09/06/2018, 18:06

Vì sao con đê thường thiết kế trên hẹp dưới rộng? - Câu hỏi hay

Tất cả con đê đều được đắp kiểu dốc thoai thoải, chứ không thẳng đứng, vì sao thế? (Hiền) Ảnh: Wikipedia Độc giả đặt câu hỏi tại đây ...

Tất cả con đê đều được đắp kiểu dốc thoai thoải, chứ không thẳng đứng, vì sao thế? (Hiền)

Ảnh: Wikipedia

Ảnh: Wikipedia

Độc giả đặt câu hỏi tại đây

1. Đê thương làm bằng đất, vài nơi trọng yếu sẽ có đá kè. Nếu thẳng đứng thì đất dễ bị lở do không có gì che chắn, sóng đánh vào dễ làm rỗng phần chân sẽ gây sụt cả mảng đê.
2. Tác dụng chắn nước của đê thì đứng hay nghiêng cũng như nhau. Mặt đê nghiêng nên có thể trồng các loại cây trồng hộ đê như tre. giúp cỏ mọc làm đất không bị trôi xuống sông.
3. Triền đê nghiêng cũng tiết kiệm công sức, vật liệu và thời gian đắp đê. Nếu thẳng đứng thì ko để đắp đất đc mà phải xây kè đá hoặc bê tông. Cũng dễ quan sát các điểm bị sói mòn, bị mối ăn, bị sự cố. Dễ di chuyến sửa chữa khi sự cố xảy ra.
4. Triền đê nghiêng cũng giúp cho các đôi trái gái ra tâm sự có thể nằm, ngồi ngắm sao, chẳng may có lăn xuống sông thì bò lên được. Nếu thắng đứng rơi xuống bò làm sao lên//// - (( ͡° ͜ʖ ͡°) Thanh Y)

Có trái núi quả đồi nào trên dưới bằng nhau không? - (Tran Thien Hoang)

Thiết kế dốc để sóng nước đánh trượt lên giảm lực tác động trực diện lên đê gây vỡ. - (BLV)

Con đê có tiết diện cắt ngang hình thang lộn ngược, đáy to , đỉnh nhỏ là để chống sập vi cấu trúc hinh kim tự tháp có đỉnh bằng là cấu trúc vững chắc nhất (Kim tự tháp là thí dụ). Ngoài ra chân đê hình thoai thoãi nên không bị sóng bào mòn do triệt tiêu lực của nước khi sóng đánh vào. - (Dung Le Ngoc)

Dốc thoai thoải thì chân nó mới chắc , thẳng đứng khi nước lên sóng vỗ dễ thành hàm ếch và sập là chuyện sớm chiều thôi - (Trinh Luong)

Cảm quan thì thấy dốc ngang có nhiều lợi ích hơn rồi. Có té cũng đỡ hơn dốc đứng vì chênh lệch độ cao hơn. Về kỹ thuật và kinh dốc nghiêng sẽ tốn ít chi phí hơn nếu làm dốc đứng phải bằng bê tông kiên cố như mấy cầu trong đô thị.... - (Nguyễn Quang Thượng)

1. Áp lực nước phía dưới mạnh hơn.
2. Dễ đắp lên cao với kỹ thuật thời xưa.
Nhưng nói rằng tất cả con đê đều thoai thoải thì không đúng đâu. Tìm thông tin với từ khoá floodwall (thay vì levee hay dyke) sẽ ra cả đống đê điều thẳng đứng luôn. Ví dụ đê chắn lũ ở Pennsylvania hay Czech. Kỹ thuật bây giờ xây tường nhanh và tiết kiệm vật liệu hơn. - (Tâm)

Giảm tác động của nuớc. Khi nước dâng sẽ không làm sạc lỡ. - (Hong Duc)

Thấy bọn trẻ chơi đắp bờ đất sình cũng đắp thành hình thang vậy " trên hẹp dưới rộng "....??? - (quocdong.)

Bạn học xây dựng sẽ hiểu , giờ thì có thể tra google. - (Tai Anh Phung)

Thẳng đứng để đất ở trên bị sụp xuống hả bạn ? - (Heroxy)

Đê là để ngăn NƯỚC . Nếu Tại bề mặt áp lực của nước là 1kg/cm2 thì ở độ sâu 10m nó sẽ là 10kg/cm2.Và cú tiếp tục mỗi khi xuống sâu 10m áp suất của nước lại tăng lên 10kg/m2. Vậy nên càng ở đáy chân đê càng phải rộng ! - (thangbd50)

Đê có thân rộng, mặt nhỏ: 1-Cấu trúc đó tạo sự vững trãi của chính nó. Chân đế rộng ở dưới luôn chịu lực (sức nặng của chính con đê) lớn hơn. 2- càng ở dưới sâu áp lục nước càng lớn nên chân đê chịu áp lực nước nhiều hơn. - (Lamnh)

Vì nếu thiết kế thẳng đứng chẳng con đê nào chịu đc áp lực nước khi lũ về - (phúc)

Mái đất giữ được ổn định khi góc nghiêng nhỏ hơn góc nghỉ của đất (thiên về an toàn nên bỏ qua lực dính trong đất). Vì vậy mái đê phải đắp thoải, góc nghiêng nhỏ hơn góc nghỉ khi ướt của đất đắp đê. - (Anh Duc)

Áp suất phụ thuộc vào áp lực và diện tích mặt bị ép.nếu cùng 1 áp lực do thân đê và nước gây ra thì chân đê diện tích càng lớn thì áp suất tác động lên mặt và thân đê càng nhỏ.do vậy đê sẽ chịu đc áp lực tốt.kiến thức vật lý lớp 7 nhé - (Trần Thành)

Mới đầu bên dưới đắp to. Sau lên trên hết đất bớt đi đắp nhỏ lại. Do tính toán không kỹ. Giống y trang kim tự tháp vậy lên tới trên còn mỗi cái chóp. - (Bùi Đức Tài)

Thứ nhất do mái nghiêng ổn định của đất. Thứ 2 càng xuống sâu, áp lực lên đê càng lớn do đó cần bề rộng lớn hơn phía trên. - (Gia gan)

Khi thẳng đứng thì lực nước tác động vào đê sẽ vuông góc tạo ra áp lực lớn và khiến đê dễ bị sói mòn. Còn thiết kê thoải sẽ thay đổi được phương của lực từ vuông góc thành chéo, giúp giảm bớt lực và chống bị các đợt sóg bào mòn - (Hải Lục)

Thiết kế này giảm xói mòn chân đê, giúp bờ đê đứng vững. Ngoài ra bờ đê thường kế hợp làm đường đi thì thiết kế hình thang cũng làm tăng sự vững chắc thân đê. - (Phuong Huynh)

Nếu bạn không đắp thoải như thế. Sau vài trận mưa nó sẽ tự thoải ra như vậy thôi. - (Canh Nguyen)

Để giảm trở lực của dòng nước khi sóng vỗ vào bờ, làm tăng tuổi thọ của đê - (Bacdhb)

Để chống bào mòn bạn ạ. Có nước là có sóng. Sóng đánh vào bề mặt vuông góc với mặt nước thì sẽ dễ bị sói mòn, tạo hàm ếch chân đế dẫn đến sụt, thậm chí vỡ đê. Hẹp trên rộng dưới sẽ tạo độ thoải, tạo thành một góc tù giữa mặt nước với thân đê. Mục đích là để triệt tiêu tác hại của sóng. - (Quang Nguyen huu)

để hạn chế lở đất, học vật lý thpt là hiểu - (Hoang Nam)

Đê được làm thoải theo theo ý kiến chủ quan của mình có vài mục đích sau: thẩm mỹ, an toàn cho đường dân sinh ở trên và quan trọng nhất là chống sạt lở - (Nguyễn Phan Hùng Thuận)

Theo ý mình là cho dễ thi công và bền chắc hơn (Trọng lượng phần trên đươc đảm bảo an toàn nhờ phần đáy dưới rộng) - (nideccopal)

Vì đây là cấu trúc vững, ít tốn nhân lực và vật lực nhất để tạo ra một con đê. Đường đi chỉ là phần phụ thêm cho sứ mạng chính con đê là ngăn nước. - (Lệ Tà)

Thực ra nó là nguyên lý về cơ học đất và xây dựng liên quan, nếu hiểu thì sẽ có cách giải thích dễ dàng hơn.
Đê tiếp xúc với Sóng và nước..
Đê ngăn nước
Đê là công trình chủ yếu được đắp từ đất.
Theo lý thuyết thì nghiên cứu về sự cân bằng bền, trọng tâm nằm trong chân đế...đê càng cao, sức gắn kết của các loại vật liệu chủ yếu theo trọng lực, nên vấn đề góc ma sát (sự trượt của các lớp đất với nhau ...do trọng lực và liên kết bằng kết dính thông thường khi khô và khi bão hòa nước) làm sao ổn định...
Sóng đánh bờ đê liên quan tới năng lượng phá vỡ kết cấu, nếu có góc nghiêng với đường áp lực thì khả năng tiêu năng tốt hơn, chịu được sóng và sức công phá tốt hơn, nhất là sóng biển ....nếu có góc trượt thì năng lượng sẽ phân tán lên toàn bề mặt rộng và bị tiêu hủy khi vỗ vào bờ....
Chính vì vậy mà các lớp kè chắn sóng biển ít khi làm thẳng đứng vì như vậy thì như bài hát, sóng đánh mãi thì đá núi cũng mòn.
Còn về cơ bản, là nó phá hỏng liên kết của đất với nhau kéo theo vật liệu trôi theo sóng.
Còn ngoài ra người ta còn làm lớp bê tông phủ bề mặt của đê thoải nhiều lỗ để làm cho năng lượng sóng bị tiêu đi.
Đê trở nên vững vàng hơn....cang ngày càng thêm vững. - (Tongbui Son)

Thứ nhất vì kết cấu chân to ngọn bé là kết cấu vững chắc nhất, thứ 2 con đê không phải chỉ để chắn sóng mà nó còn kiêm cả đường giao thông nữa, đê thoai thoải sẽ thuận tiện cho việc đi từ dưới chân lên đỉnh mặt đê, và khi lưu thông trên mặt đê nếu chẳng may xe mất lái thì cũng đỡ nguy hiểm hơn nhiều so với đê thẳng đứng - (Vô danh)

Thứ1: Đê móng rộng, thành hẹp thì dễ đắp và kết cấu của đê vững chắc, ví như bạn đứng khép 2 chân vào nhau thì người khác xô dễ ngã hơn là bạn dang rộng chân ra theo chiều xô. Chân bạn dang càng rộng càng khó ngã.

Thứ2: Ngoài lực tự thân của đê thì đê còn chịu tác động của sóng nước( nước). Lực sinh ra khi sóng nước khi đập vào đê theo chiều vuông góc( đê thẳng đứng) sẽ lớn hơn rất nhiều so với khi sóng nước gặp mặt nghiêng( đê thoải) nên đê có mặt thẳng đứng dễ bị vỡ khi sóng nước hàng ngày, hàng giờ tác động vào hơn là đê có mặt nghiêng ( dưới to trên bé).
Thứ 3: Đê dưới to trên bé con người dễ tiếp cận mặt nước hơn - (chung.hoang35)

Mùa lũ năm ngoái hàng loạt nhà dân ở miền Tây bị sạt lở đất vì đê thẳng đứng. - (Thành Nguyễn)

Bạn thấy ai đổ được một đống đất mà chân không rộng hơn đỉnh chưa? - (dao van)

Bạn đứng chụm chân và đứng dạng hai chân ra cho người khác đẩy thì bạn sẽ hiểu ngay thôi. - (hoanggia.rfc)

Để chịu tải thôi nhé bạn. - (Tùng Lê)

Chống sạt lở. - (Phuong Phuong)

Thứ 1:hạn chế sạt lở
Thứ 2: lỡ có lạc tay lái thì trôi từ từ xuống chứ ko đâm cái ầm nát xe. - (Camdod1)

Tránh bị sạt lở thôi. - (thi ngoc linh ly)

Vì nó đắp bằng đất,nếu đắp thẳng đứng thì cũng lở hết thôi. Hơn nữa, nếu mà có lũ, nước nó xói vào chân thì phần chân cũng là phần to nhất nên sẽ an toàn hơn. - (MT1612)

Vững như kiềng 3 chân, câu hỏi này học đến lớp 8 là biết rồi - (Thành Lê)

Bác hỏi thật hay đùa đấy? Hệ số dốc theo tiêu chuẩn thiết kế, tính chất cơ lý của đất đắp, biện pháp gia cố mặt đê,..... - (Lương Tiến Lành)

Đơn giản là vì người ta không thể đắp đê mà ở dưới hẹp, trên rộng. - (Ngô Hiếu)

Trên hẹp dưới rộng mình nghĩ là để vững chắc hơn và điều quan trọng hơn nữa là giảm lực của sóng khi vỗ vào đê. - (Lee Tú)

Để giảm lực sóng đánh vào bờ đê - (Tuan Hoang)

Bờ đê là để ngăn nước nên phải chịu lực tác động rất lớn mỗi khi nước dâng lên . Tức nước sẽ vỡ bờ đê,,, Cấu tạo theo hình tam giác có mặt đáy lớn và đỉnh nhọn là cấu tạo chịu lực tốt nhất trong ứng dụng này. - (Trương Anh Tuấn)

Vì áp lực nước không đồng đều từ trên xuống, nghĩa là càng xuống sâu thì áp lực càng cao cho nên họ làm dưới đáy dầy hơn là vậy. Good question. - (CoastGuardUSA)

Hiền thân mến!
Con đê có thiết kế trên hẹp dưới rộng, dốc thoai thoải là để được ổn định lâu dài. Nếu cùng một bề rộng mặt phía trên, mà phía dưới càng rộng (nghĩa là dốc càng thoai thoải) thì độ ổn định của con đê đó càng lớn. Để trực quan và dễ hiểu nhất, bạn cứ tưởng tượng một người to lớn phía dưới cõng trên vai một đứa bé nhẹ cân thì sẽ đi được xa hơn là cõng một anh bạn khác lớn và nặng ký hơn, vậy thôi bạn nhé. Tất nhiên có cách giải thích chuyên ngành bên thủy lợi. Nhưng có lẽ bạn không rành về thủy lợi nên mới hỏi như thế, nên mình không giải thích theo kiểu đó.
Trân trọng! - (Nguyễn Quốc Khải)

Giảm tai nạn chết người khi trượt khỏi mặt đê .... - (Vô Vi)

để dễ đi xuống lấy nước - (minhtam.idesign)

Khi bạn đứng yên, dạng chân ra thì sẽ đứng vững hơn là đứng chụm chân vào. - (QMinh)

Các bạn toàn tập trung vào chuyện "sóng đánh xô bờ", sao không nghĩ khi lỡ té xuống nước thì lên bằng cách nào? Độ dóc nghiêng và rộng vậy để bạn dễ leo lên bờ, khi lỡ chân té xuống sông nước. - (NTD83)

1-Phần dưới chịu nhiều lực nhất (to hơn)
2-Để tiết kiệm vật liệu. - (Phi Hùng Nguyễn)

Mình nghĩ có 2 lý do:
1. Tránh sạt lở
2. Tránh nguy hiểm cho người và động vật đi trên đê.
Nên các con đê thẳng đứng thường làm bằng bê tông và có lan can bảo vệ. - (abc123)

Sợ mưa. Nước lên thì đỡ bị ngập và thoát nước xuống tốt - (Hoàng Khánh•• •• (God Fallen))

Tại sao người ta lại không làm cái kiềng 2 chân bạn biết chứ ? - (Alibaba)

Khi đắp đê đứng dể bị sạt hơn thường là đê lớn nên không kè bê tông được mà kè bằng đất nếu muốn làm đứng cũng không làm được. - (Thanh Tòng)

Bạn đứng trước gió khi choãi chân thì có dễ ngã hơn đứng chụm chân không. - (HNHN)

 Bất cứ con đường nào cũng vậy cả thôi. Ngọn núi cũng thế. Quy luật tự nhiên mà. Đắp lên cao nó trôi xuống dưới. - (nhatnguyen)

Bạn thử làm con đê trên rộng dưới hẹp xem nào :) - (Châu)

0