09/06/2018, 18:06

Tại sao thanh ray đường sắt hình chữ I? - Câu hỏi hay

Từ rất lâu, con người đã thiết kế các thanh ray đường sắt có hình chữ I, vì sao thế? (Tây) Thanh ray đường sắt hình chữ I. Độc giả đặt câu hỏi tại đây ...

Từ rất lâu, con người đã thiết kế các thanh ray đường sắt có hình chữ I, vì sao thế? (Tây)

Thanh ray đường sắt hình chữ I.

Thanh ray đường sắt hình chữ I.

Độc giả đặt câu hỏi tại đây

Thanh ray đường sắt được dùng phổ biến trên khắp thế giới có hình dạng chữ T ngược chứ không phải chữ I. Chữ T (có gạch chân ngắn hơn gạch trên đầu) được đặt ngược đầu xuống dưới, phần phẳng bẹt của đầu dài hơn là để tăng diện tích trọng tâm tiếp xúc với thanh tà vẹt làm cho thanh đường ray vững chãi hơn. Còn gạch ngang dưới của chữ T ngắn hơn được đặt ngược là để tiết diện bánh xe lửa tiếp xúc lên trên. Vành lớn của bánh xe ôm mép trong của thanh ray để điều hướng và tránh cho bánh xe trượt ra khòi đường ray.

Có nhiều hình dạng thanh ray đường sắt chứ không chỉ chữ T, ví dụ: chữ I, chữ U ngược, dấu ngã.v.v. tùy theo công dụng và tùy theo tập quán của mỗi quốc gia, nhưng chữ T là phổ biến nhất hiện nay. - (Trương Mỹ Vân)

Lý do như sau:
1. Độ cứng chống uốn ( theo 2 phương) lớn, giúp thanh I ít bị cong vênh.
2. Tiết diện chử I thuận tiện cho việc liên kết ray với các thanh ngang và mặt đất.
3. Tiết diện I tiết kiệm vật liệu hơn tiết diện chử nhât, giúp ray vừa cứng, vừa nhẹ. - (engineering.acecdc)

Vì nếu làm hình chữ Ư thì khó làm cái dấu móc quá nên ngta làm chữ I - (Vương Nhân Đại Đế)

Là bởi vì nếu làm theo hình chữ O thì tàu không chạy được :))) - (Phan Hùng)

Hình chữ I nó Ít tiền chứ chữ t nó Tốn tiền lắm bạn. - (Quoc Khanh)

thích chữ I thì làm thôi - (Wins Nguyen)

Bạn có thể tượng ra hình chữ I có cánh, chữ H, chữ L... chịu tải tốt hơn chữ I không có cánh, tất nhiên khó mà biết chữ nào tốt nhất, do đó môn học Sức bền vật liệu có các công thức tính toán được tiết diện nào cần ít vật liệu nhất mà chịu tải tốt nhất và dầm chữ I có cánh được chọn. - (Thanh)

chịu lực cao tiết kiệm vật liệu - (Dũng Masculine)

Ray tàu chịu uốn là chính. Khí uốn thì tâm thanh chịu ít biến dạng . Nên làm hình chữ I hay T để tiết kiệm vật liệu mà vẫn đảm bảo khả năng chịu uốn của thanh ray - (P.V.C)

Làm hình vuông hay chữ nhật cũng dc nhưng tốn thêm vật liệu ở phần giữa không có tác dụng chịu lực,nên họ bỏ đi cho đỡ tốn vật liệu - (Lê Thanh Tùng)

Nó đảm bảo hai yêu cầu chủ yếu và quan trọng, một là vững trãi nhất, hai là tiết kiệm nguyên liệu nhất. - (anh huy)

Ray đường sắt cần nâng cao cách mặt đường cho bánh tàu chạy. Dùng chữ ray chữ I vừa đảm bảo độ cao, sức chịu lực, tiết kiệm vật liệu. Bạn thử dùng cái thước dựng đứng nó lên là biết hình chữ I chịu lực tốt như thế nào. Thân! - (Linh Văn Hùng)

Vì đây là thiết kế tối giản nhất và hiệu quả mang lại vẫn là cao nhất. - (Thiên Lệ)

Vì chữ I viết ít tốn mực nhất trong các chữ - (Phạm Kiên)

Có lẽ nên chuyển qua chữ a hay chữ b cho hợp với thứ tự bảng chữ cái - (Hoàng Bách)

Thanh ray có hình chữ T ngược chứ không phải chữ I, mặt dưới (gạch to hơn của chữ T) to hơn để dễ đóng các chốt vào các thanh ngang (tà vet) hơn và giảm áp lực nén xuống hơn phía trên . Mặt trên của thanh ray không phải vuông thành sắc cạnh 90 độ mà bo tròn mép, cả 2 bên để khi cần xoay chiều thanh ray từ trong ra ngoài và ngược lại vẫn sử dụng được, nâng gấp đôi thời gian sử dụng của thanh ra. Mép bo này ứng với mép bo của bánh xe lửa đè vào bên trong thanh ray. Mép bo của ray và bánh xe giúp giảm ma sát, mài mòn, và giúp ổn định khi tàu lắc lư và nhất là khi tàu chạy vào những khúc đường cong. - (Nam lùn)

Có người quen, bạn bè học cơ khí thì hỏi họ ấy. - (Orion)

0