24/05/2018, 11:03

Vì sao khẳng định thực vật hấp thụ cacbon dioxit?

Vật chất tăng thêm của cây liễu từ đâu mà ra? Có người nói từ nước mà ra, nhưng kết quả phân tích hóa học cho biết, chiếm một nửa câu liễu là nguyên tố cacbon. Thế kỷ thứ XVII, có một nhà sinh vật học tên là F.Haymonto, ông đã từng làm một thí nghiệm như sau: ông trồng một cây liễu ...

Vật chất tăng thêm của cây liễu từ đâu mà ra? Có người nói từ nước mà ra, nhưng kết quả phân tích hóa học cho biết, chiếm một nửa câu liễu là nguyên tố cacbon.

Thế kỷ thứ XVII, có một nhà sinh vật học tên là F.Haymonto, ông đã từng làm một thí nghiệm như sau: ông trồng một cây liễu trong một cái thùng, trước đó ông đã cân cẩn thận trọng lượng của cái thùng, trọng lượng của cây liễu và trọng lượng của đất. Cây liễu mọc rễ nảy mầm rất nhanh. Trong quá trình trồng, ngoài việc tưới nước ra, Haymonto không bón thêm một tí phân nào cả. Sau năm năm, ông thu được một kết quả đáng ngạc nhiên, trọng lượng của cây liễu so với ban đầu tăng lên 30 lần mà toàn bộ đất chỉ tổn thất có 2 lạng.

Vật chất tăng thêm của cây liễu từ đâu mà ra? Có người nói từ nước mà ra, nhưng kết quả phân tích hóa học cho biết, chiếm một nửa câu liễu là nguyên tố cacbon, nhưng các phân tử nước là do nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro cấu thành, căn bản không có cacbon, chỉ có trong không khí xung quanh là có một số vật hóa hợp cacbon - cacbon dioxit.

Thế là ông làm tiếp một thí nghiệm sau: đem cây liễu đặt vào trong phòng nóng đã khử hết cacbon dioxit. Ngay lập tức, cây liễu không phát triển nữa. Nhưng chỉ cần thông gió một chút, để cho không khí thông thường lọt vào, cây liễu lại khôi phục việc sinh trưởng như bình thường.

Sự việc cuối cùng là nước lưu thông đã làm cho cây liễu hấp thu cacbon dioxit từ trong không khí làm nguyên liệu để cấu tạo ra bản thân mình. Không chỉ có cây liễu, tất cả các thực vật khác cũng đều thực hiện như vậy.

0