU VÀ PHÂN BỐ CUƠNG VỰC
Tháng 2 mùa xuân năm 40, “Trưng Trắc, người con gái quận Giao Chỉ, dấy binh đánh thái thú Tô Định, đuổi hắn, tự lập làm vua”. Vì thù chồng, nợ nước, “Vương bèn cùng em gái Trưng Nhị dấy binh.. Vương đến đâu thì như cỏ rạp theo làn gió… dẹp yên 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh”. Tháng 3 mùa xuân năm 42, “quân Mã Viện đến Lãng Bạc đánh với Trưng Trắc, phá được, Trưng Trắc lui giữ Cẩm Khê… Tháng giêng mùa xuân (năm 43), Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị chống cự quân Hán, bị thua mà mất… Mã Viện đuổi đánh tàn quân của Hai Bà… đến huyện Cư Phong (đất ấy nay ở Thanh Hóa)” . Sau đó, Mã Viện kéo quân tới tận Đèo Cả, nơi có núi Đá Bia mới dẹp yên được các cuộc nổi dậy ở khắp địa phương.
Ở phần này, chúng ta chỉ quan tâm đến địa chỉ và địa danh để xác định trên bản đồ, còn phần lịch sử xin lướt qua.
3. NHÀ ĐÔNG HÁN (25-220) ĐỔI GIAO CHỈ THÀNH GIAO CHÂU (203)
Mã Viện đánh được Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về thuộc nhà Hán như cũ, nay gọi là Đông Hán, đem phủ trị về đóng ở Mê Linh (đến cuối đời Đông Hán mới dời về Long Biên). Đến năm Quý Mùi (203), “Sĩ Nhiếp dâng sớ xin cải Giao Chỉ làm Giao Châu. Vua nhà Hán thuận cho” .
4. NHÀ ĐÔNG NGÔ (222-280) TIẾP QUẢN GIAO CHÂU
Nhà Đông Hán mất ngôi (220) thì Trung Hoa chia ra ba nước gọi là Tam Quốc (220-265), tức Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô. Đất Giao Châu bấv giờ thuộc về Đông Ngô. Năm 226, Ngô Tôn Quyền “lấy từ Hợp Phố về bắc gọi là Quảng Châu, từ Giao Chỉ về nam gọi là Giao Châu” . Được ít lâu, nhà Ngô lại bỏ Quảng Châu cho hợp lại với Giao Châu như cũ. (Bản đồ 7)
NĂM 248, BÀ TRIỆU THỊ TRINH Nổi LÊN CHỐNG NHÀ NGÔ
Bà là nguời huyện Nông Cống, “có sức mạnh, lại có chí khí và lắm mưu lược…; vì quan lại nhà Ngô tàn ác, Triệu Quốc Đạt mới khởi binh đánh quận cửu Chân. Bà đem quân ra đánh giúp anh, quân sĩ của Triệu Quốc Đạt thấy bà làm tưóng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ… bà chống nhau với nhà Ngô đuợc năm sáu tháng. Nhưng vì quân ít thế cô, đánh mãi phải thua, bà đem quân đến xã Bồ Điền (sau là xã Phú Điền huyện Mỹ Hóa tỉnh Thanh Hóa) rồi tử tiết. Bấy giờ mới 23 tuổi”.
NĂM 264, NHÀ NGÔ CHIA LẠI ĐẤT GIAO CHÂU
“Nhà Ngô lấy đất Nam Hải, Thương Ngô và Uất Lâm làm Quảng Châu, đặt châu trị ở Phiên Ngung (TP Quảng Châu, Trung Quốc nay), lấy đất Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam làm Giao Châu, đặt châu trị ở Long Biên. Đất Nam Việt của Triệu ngày trưóc thành ra Giao Châu và Quảng Châu từ đấy” . (Bản đồ 8)
5. GIAO CHÂU DƯỚI THỜI NHÀ TẤN (265-420) VÀ NAM BẮC TRIỀU (420-588) (Nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương nối tiếp nhau)
Tên Giao Châu vẫn giữ nguyên, nhưng tên và địa bàn huyện thì thay đổi qua mỗi “nhà” đến thống trị. Sau đây là tình hình phân bổ Giao Châu từ cuối Ngô đến Tống:
Giao Chỉ: 14 huyện, 12.000 hộ.
Long Biên, Câu Lậu, Vọng Hải, Liên Lâu, Tây Vu, Vũ Ninh, Chu Diên, Khúc Dương, Ngô Hưng, Bắc Đái, Kê Từ, An Định, Vũ An, Quân Bình (theo Tấn Thư và Tống Thư).
Tân Xương: 6 huyện, 3.000 hộ.
Mê Linh, Gia Hưng, Ngô Định, Phong Sơn, Lâm Tây, Tây Đạo. Nhà Tấn đổi tên quận làm Tân Xương, các huyện thì vẫn giữ theo nhà Ngô.
Vũ Bình: 7 huyện, 3.000 hộ.
Vũ Ninh, Vũ Hưng, Tiến Sơn, Căn Ninh, Vũ Định, Phú Yên, Phong Khê. Nhà Tấn cũng vậy.
Cửu Chân: 7 huyện, 3.000 hộ.
Tư Phô, Di Phong, Trạm Ngô, Kiến Sơ, Thưòng Lạc, Phù Lạc. Nhà Tấn lập thêm huyện Tùng Nguyên.
Cửu Đức: 8 huyện, không rõ số hộ.
Cửu Đức, Hàm Hoan, Nam Lăng, Dương Thành, Phù Linh, Khúc Tư, Đô Hào, Việt Thường. Nhà Tấn đổi Dương Thành làm Dương Toại, lại tách Dương Toại mà lập Phố Dương, lập thêm Tây An, theo Hà Chí thì còn có huyện Việt Thường, lập từ đời Ngô, sang đời Tấn thì không có.
Nhật Nam: 5 huyện, 600 hộ.
Tượng Lâm, Lô Dung, Chu Ngô, Tây Quyển, Tỷ Ảnh. Nhà Tấn tách Tây Quyển mà đặt Thọ Linh, tách Tỷ Anh mà đặt Vô Lao .(theo Tấn Thư và Tống Thứ).
‘Theo tình hình các quận huyện như trên thì chúng ta thấy rằng ở thời Tam Quốc và thời Lưỡng Tấn, sau khi nhà Ngô chiaGiao Châu làm Quảng Châu và Giao Châu thì đất Giao Châu sau này trở thành lãnh thổ của nuớc ta trong thời tự chủ, không còn gồm dải đất ở miền Quảng Tây nữa. Chúng ta lại biết rằng cuối đời Hán, nước Lâm Ấp đã được thành lập tại miền Quảng Nam và đến đời Vĩnh Hòa nhà Tấn (345-356), nước ấy đã chiếm cứ hết đất Nhật Nam cũ mà vươn ra đến Hoành Sơn.
Như vậy thì đất Giao Châu đời Tấn đại khái là tương đương với miền Bắc Bộ và miền Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh của nước ta ngày nay” .
Nhà Lương chia Giao Châu làm nhiều châu mới:
1. Ái Châu trên đất quận cửu Chân cũ (Thanh Hóa)
2. Đức Châu trên đất quận cửu Đức cũ (Nghệ Tĩnh)
3. Lợi Châu trên đất quận cửu Đức cũ (Nghệ Tĩnh)
4. Minh Châu trên đất miền đông-bắc Giao Châu cũ (Quảng Ninh).
5. Giao Châu thu nhỏ trên đồng bằng và trung du Bắc Bộ. (Bản đồ 9)
6. NĂM 544, LÝ BÔN XƯNG NAM VIỆT ĐẾ, ĐẶT NIÊN HIỆU LÀ THIÊN ĐỨC, ĐẶT QUỐC HIỆU LÀ VẠN XUÂN
Sau khi thắng địch quân, Lý Bôn đã lập điện Vạn Xuân làm triều nghi, đặt trăm quan, nhưng chưa thấy phân bổ lại cương vực. Các sự kiện lịch sử liên quan đến địa phương nào, thì vẫn dùng địa danh đương thời. Như khi nói “Lý Bôn là người hào hữu quê Thái Bình, tài kiêm văn võ”. Thái Bình đây “thuộc về Phong Châu ngày trước, nay ở vào địa hạt tỉnh Sơn Tây nhưng không rõ là chỗ nào, chứ không phải là phủ Thái Bình ở Sơn Nam mà bây giờ là tỉnh Thái Bình” . Đối với các địa danh khác cũng vậy: thành Gia Ninh (sau ở huyện Tiên Lãng tỉnh Phúc Yên), động Khuất Liêu (thuộc đất Hưng Hóa), hồ Điển Triệt (tên nôm là Đầm Miêng, thuộc xã Tứ Yên huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú), đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hải Hưng) vv… Động Khuất Liêu lại được đọc là động Khuất Lão (là tên một khu đồi hiện nằm giữa hai xã Văn Lang và cổ Tuyết thuộc huyện Tam Nông tỉnh Vĩnh Phú” (Bản đồ 10)
Nước VẠN XUÂN tồn tại được 58 năm, trải qua ba đời vua:
– Lý Nam Đế (Lý Bôn) 544-548.
– Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) 549-571.
– Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) 571-602.
Dân số nước Vạn Xuân, ở niên đại 544, có khoảng 1.000.000 người.
Trong khi Lý Phật Tử làm vua ở nước ta, thì vua Văn Đế nhà Tùy thống nhất được Trung Hoa. Năm 602, vua Tùy sai Lưu Phương đem 27 dinh quân sang đánh chiếm Vạn Xuân
7. CƯƠNG VỰC VÀ CÁC CUỘC TRANH ĐẤU DƯỚI CÁC ĐỜI NHÀ TÙY, NHÀ ĐƯÒNG (603-907)
a) NHÀ TÙY (589-617)
sau khi chiếm được Vạn Xuân năm 602, liền chia Giao Châu ra làm 5 quận:
– Quận Giao Chỉ gồm 9 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Long Bình, Bình Đạo, Giao Chỉ, Gia Ninh, Tân Xương, An Nhân.
– Quận Nhật Nam gồm 8 huyện: cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Cốc, An Viễn, Quang An.
– Quận Tỷ Anh gồm 4 huyện: Tỷ Anh, Chu Ngô, Thọ Linh, Tây Quy ển.
– Quận Hải Âm gồm 4 huyện: Tân Dung, Chân Long, Đa Nông, An Lạc.
– Quận Tượng Lâm gồm 4 huyện: Tượng Phố, Kim Sơn, Giao Giang, Nam Cực.
Ngoại trừ một số” địa điểm còn để nghi vấn, nhà địa lý học lịch sử Đào Duy Anh đã nghiên cứu thỏa đáng cả địa bàn lẫn duyên cách của các châu huyện trên trong thiên khảo luận có giá trị của mình . (Bản đồ 11)
b) NHÀ ĐƯỜNG (618-907)
tiếp nối nhà Tùy “cai trị nước ta khắc nghiệt hơn cả”.
“Nhà Đường sửa lại toặn bộ chế độ hành chính và sự phân chia châu quận. 622, nhà Đường đặt Giao Châu đại tổng quản chủ để lãnh quản 12 châu: Giao, Phong, Ái, Tiên, Diễn, Tống, Từ, Hiểm, Đạo, Long, tức là cả miền Bắc nước ta, từ biên giới Việt – Trung đến Hoành Sơn”.
Năm 679, đổi Giao Châu làm An Nam Đô Hộ Phư, cai quản 12 châu, 59 huyện. Nước ta gọi là An Nam khỏi đầu từ đấy.
Năm 757, đổi làm Trấn Nam Đô Hộ Phủ.
Năm 766, lại đổi làm An Nam Đô Hộ Phủ.
Năm 866, Nhà Đường thăng An Nam Đô Hộ Phủ lên làm Tình Hái Quân Tiết Độ.
An Nam Đô Hộ Phủ chia ra 12 châu như sau: (Bản đồ 12)
1. Giao Châu nay ở đất Hà Nội, Nam Định, có 8 huyện: Tống Bình, Nam Đinh, Thái Bình, Giao Chỉ, Chu Diên, Long Biên, Bình Đạo, Vũ Bình.
2. Lục Châu sau là Quảng Yên, Lạng Sơn, gồm 3 huyện: Ô Lôi, Hoa Thanh, Ninh Hải.
3. Phúc Lộc Châu gồm 3 huyện, có lẽ ở “miền Nam Hà Tĩnh và miền Quy Hợp, Ngọc Ma ở phía tây Hoành Sơn”.
4. Phong Châu gồm 3 huyện: Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương. Sau là Bạch Hạc – Việt Trì.
5. Thang Châu gồm 3 huyện: Thanh Tuyền, Lục Thủy, La Thiều. Nay ở Nam Ninh, Trung Quốc.
6. Trường Châu có 4 huyện, nay thuộc địa phận Ninh Bình.
7. Chi Châu gồm 7 huyện: Hàn Thành, Phú Xuyên, Bình Tây, Lạc Quang, Lạc Diệm, Đa Vân, Tụ Long. Nay thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. (Tụ Long trước 1888 thuộc Tuyên Quang, Việt Nam).
8. Võ Nga Châu gồm 7 huyện: Võ Nga, Như Mã, Võ Nghĩa, Võ Di, Võ Duyên, Võ Lao, Lương Sơn. Nay cũng thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
9. Võ An Châu gồm 2 huyện: Võ An, Lâm Giang. Nay ở khoảng phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
10. Ái Châu gồm 6 huyện cửu Chân, An Thuận, Sùng Bình, Quân Ninh, Nhật Nam, Truòng Lâm. Nay thuộc địa phận Thanh Hóa.
11. Hoan Châu gồm 4 huyện cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường, Hoài Hoan. Nay thuộc địa phận Nghệ An.
12. Diễn Châu gồm 7 huyện (khuyết danh). Có lẽ tương đương với miền Bắc tỉnh Nghệ An nay, khoảng các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu.
40 châu ky my. “ở những miền biên giới xa xôi, nhà Đường không đặt châu quận để thống trị trực tiếp đuợc, thì đặt những châu ky my, và để cho các tù trưởng cũ vẫn giữ bộ lạc của họ.. Lệ vào An Nam Đô Hộ Phủ thì có 40 châu ky my, đại khái là ở đất thượng du miền Bắc và miền Đông – Bắc nước ta, như châu Quy Hóa, châu Cam Đường, châu Lâm Tây ở các miền Yên Bái, Lao Cai và thượng du sông Đà; châu Bình Nguyên ở miền Hà Giang; châu Vũ Định, châu Độ Kim ở miền Tuyên Quang; châu Tư Lăng, Lộc Châu, Lạng Châu ở miền Lạng Sơn” . (Bản đồ 13)
Lại còn 18 châu ky my nữa lệ vào Phong Châu Đô Hộ Phủ… “ở khoảng từ Bạch Hạc đến Lào Cai ngày nay, thì cư dân cũng là thuộc về ngành Tày chứ không phải là ngành Thái. Nhưng nếu xét lui lên xa thì người Thái và người Tày cùng người Nùng lại đều là từ một nguồn gốc mà ra, tức là chủng tộc mà người ta thường gọi là Thái, từ thời thượng cổ đã chiếm ở miền Tây Nam Trung Quốc” . (Bản đồ 14) và (Bản đồ 15)
Phủ trị của An Nam Đô Hộ Phủ đặt ở khoảng Hà Nội ngày nay. Địa bàn của nó còn rộng hơn cả Giao Châu ở thời Tam Quốc và thời Nam Bắc Triều. “Nếu không kể các châu ky my ở miền Bắc và miền Đông – Bắc lệ thuộc An Nam Đô Hộ Phủ và các châu ky my ở miền Tây – Bắc lệ thuộc Phong Châu, chỉ kể những châu trực thuộc Đô Hộ Phủ, thì các châu Thang, Chi, Võ Nga, Võ An là thuộc về địa phận tỉnh Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc, và các châu Lâm và Ảnh là đặt khống ở miền Nam Hoành Sơn, như vậy là chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phong, Truông, Ái, Diễn, Hoan và Phúc Lộc là nằm trên đất Giao Châu cũ. Đại khái đó là địa bàn mà đến khi nhà Đường sụp đổ, các triều đại phong kiến đầu tiên của nuớc ta, Ngô, Đinh, Lê, Lý sẽ xây dựng nhà nước tự chủ của ta .
Vậy thì những địa danh như Nam Định, Thái Bình, Long Biên, Diễn Châu… đã tồn tại từ 13 thế kỷ nay. Nếu nghiên cứu kỹ, có lẽ còn nhiều địa danh gốc từ Lạc Việt đã có từ trên 20 thế kỷ rồi, đặc biệt là các địa danh Nôm. Địa danh học cũng là một bộ môn hỗ trợ đắc lực cho khảo cổ học vậy
Phần 3 : Thời Kỳ độc lập tự chủ
1. HỌ KHÚC DẤY NGHIỆP VÀ HỌ NGÔ DỰNG NGHIỆP (907-959)
Lợi dụng trong khi năm họ tranh giành nhau bên Trung Quốc, dân chúng bên ta bèn cử Khúc Thừa Dụ (906-907) làm Tiết độ sứ để cai trị Tĩnh Hải Quân. Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang – Hải Hưng nay) là nhà hào phú có tính khoan hòa và thương người. Trung Quốc phải chịu nhận. Thừa Dụ chết, Khúc Hạo (907-917) lên thay làm Tiết độ sứ rồi lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại . Sau Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ (917-923). Năm 923, nhà Nam Hán chiếm lại Tĩnh Hải Quân. Năm 931, Dương Diên Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo nổi lên, tự xưng Tiết độ sứ. Được sáu năm, bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết và cướp quyền. Khi ấy có Ngô Quyền (quê ở Đường Lâm, Sơn Tây) là con rể Dương Diên Nghệ đang cai trị Ái Châu, đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Thái tử Hoằng Thao đem quân sang đánh Ngô Quyền, bị đại bại trên sông Bạch Đằng (938).
Tiền Ngô Vương (939-945). Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa, đặt quan chức, chế triều nghi, nhưng chưa định quốc hiệu và phân bố lãnh vực. Được sáu năm thì mất. Em rể là Dương Tam Kha (935- 950) lên tiếm ngôi. Hai con Ngô Quyền là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập trở lại hạ được Dương Tam Kha rồi cùng cai trị nước, sử gọi là Hậu Ngô Vương (950- 956). về cương vực nhà Ngô: “Ngô Quyền chỉ có quyền lực ở các châu mà cư dân là con cháu người Lạc Việt, tức miền trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ cùng miền trung du và miền đồng bằng Thanh Nghệ, còn miền thuợng du là các châu ky my của nhà Đuờng trước kia thì có lẽ còn do các tù truởng giữ mà độc lập” .
2. CƯƠNG VỰC BỊ CHIA CẮT DƯỚI THỜI THẬP NHỊ SỨ QUÂN (945-967)
Từ khi Dương Tam Kha tiếm vị, thổ hào các nơi xướng lên độc lập tự xưng sứ quân. Khi có Hậu Ngô rồi, các sứ quân vẫn không về thần phục. Con cháu nhà Ngô yếu thế, trở thành như một sứ quân. Cương vực bị chia cắt, dân tình đói khổ. Sau đây là 12 sứ quân với vùng cát cứ:
1. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên).
2. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (huyện Thanh Oai).
3. Trần Lãm giữ Bô” Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình).
4. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (huyện Bạch Hạc).
- 1 Từ chính sử đến dã sử…
- 2 Bá tước Dracula huyền hoại và lịch sử
- 3 Tìm hiểu niên lịch và đối chiếu giữa Đông-Tây
- 4 Chinh An Nam kỷ lược
- 5 Vài nét về lịch sử người Minh hương và người Hoa ở Nam Bộ
- 6 Alexandre Dumas: Anh hùng dân tộc bị lịch sử lãng quên
- 7 Chuyện Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Từng Phong Thánh Cho Đức Phật
- 8 Thăng trầm chữ Việt
- 9 Một số nhận xét về thời kì Bắc thuộc trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 10 Về tiểu thuyết lịch sử