24/05/2018, 11:03

Ai dễ đột tử do nhồi máu cơ tim?

Rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim Căn bệnh nhồi máu cơ tim dần xuất hiện ngày càng nhiều trong giới trẻ, đặc biệt là những người nghiện thuốc lá, rượu bia, lười vận động, người bị stress kéo dài… Những dấu hiệu “chết người” Ở độ tuổi càng cao càng ...

Rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Căn bệnh nhồi máu cơ tim dần xuất hiện ngày càng nhiều trong giới trẻ, đặc biệt là những người nghiện thuốc lá, rượu bia, lười vận động, người bị stress kéo dài… Những dấu hiệu “chết người”Ở độ tuổi càng cao càng thì nguy cơ bị hư hỏng và thu hẹp động mạch càng lớn. Đàn ông tuổi cao đều không tránh khỏi nguy cơ bệnh mạch vành. Với phụ nữ, nguy tăng lên sau khi mãn kinh. Có thể điểm mặt những nguy cơ chính gây bệnh động mạch vành như: thừa cân, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐMV sớm (nam giới dưới 55 tuổi, nữ giới dưới 65 tuổi), rối loạn lipid máu, đái tháo đường và tăng huyết áp.

Tuy nhiên, với lối sống hiện nay, căn bệnh này đang “tấn công” vào những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người có lối sống thiếu lành mạnh như: hút nhiều thuốc lá, rượu bia; không chịu vận động, nhất là dân văn phòng; những người bị stress kéo dài… Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ, hàng năm cả nước có hàng triệu người bị bệnh mạch vành. Trong đó khoảng 10% trong số bệnh nhân tử vong do nhồi máu cơ tim. Căn bệnh này làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện để điều trị kịp thời. Khi một cơn đau bất chợt khiến bạn cảm thấy tức ngực như có ai đó đứng trên ngực - bạn chớ chủ quan bởi những đau đớn, gọi là đau thắt ngực thường được kích hoạt bởi căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc. Những cơn đau này là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhồi máu cơ tim. Thay đổi để phòng ngừa Theo tư vấn GS TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, có thể phòng ngừa sự phát triển bệnh động mạch vành hoặc làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp ở các bệnh nhân bằng cách làm thay đổi các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Trước tiên, có thể kể đến việc kiên trì tập thể dục hàng ngày, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc kiểm soát trọng lượng cơ thể cũng là một lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày. Chỉ số khối lượng cơ thể trung bình là 18,5 - 22,9 kg/m2. Nếu vòng bụng trên 90cm ở nam giới và trên 80cm ở nữ giới có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và cần phải giảm cân. Việc bỏ hút thuốc lá là lời khuyên đầu tiên được các bác sỹ dành cho bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao. Bởi hút thuốc lá làm giảm nồng độ ôxy trong máu, làm tổn thương và suy yếu thành động mạch. Ngay khi bệnh nhân ngừng hút thuốc, nguy cơ tái phát bệnh bắt đầu giảm xuống. Việc kiểm soát các bệnh có liên quan cũng có góp phần quan trọng trong quá trình điều trị như huyết áp, đường huyết… Theo lời khuyên của bác sĩ, cần kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg (dưới 130/80mmHg ở bệnh nhân tiểu đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống (giảm cân, thay đổi chế độ ăn, tăng hoạt động thể lực và ăn nhạt) nên thực hiện cho tất cả các bệnh nhân có huyết áp lớn hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Kiểm soát chặt đường huyết bằng insulin hay thuốc hạ đường huyết uống và chế độ ăn để đạt chuẩn quy định. Đặc biệt, cần kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn cũng mang lại hiệu quả tích cực với rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh về động mạch vành.

0